intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Du, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Du, Tiên Phước” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Du, Tiên Phước

  1. Trường TH&THCS KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 Nguyễn Du MÔN: CÔNG DÂN - Lớp: 8 Họ và tên:…. ……………………...... .. Lớp: 8 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐIỂM: NHẬN XÉT CỦA THẦY CÔ ĐỀ BÀI VÀ PHẦN LÀM BÀI A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái (A hoặc B, C, D) đứng đầu ý trả lời đúng trong các câu sau. Câu 1. Hành vi nào sau đây là bạo lực gia đình? A. Ngược đãi, xúc phạm bố mẹ. B. Chăm sóc gia đình, yêu thương con cái. C. Kính trọng bố mẹ khi về già. D. Luôn quan tâm các thành viên trong gia đình. Câu 2. Mỗi khi say rượu, ông H thường về nhà la hét ầm ĩ và đánh đập, chửi mắng, lăng mạ vợ con. Theo em, ông H đã có hành vi bạo lực gia đình trên những phương diện nào? A. Tình dục và kinh tế. B. Thể chất và kinh tế. C. Kinh tế và tinh thần. D. Thể chất và tinh thần. Câu 3. Đâu là tác hại nặng nề nhất của bạo lực gia đình đối với trẻ em? A. Để lại di chứng nặng nề về thể chất, tinh thần. B. Làm cho trẻ em bị trầm cảm. C. Sa suốt kết quả học tập. D. Chỉ gây hậu quả thương tật về mặt thể xác. Câu 4. Khi có dấu hiệu mình sắp bị bạo lực gia đình, trẻ em không nên làm điều nào dưới đây? A. Chạy sang nhà hàng xóm nhờ giúp đỡ. B. Gọi điện thoại cho công an (số 113). C. Để mặc cho người thân đánh đập mình. D. Hô hoán lớn để ngưới khác cứu giúp. Câu 5. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề bạo lực gia đình? A. Bạo lực gia đình chỉ gây nên đau đớn về thể xác cho nạn nhân. B. Người có hành vi bạo lực gia đình không vi phạm về pháp luật. C. Bạo lực gia đình đã và đang gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. D. Chống bạo lực gia đình là trách nhiệm riêng của lực lượng công an. Câu 6. Để phòng tránh bạo lực gia đình, chúng ta nên thực hiện hành động nào sau đây? A. Tôn trọng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia đình. B. Dùng lời nói và thái độ tiêu cực để tỏ thái độ thách thức. C. Nhờ người khác can thiệp bằng các biện pháp tiêu cực. D. Tỏ thái độ tiêu cực, ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực. Câu 7. Cách thực hiện kế hoạch chi tiêu nào dưới đây chưa hợp lí? A. Lập danh sách các mục cần chi trong tháng. B. Dù dịch bệnh vẫn chi tiêu như trước kia. C. Điều chỉnh kế hoạch chi tiêu theo nguồn thu. D. Tiết kiệm để thực hiện kế hoạch dài hạn. Câu 8. Khi quyết định mua sắm, chúng ta cần làm gì? A.Tìm mua thứ đắt nhất để có hàng chất lượng tốt nhất. B. Mua theo ý thích, không cần tìm hiểu C. Tham khảo giá và chất lượng của những mặc hàng muốn mua ở vài chỗ khác nhau. D. Tìm cửa hàng bán rẻ nhất để mua không quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Câu 9. Câu tục ngữ và thành ngữ nào dưới đây có nội dung thể hiện sự chi tiêu hợp lý? A. Vung tay quá trán. B. Cơm thừa gạo thiếu. Trang 1/2
  2. C. Liệu cơm gắp mắm. D. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ. Câu 10. Lập kế hoạch chi tiêu hợp lý giúp con người A. dễ dàng quản lý tiền bạc và kiểm soát chi tiêu. B. không chủ động được biến cố xảy ra trong cuộc sống. C. khó khăn thực hiện mục tiêu tài chính. D. lo sợ vì mọi thứ ngoài tầm kiểm soát Câu 11. Đâu là một cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí? A. Vay thêm tiền để thay điện thoại đời mới. B. Thích cái gì là phải mua bằng được. C. Không có nhu cầu vẫn mua hàng giảm giá D. Lên danh sách trước khi mua sắm. Câu 12. Để lập kế hoạch chi tiêu, chúng ta cần thực hiện bao nhiêu bước A. 4 bước. B. 5 bước C. 6 bước D. 7 bước. Câu 13. Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây? A. Cân bằng được tài chính. B. Thực hiện được tiết kiệm C. Chi tiêu những khoản không cần thiết. D. Tạo dựng cuộc sống ổn định ấm no. Câu 14. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu? A. Chỉ những người chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu. B. Những người giàu có, dư dả thì không cần lập kế hoạch chi tiêu. C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta cân bằng được tài chính. D. Học sinh nên tập trung học tập, không nên bận tâm đến tiền bạc. Câu 15. Cơ quan, tổ chức nào được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí.? A. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. B. Cá nhân. C. Công ty tư nhân. D. Tổ chức phản động. Câu 16. Hành động nào dưới đây không ảnh hưởng đến việc phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? A. Cô H sử dụng hóa chất để bảo quản hoa quả. B. Các chú bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn. C. Bạn N tự chế súng để chơi. D. Bác Q dùng mìn để đánh bắt cá. Câu 17. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ? A. Thiết bị điện bị quá tải. B. Bảo quản thực phẩm sai cách. C. Nắng nóng kéo dài. D. Rò rỉ khí ga. Câu 18. Khi phát hiện một nhóm thanh niên bán pháo nổ trong trường học của mình em sẽ làm gì? A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để cùng cô tìm cách xử lí. B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình. C. Mời bạn bè cùng tham gia mua pháo. D. Đi theo nhóm thanh niên đó để buôn pháo. Câu 19. Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong Luật Hóa chất năm 2007? A. Sản xuất, kinh doanh, vận chuyển các hóa chất thuộc danh mục được phép. B. Sản xuất thuốc bằng các hóa chất đủ tiêu chuẩn, đúng hàm lượng cho phép. C. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép, đảm bảo tiêu chuẩn. D. Sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật, xâm hại sức khỏe con người. Câu 20. Hành vi của nhân vật nào dưới đây có thể gây ra tai nạn về cháy, nổ? A. Ông B tố cáo hành vi tàng trữ thuốc pháo, thuốc nổ của anh V. B. Anh T báo công an khi phát hiện vật thể lạ giống quả lựu đạn. C. Chị X gọi lực lượng cứu hỏa khi phát hiện đám cháy. D. Anh K mở bật lửa để kiểm tra bình xăng xe máy. B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) 1.1. Bạo lực gia đình thường thể hiện dưới những hình thức phổ biến nào? 2
  3. 1.2. Trước khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta cần phải làm gì để phòng, tránh bạo lực gia đình? Câu 2. (3,0 điểm) 2.1. Để phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi nào? 2.2. Tình huống: Cuối tuần Đoàn thanh niên xã tổ chức hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy chữa cháy cho học sinh. Bạn A xin phép ba mẹ được tham gia, tuy nhiên ba mẹ bạn cho rằng đó không phải là hoạt động học tập nên không đồng ý. Ý kiến của ba mẹ A đúng hay sai? Vì sao? Nếu là bạn A, em sẽ thuyết phục ba mẹ như thế nào? -Hết- Trang 3/2
  4. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2