Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Phú Ninh
lượt xem 2
download
Cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Phú Ninh” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Phú Ninh
- TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ BÀI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC KỲ II I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1.Về mục tiêu: - Nhằm kiểm tra kiến thức HS đạt được trong các bài ở nửa đầu học kỳ II lớp 8; học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình - Giúp GV nắm được tình hình học tập của lớp mình, trên cơ sở đó đánh giá đúng quá trình dạy học, từ đó có kế hoạch điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. - Vận dụng được các kiến thức đã học vào trong cuộc sống.Từ đó rút ra được bài học cho bản thân. - Rèn luyện được kĩ năng khi xem xét, đánh giá được các hành vi và chuẩn mực đạo đức của bản thân, của người khác, - HS có thái độ học tập đúng và điều chỉnh qúa trình học tập của mình. 2. Năng lực cần hướng tới : - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học để bổ sung kịp thời các kiến thức cơ bản phục vụ việc kiểm tra đánh giá. Biết lập kế hoạch tự học tự tìm kiếm kiến thức trong sách vở, thông qua sách báo và các nguồn tư liệu khác nhau để hoàn thành kế hoạch học tập và đạt kết quả cao nhất trong bài kiểm tra + Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc chủ động xây dựng những kế hoạch ôn tập hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. - Năng lực đặc thù: Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những giá trị truyền thống tốt đẹp của đất nước, tích cực chủ động hội nhập vào nền văn hóa thế giới, rèn luyện kỹ năng lao động cần cù, sáng tạo cho bản thân. Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân lập và nâng cao nhận thức của bản thân về việc tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc. Tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các dân tộc trên thế giới 3. Phẩm chất: Thông qua việc giảng dạy sẽ góp phần hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất như: Trung thực: Thực hiện tốt nhiệm vụ học tập hoàn thành có chất lượng bài kiểm tra giữa kỳ để đạt kết cao Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân, tích cực, chủ động để hoàn thành được nhiệm vụ học tập của bản thân. Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập, rèn luyện, tích cực áp dụng những kiến thức đã học vào đời sống. Tích cực ôn tập và củng cố kiến thức để đạt kết quả cao trong bài kiểm tra. II. PHẠM VI KIẾN THỨC CẦN KIỂM TRA
- Kiểm tra các đơn vị kiến thức đã học trong học kỳ 2 gồm các bài và chủ đề sau Bài 7: Phòng chống bạo lực gia đình Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu 9. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại 10. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân III. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Kiểm tra tập trung tại lớp - Kiểm tra theo hình thức kết hợp trắc nghiệm trắc nghiệm 50% tự luận 50% - Kiểm tra theo ma trận và đặc tả - Số lượng đề kiểm tra: 2 đề ( đề A và đề B) IV.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Mức độ nhận thức Tổng % Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TT Tổng kiến thức CH Điểm CH Điểm CH Điểm CH Điểm CH Điểm điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Bài 7: Phòng 0,6 0,3 1 chống bạo lực 2 6 1 3 1 2 0 3 1 1 2 3,0 gia đình Bài 8: Lập kế 0,3 0,3 0,6 2 1 3 1 1 3 2 0 2 6 0,66 hoạch chi tiêu 9. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, 1,3 0,3 1,6 3 nổ và các chất độc 4 3 1 3 1 1 5 1 6 2 3,66 hại 10. Quyền và 1,3 0,3 1,6 4 nghĩa vụ lao 4 3 1 3 5 1 6 1 2,66 động của công dân 3,6 1,3 Tổng 11 0 6 0 4 1 3 2 1 2 0 1 0 1 15 3 5 5 10 Tỷ lệ % 30 30 30 10 18 10 V.BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II
- Các mức độ nhận thức Thông Vận dụng TT Nội dung Mức độ đánh giá Nhận biết Vận dụng hiểu cao TN TL TN TL TN TL TN TL Nhận biết: - Kể được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến. Bài 7. - Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, Phòng chống bạo lực gia đình. chống bạo Thông hiểu: 1 lực gia - Phân tích được tác hại của hành vi bạo lực gia đình 3 0 1 0 1 0 0 đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội. - Trình bày được cách phòng, chống bạo lực gia đình. Vận dụng: Phê phán các hành vi bạo lực gia đình trong gia đình và cộng đồng. Nhận biết: Nêu được sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu. Bài 8. Lập Thông hiểu: kế hoạch Trình bày được cách lập kế hoạch chi tiêu. 2 chi tiêu Vận dụng: 3 0 1 0 0 1 - Lập được kế hoạch chi tiêu. - Giúp đỡ bạn bè, người thân lập kế hoạch chi tiêu hợp lí. Vận dụng cao: Thực hiện được kế hoạch chi tiêu hợp lí của bản thân. 3 Nhận biết: 3 1 1 9. Phòng - Kể được tên một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc ngừa tai hại. nạn vũ - Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa khí, cháy, tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. - Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng nổ và các ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Thông chất độc hiểu: hại - Nhận diện được một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại.
- - Đánh giá được hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại. Vận dụng: - Nhắc nhở, tuyên truyền người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. - Xác định được một số cách phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại phù hợp với bản thân. Vận dụng cao: Thực hiện được một số cách phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại phù hợp với bản thân. Nhận biết: - Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân và lao động chưa thành niên. 10. Quyền - Nêu được một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên và tham gia hợp đồng lao động. nghĩa Thông hiểu: vụ lao Phân tích được tầm quan trọng của lao động đối với đời 2 1 1 sống con người. động của Vận dụng: công dân - Lập được hợp đồng lao động có nội dung đơn giản giữa người sử dụng lao động và người lao động. - Tích cực, chủ động tham gia lao động ở gia đình, trường, lớp và cộng đồng phù hợp lứa tuổi. 11 0 4 1 0 1 0 1 VI. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA: MÃ ĐỀ A I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Hành vi ngược đãi, đánh đập các thành viên khác trong gia đình làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ là hình thức bạo lực gia đình về A. tinh thần. B. thể chất. C. kinh tế. D. tình dục. Câu 2: Bạo lực gia đình là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến phá vỡ
- A. các quan hệ xã hội. B. hạnh phúc gia đình. C. khủng hoảng kinh tế. D. quan hệ đồng nghiệp. Nhân tố nào dưới đây có vai trò quyết định đến sự tồn tại, phát triển của cá nhân, đất nước và nhân loại? A. Gia đình. B. Lao động. C. Của cải. D. Tiền bạc. Câu 3: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công dân có nghĩa vụ A. lựa chọn nghề nghiệp đúng với sở thích, nguyện vọng của bản thân. B. lao động để nuôi sống bản thân, gia đình, góp phần phát triển đất nước. C. tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc đúng với nguyện vọng của bản thân. D. học tập, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ đúng với nhu cầu của bản thân. Câu 4: Bản danh sách mà trong đó liệt kê các khoản tiền được phân chia để sử dụng cho những mục đích cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là A. kế hoạch chi tiêu. B. kế hoạch rèn luyện. C. kế hoạch hội thảo. D. kế hoạch học tập. Câu 5: Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy là A. ngày 4 tháng 10 . B. ngày 14 tháng 10. C. ngày 14 tháng 4 . D. ngày 10 tháng 4 Câu 6. Hành vi làm tổn thương tới danh dự của các thành viên trong gia đình là một trong những hình thức bạo lực gia đình về A. tinh thần. B. thể chất. C. tình dục. D. kinh tế. Câu 7. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
- A. Lao động là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nhân loại. B. Lao động chỉ tạo ra những giá trị vật chất cho đời sống con người. C. Chỉ người nghèo mới cần lao động, người giàu không cần lao động. D. Lao động chỉ tạo ra những giá trị tinh thần cho đời sống con người. Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc lập kế hoạch chi tiêu? A. Giúp mỗi cá nhân có thể định hướng tương lai. B. Giúp mỗi người quản lý tiền một cách hiệu quả. C. Giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. D. Phân bổ tiền phù hợp và đạt được các mục tiêu tài chính. Câu 9. Người sử dụng lao động không có quyền nào dưới đây ? A. Điều hành lao động .3 B. Xử lí vi phạm kỉ luật lao động. C. Tự do sai khiến người lao động làm việc. D. Quản lí, giám sát lao động. Câu 10. Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm trong Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013)? A. Hỗ trợ, giúp đỡ người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. B. Thông báo kịp thời cho lực lượng chức năng khi phát hiện đám cháy. C. Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người. D. Tố giác tội phạm tàng trữ và vận chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ.
- Câu 11. Trong tình huống sau, chủ thể nào đã có ý thức trong việc phòng, chống tai nạn cháy, nổ? Tình huống. Các bạn T, K, V đang chơi đá cầu thì phát hiện khói bốc ra từ một ngôi nhà ở gần đó. Bạn T vội vàng gọi cứu hỏa, hô hoán mọi người xung quanh tới dập lửa; đồng thời nhắc nhở mọi người nhường đường, dọn dẹp chướng ngại vật để xe cứu hoả dễ dàng tiến vào chữa cháy. Trong khi đó, K và V bỏ chạy. Khi đến nơi an toàn, K than vãn với V rằng: “Sao T ngốc thế nhỉ, thấy tình huống nguy hiểm thì mình phải chạy thoát thân trước, khi nào đám cháy lan rộng thì tự khắc mọi người biết và kéo đến dập lửa thôi”. V cũng đồng tình với K và nói thêm “cậu ấy đúng là khôn nhà dại chợ”. A. Hai bạn K và V. B. Bạn K. C. Bạn T. D. Bạn V. Câu 12. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ A. 14 tuổi. B. 16 tuổi. C. 18 tuổi. D. 20 tuổi. Câu 13. Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Bộ luật Lao động năm 2019? A. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. B. Khen thưởng khi người lao động đạt thành tích cao trong công việc. C. Thuê trẻ em 14 tuổi làm công việc phá dỡ các công trình xây dựng. D. Người lao động tự do lựa chọn nghề nghiệp, việc làm, nơi làm việc. Câu 14. Hành vi nào sau đây được phép thực hiện trong hoạt động phòng, chống tai nạn cháy, nổ? A. Chống người thi thành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. B. Mang chất dễ cháy, nổ đến những nơi tập trung đông người. C. Cố ý gây cháy, làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người.
- D. Giúp đỡ, hỗ trợ các hoạt động phòng cháy và chữa cháy. Câu 15. Hành vi của nhân vật nào dưới đây có thể gây ra tai nạn về cháy, nổ? A. Ông B tố cáo hành vi tàng trữ thuốc pháo, thuốc nổ của anh V. B. Anh T báo công an khi phát hiện vật thể lạ giống quả lựu đạn. C. Chị X gọi lực lượng cứu hỏa khi phát hiện đám cháy. D. Anh K mở bật lửa để kiểm tra bình xăng xe máy. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: ( 2 điểm) Em hãy chỉ ra hình thức và tác hại của những hành vi bạo lực với cá nhân, gia đình và xã hội. TT TRƯỜNG HỢP HÌNH THỨC TÁC HẠI 1 Anh C không cho vợ đi làm vì sợ vợ có nhiều bạn. Hằng tháng, anh chỉ cho vợ một khoảng sinh hoạt phí rất ít. 2 Vì không sinh được con trai nên chị T đã bị chồng ép sinh thêm con dù đã đủ 3 con. Câu 2: ( 2 điểm): Hãy nêu cách xử lí của em khi nhìn thấy : a) Các em nhỏ nhặt được đạn, pháo hoặc vật lạ đem ra làm đồ chơi. b) Người tàng trữ, sử dụng súng. c) Người mới phun thuốc trừ sau cho rau đã hái đem bán. d) Người định cưa, đục bom, đạn để lấy thuốc nổ. Câu 3: ( 1 điểm): Theo em, trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng? Vì sao? a) Trẻ em có quyền học tập, vui chơi giải trí và không phải làm gì. b) Con cái có nghĩa vụ giúp đỡ cha mẹ các công việc trong gia đình.
- c) Trẻ em cần lao động kiếm tiền, góp phần nuôi dưỡng gia đình. d) Học nhiều cũng chẳng để làm gì, cứ làm ra nhiều tiền là tốt nhất. MÃ ĐỀ B I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Khi các thành viên trong gia đình có những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của các thành viên khác trong gia đình là biểu hiện của hình thức bạo lực gia đình về A. tinh thần. B. thể chất. C. kinh tế. D. tình dục. Câu 2: Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? A. Lao động là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nhân loại. B. Lao động chỉ tạo ra những giá trị vật chất cho đời sống con người. C. Chỉ người nghèo mới cần lao động, người giàu không cần lao động. D. Lao động chỉ tạo ra những giá trị tinh thần cho đời sống con người. Câu 3: Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? A. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, chất độc hại là trách nhiệm của mọi công dân. B. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm riêng của lực lượng cảnh sát cứu hỏa. C. Tai nạn hóa chất độc hại không để lại hậu quả nghiêm trọng cho con người. D. Chỉ những người thiếu hiểu biết mới gặp phải tai nạn vũ khí, chất độc hại.
- Câu 4: Việc xác định các khoản chi tiêu dựa trên những nguồn lực hiện có để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân, gia đình, là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Kế hoạch chi tiêu. B. Quản lí tiền hiệu quả. C. Kế hoạch tài chính. D. Mục tiêu tài chính. Câu 5: Bạo lực gia đình về mặt tinh thần thể hiện ở hành vi nào dưới đây đối với các thành viên trong gia đình? A. Ngược đãi thân thể. B. Xúc phạm danh dự. C. Chiếm đoạt tài sản. D. Cưỡng ép sinh con. Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ? A. Thiết bị điện bị quá tải. B. Bảo quản thực phẩm sai cách. C. Nắng nóng kéo dài. D. Rò rỉ khí ga. Câu 7. Nhân tố nào dưới đây có vai trò quyết định đến sự tồn tại, phát triển của cá nhân, đất nước và nhân loại? A. Gia đình. B. Lao động. C. Của cải. D. Tiền bạc. Câu 8. Trong tình huống sau, chủ thể nào đã có ý thức trong việc phòng, chống tai nạn chất độc hại? Tình huống. Gia đình ông B mở một nhà hàng kinh doanh đồ ăn. Nhà hàng của ông B rất đông khách, nên ngày nào ông và các thành viên trong gia đình cũng phải dậy từ rất sớm để sơ chế các nguyên liệu. Anh C là hàng xóm của ông B, đồng thời cũng là chủ một tiệm tạp hóa. Thấy ông B và người thân vất vả, anh C bèn mang tới một gói bột nhỏ màu vàng, nói với ông B rằng: “đây là loại hóa chất giúp làm sạch nhanh chóng các loại thực phẩm”; rồi anh khuyên ông B nên sử dụng loại hóa chất này để tiết kiệm thời gian, công sức. Tuy nhiên, ông B không đồng ý, vì cho rằng các hoá chất sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ khách hàng. A. Anh C. B. Ông B. C. Ông B và anh C. D. Không có nhân vật nào. Câu 9. Khi phát hiện vật thể lạ nghi là bom, mìn, chúng ta nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Lại gần, nhặt vật thể lạ lên để kiểm tra xem đó là loại bom, mìn gì.
- B. Huy động thêm nhiều người tới để khiêng vật thể đó về trụ sở công an. C. Tránh xa vật thể lạ, báo cho lực lượng công an và cảnh báo tới mọi người. D. Rời khỏi hiện trường và không cần cảnh báo cho người xung quanh biết. Câu 10. . Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Bộ luật Lao động năm 2019? A. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. B. Khen thưởng khi người lao động đạt thành tích cao trong công việc. C. Thuê trẻ em 14 tuổi làm công việc phá dỡ các công trình xây dựng. D. Người lao động tự do lựa chọn nghề nghiệp, việc làm, nơi làm việc. Câu 11. Theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động có nghĩa vụ nào sau đây? A. Tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động. B. Khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động. C. Tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động. D. Đóng cửa tạm thời nơi làm việc Câu 12. Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây? A. Cân bằng được tài chính. B. Chi tiêu những khoản không cần thiết. C. Thực hiện được tiết kiệm. D. Tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no. Câu 13 Theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động có quyền nào sau đây? A. Thực hiện hợp đồng lao động.
- B. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể. C. Tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động. D. Tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động. Câu 14. Bạo lực gia đình về mặt thể chất thể hiện ở hành vi nào dưới đây đối với các thành viên trong gia đình? A. Xúc phạm danh dự. B. Chiếm đoạt tài sản. C. Cưỡng ép sinh con. D. Làm tổn hại sức khỏe. Câu 15. Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong Luật Hóa chất năm 2007? A. Sản xuất, kinh doanh, vận chuyển các hóa chất thuộc danh mục được phép. B. Sản xuất thuốc bằng các hóa chất đủ tiêu chuẩn, đúng hàm lượng cho phép. C. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép, đảm bảo tiêu chuẩn. D. Sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật, xâm hại sức khỏe con người. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1 ( 2 điểm): Câu 1. Em hãy chỉ ra hình thức và tác hại của những hành vi bạo lực với cá nhân, gia đình và xã hội. TT TRƯỜNG HỢP HÌNH THỨC TÁC HẠI 1 Chị L thường xuyên đánh đập con cái, khiến cho con cái phải bỏ về nhà bà ngoại. 2 Do không đồng tình với quyết định phân chia tài sản của cha mẹ, anh em T đã xảy ra xích mích, cãi vã, thậm chí xô xát với nhau. Câu 2: ( 2 điểm): Hãy nêu cách xử lí của em khi nhìn thấy :
- a) Các em nhỏ nhặt được đạn, pháo hoặc vật lạ đem ra làm đồ chơi. b) Người tàng trữ, sử dụng súng. c) Người mới phun thuốc trừ sau cho rau đã hái đem bán. d) Người định cưa, đục bom, đạn để lấy thuốc nổ. Câu 3: ( 1 điểm): Theo em, trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng? Vì sao? a) Trẻ em có quyền học tập, vui chơi giải trí và không phải làm gì. b) Con cái có nghĩa vụ giúp đỡ cha mẹ các công việc trong gia đình. c) Trẻ em cần lao động kiếm tiền, góp phần nuôi dưỡng gia đình. d) Học nhiều cũng chẳng để làm gì, cứ làm ra nhiều tiền là tốt nhất. VII. HƯỚNG DẪN CHẤM MÃ ĐỀ A I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B B B A A A A C C C 11 12 13 14 15 Đáp án C C C D D II. PHẦN TỰ LUẬN Câu Nội dung Điểm TT TRƯỜNG HỢP HÌNH TÁC HẠI THỨC 1 Anh C không cho vợ đi làm vì sợ Bạo lực về - Gây mất bình đẳng hôn nhân. vợ có nhiều bạn. Hằng tháng, anh kinh tế - Là nguyên nhân chính dẫn tới tan vỡ Câu 1 chỉ cho vợ một khoảng sinh hoạt gia đình. phí rất ít. 2,0 điểm (2,0 điểm) 2 Vì không sinh được con trai nên Bạo lực - Gây tổn thương đến cuộc sống của c T. chị T đã bị chồng ép sinh thêm tinh thần, - Làm các con khiếp sợ. con dù đã đủ 3 con. bạo lực về tình dục - Là nguyên nhân chính dẫn tới tan vỡ gia đình. Câu 2 a) Yêu cầu các em dựng lại ngay hành vi của mình , sau đó báo với lực lượng chức năng 2,0 điểm
- để họ có hướng xử lí. b) Báo với cơ quan chức năng để giải quyết. (2,0 điểm) c) Ngăn cản hành động đó, giải thích tác hại của việc làm này. d) Ngăn chặn dừng hành động này , nếu họ không nghe báo với cơ quan chức năng giải quyết. - Ý kiến (b). - Bởi vì: Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật Câu 3 chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. 1,0 điểm (1,0 điểm) - Là trẻ em nhưng cũng cần tham gia giúp đỡ những công việc phù hợp với lứa tuổi, đồng thơi để rèn luyện trẻ em trở thành người có trách nhiệm với gia đình và xã hội ... MÃ ĐỀ B I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A A A A B B B B C C Câu 11 12 13 14 15 Đáp án C D D D D II. PHẦN TỰ LUẬN Câu Nội dung Điểm Câu 1 TT TRƯỜNG HỢP HÌNH THỨC TÁC HẠI 2,0 điểm (2,0 điểm) 1 Chị L thường xuyên đánh Bạo lực tinh - Gây tổn hại đến cuộc sống của các đập con cái, khiến cho con thần con (danh dự, sức khỏe, tâm lý...) cái phải bỏ về nhà bà ngoại. - Là nguyên nhân chính dẫn tới tan vỡ gia đình. 2 Do không đồng tình với Bạo lực tinh - Gây tan vỡ gia đình. quyết định phân chia tài sản thần, bảo lực - Tổn hại đến sức khỏe, danh sự... của của cha mẹ, anh em T đã xảy thể chất anh em T. ra xích mích, cãi vã, thậm chí
- xô xát với nhau. - Làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội, gián tiếp gây ra các tệ nạn xã hội. a) Yêu cầu các em dựng lại ngay hành vi của mình , sau đó báo với lực lượng chức năng để họ có hướng xử lí. Câu 2 b) Báo với cơ quan chức năng để giải quyết. 2,0 điểm (2,0 điểm) c) Ngăn cản hành động đó, giải thích tác hại của việc làm này. Ngăn chặn dừng hành động này , nếu họ không nghe báo với cơ quan chức năng giải quyết. - Ý kiến (b). - Bởi vì: Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật Câu 3 chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. 1,0 điểm (1,0 điểm) - Là trẻ em nhưng cũng cần tham gia giúp đỡ những công việc phù hợp với lứa tuổi, đồng thơi để rèn luyện trẻ em trở thành người có trách nhiệm với gia đình và xã hội ... Đáp án học sinh khuyết tật - Trắc nghiệm mỗi câu 0,5 đ 15 câu = 7,5 đ - Tự luận câu 1 = 2,5 đ VIII. Kiểm tra : đã kiểm tra DUYỆT CỦA BGH NGƯỜI LÀM ĐỀ HUỲNH THỊ XUÂN TÂM
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1235 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 390 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 445 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 299 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 508 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 325 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 405 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 272 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 687 | 9
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p | 80 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 246 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 67 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 80 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 202 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 132 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn