SỞ GD&ĐT HÀ NỘI<br />
Trung tâm GDNN-GDTX Mỹ Đức<br />
<br />
KIỂM TRA HẾT HỌC KÌ II LỚP 10 (2017-2018)<br />
Môn: Hóa học (Hệ GDTX)<br />
Thời gian làm bài: 45 phút<br />
<br />
Họ tên học sinh:………………………………………………Lớp:………….<br />
Câu 1: Trong phản ứng clo với nước, clo là chất:<br />
A. oxi hóa.<br />
B. khử.<br />
C. vừa oxi hóa, vừa khử.<br />
D. không oxi hóa, khử<br />
Câu 2: Cấu hình e lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố halogen là:<br />
A. ns2np4.<br />
B. ns2p5.<br />
C. ns2np3.<br />
D. ns2np6.<br />
Câu 3: Thuốc thử của axit clohidric và muối clorua là:<br />
A. ddAgNO3.<br />
B. dd Na2CO3.<br />
C. ddNaOH.<br />
D. phenolphthalein.<br />
Câu 4: Trạng thái đúng của brom là:<br />
A. rắn<br />
B. lỏng.<br />
C. khí.<br />
D. tất cả sai.<br />
Câu 5: Axit không thể đựng trong bình thủy tinh là:<br />
A. HNO3<br />
B. HF.<br />
C. H2SO4.<br />
D. HCl.<br />
Câu 6: Nguồn chủ yếu để điều chế iot trong công công nghiệp là:<br />
A. rong biển.<br />
B. nước biển.<br />
C. muối ăn.<br />
D. nguồn khác.<br />
Câu 7: Cho 44,5 gam hỗn hợp bột Zn và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 22,4 lit khí H2 bay ra<br />
(đktc). Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là:<br />
A. 80 gam.<br />
B. 97,75 gam.<br />
C. 115,5 gam.<br />
D. Kết quả khác.<br />
Câu 8: Trong tự nhiên, các halogen<br />
A. chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.<br />
B. chỉ tồn tại ở dạng muối halogenua.<br />
C. chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.<br />
D. tồn tại ở cả dạng đơn chất và hợp chất.<br />
Câu 9: Hãy lựa chọn phương pháp điều chế khí hidroclorua trong phòng thí nghiệm:<br />
A. Thủy phân AlCl3.<br />
B. Tổng hợp từ H2 và Cl2.<br />
C. clo tác dụng với H2O.<br />
D. NaCl tinh thể tác dụng H2SO4 đặc.<br />
Câu 10: Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy còn lưu giữ vết<br />
tích của thuốc sát trùng. Đó chính là clo và người ta giải thích khả năng diệt khuẩnlà do:<br />
A. clo độc nên có tính sát trùng.<br />
B. clo có tính oxi hóa mạnh.<br />
C. clo tác dụn với nước tạo ra HClO chất này có tính oxi hóa mạnh.<br />
D. một nguyên nhân khác.<br />
Câu 11: Axit sunfuric đặc thường được dùng để làm khô các chất khí ẩm. Khí nào sau đây có thể được làm<br />
khô nhờ axit sunfuric đặc?<br />
A. Khí CO2<br />
B. Khí H2S<br />
C. Khí NH3<br />
D. Khí SO3<br />
Câu 12: Chọn câu trả lời sai về lưu huỳnh:<br />
A. S là chất rắn màu vàng<br />
B. S có 2 dạng thù hình<br />
C. S dẫn điện, dẫn nhiệt kém<br />
D. S chỉ có tính oxi hóa<br />
Câu 13: Nguyên nhân nào sau đây làm cho nước ozon có thể bảo quản hoa quả tươi lâu ngày:<br />
A. Ozon là một khí độc.<br />
B. Ozon độc và dễ tan trong nước hơn oxi.<br />
C. Ozon có tính chất oxi hoá mạnh, khả năng sát trùng cao và dễ tan trong nước hơn oxi.<br />
D. Ozon có tính tẩy màu.<br />
Câu 14: Oxi có thể thu được từ phản ứng nhiệt phân chất nào sau đây?<br />
A. CaCO3<br />
B.KMnO4<br />
C.(NH4)2SO4<br />
D. NaHCO3<br />
Câu 15: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm oxi là:<br />
A. ns2np4<br />
B. ns2np5<br />
C. ns2np3<br />
D. (n-1)d10ns2np4<br />
Câu 16: Để thu được 6,72 lit O2 (đktc), cần phải nhiệt phân hoàn toàn bao nhiêu gam tinh thể<br />
KClO3.5H2O?<br />
A. 24,5 gam<br />
B. 42,5 gam<br />
C. 25,4 gam<br />
D. 45,2 gam<br />
<br />
Câu 17: Cho V lit SO2 (đktc) tác dụng hết với dung dịch Br2 dư. Thêm tiếp vào dung dịch sau phản ứng<br />
BaCl2 dư thu được 2,33 gam kết tủa. Thể tích V là<br />
A. 0,112 lit<br />
B. 1,12 lit<br />
C. 0,224 lit<br />
D. 2,24 lit<br />
Câu 18: Hãy chọn phát biểu đúng về Oxi và ozon.<br />
A. Oxi và ozon đều có tính oxi hoá mạnh như nhau.<br />
B. Oxi và ozon đều có số proton và nơtron giống nhau trong phân tử.<br />
C. Oxi và ozon là các dạng thù hình của nguyên tố oxi.<br />
D. Cả oxi và ozon đều phản ứng đuợc với các chất như Ag, KI, PbS ở nhiệt độ thường.<br />
Câu 19: Ag để trong không khí bị biến thành màu đen do không khí bị nhiễm bẩn chất nào dưới đây?<br />
A. SO2 và SO3.<br />
B. HCl hoặc Cl2.<br />
C. H2 hoặc hơi nứơc.<br />
D. ozon hoặc hiđrosunfua.<br />
Câu 20: Trong phương trìnhSO2 + Br2 + 2H2O 2HBr + H2SO4. vai trò của các chất là:<br />
A.SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa<br />
B.SO2 là chất oxi hóa, Br2 là chất khử<br />
C.Br2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử<br />
D.SO2 là chất khử, H2O là chất oxi hóa<br />
Câu 21: Kim loại nào sau đây tác dụng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường.<br />
A. Al<br />
B. Fe<br />
C. Hg<br />
D. Cu<br />
Câu 22: Cho 5,4 gam Al và 6,4 gam Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư. Sau phản ứng thu<br />
được V lít SO2 duy nhất (đktc). Giá trị của V là : (Al=27, Cu=64)<br />
A. 6,72 lít<br />
B. 3,36 lít<br />
C. 11,2 lít<br />
D. 4,48l lít<br />
Câu 23: Dãy kim loại nào sau đây gồm những chất đều tác dụng được với dd H2SO4 loãng là:<br />
A. Cu, Zn, Na<br />
B.Ag, Fe, Ba, Sn<br />
C. K, Mg,Al,Fe, Zn D. Au, Pt, Al<br />
Câu 24: Cho phản ứng Al + H2SO4 (đ) Al2(SO4)3 + SO2 + H2O. hệ số cân bằng của axít là<br />
A. 4<br />
B. 8<br />
C. 6<br />
D.3<br />
Câu 25: Phát biểu đúng là<br />
A. Muốn pha loãng axit H2SO4 đặc, ta rót nước vào axit.<br />
B. Lưu huỳnh trioxit vừa có tính oxi hóa vừa có tỉnh khử.<br />
C. Hầu hết các muối sunfat đều không tan.<br />
D. Axit H2SO4 đặc có tính háo nước mạnh, nên khi sử dụng phải hết sức thận trọng.<br />
Câu 26: Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm chất xúc tác thì:<br />
A. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận.<br />
B. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng nghịch.<br />
C. Làm tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch như nhau<br />
D. Không làm tăng tốc độ phản thuận và phản ứng nghịch.<br />
Câu 27: Trong những điều khẳng định dưới đây, điều nào phù hợp với một hệ hoá học đang ở trạng thái cân<br />
bằng?<br />
A. Phản ứng thuận đã dừng<br />
B. Phản nghịch đã dừng<br />
C. Nồng độ của các sản phẩm và chất phản ứng bằng nhau.<br />
D. Tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch bằng nhau<br />
Câu 28: Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố nào sau đây:<br />
A. Thời gian xảy ra phản ứng<br />
B. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng<br />
C. Nồng độ các chất tham gia phản ứng.<br />
D. Chất xúc tác<br />
Câu 29: Cho các yếu tố sau:<br />
a. nồng độ chất.<br />
b. áp suất c. xúc tác<br />
d. nhiệt độ<br />
e. diện tích tiếp xúc .<br />
Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng nói chung là:<br />
A. a, b, c, d.<br />
B. b, c, d, e.<br />
C. a, c, e.<br />
D. a, b, c, d, e.<br />
Câu 30: Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm chất xúc tác thì:<br />
A. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận.<br />
B. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng nghịch.<br />
C. Làm tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch như nhau<br />
D. Không làm tăng tốc độ phản thuận và phản ứng nghịch.<br />
<br />