intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bất Bạt

Chia sẻ: Somai999 Somai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

30
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn có thêm phần tự tin cho kì thi sắp tới và đạt kết quả cao. Mời các em học sinh và các thầy cô giáo tham khảo tham Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bất Bạt dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bất Bạt

  1. SỞ GD&ĐT HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG THPT BẤT BẠT Môn : HÓA HỌC - Lớp 10 (Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề: HỎI LÀM GÌ Họ và tên:…………………………………………… Lớp : ………….. ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Câu 1: Đem nung hỗn hợp X gồm 0,6 mol Fe và a mol Cu trong không khí một thời gian thu được 68,8 gam hỗn hợp Y gồm kim loại và các oxit của chúng. Hòa tan hết lượng Y trong axit H2SO4 đặc nóng dư, thu được 6 0,2 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S ) và dung dịch Z. Khối lượng muối sunfat khan trong dung dịch Z là A. 168,0 gam. B. 164,0 gam. C. 148,0 gam. D. 170,0 gam Câu 2: Mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng thuận vt và tốc độ phản ứng nghịch vn ở trạng thái cân bằng được biểu diễn như thế nào? A. vt=0,5vn. B. vt=vn=0. C. vt= 2vn. D. vt=vn 0. Câu 3: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl là: A. Fe, Mg, Al. B. Cu, Pb, Ag. C. Fe, Au, Cr. D. Cu, Fe, Al. Câu 4: Cho các chất: Cu, CuO, BaSO4, Mg, KOH, C, Na2CO3. Tổng số chất tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là A. 4. B. 6. C. 5. D. 7. Câu 5: Hòa tan m gam KMnO4 trong dung dịch HCl đặc dư được dung dịch A và V lít khí D (đktc). Pha loãng dung dịch A được 500 ml dung dịch B. - Để trung hòa axit dư trong 50 ml dung dịch B cần dùng vừa đủ 24 ml dung dịch NaOH 0,5 M. - Thêm AgNO3 dư vào 100 ml dung dịch B để kết tủa hoàn toàn ion clorua thu được 17,22 gam kết tủa. Giá trị của V là : A. 3,36 B. 8,96 C. 2.24 D. 4,48 Câu 6: Đối với các phản ứng có chất khí tham gia, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng là do A. Nồng độ của các chất khí tăng lên. B. Nồng độ của các chất khí giảm xuống. C. Nồng độ của các chất khí không thay đổi. D. Chuyển động của các chất khí tăng lên. Câu 7: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào sai? A. Cu + 2HCl  CuCl2 + H2. B. AgNO3 + HCl  AgCl + HNO3. C. Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2. D. CuO + 2HCl  CuCl2 + H2O. Câu 8: Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây? A. Cân bằng hoá học. B. Tốc độ phản ứng. C. Phản ứng một chiều. D. Phản ứng thuận nghịch. Câu 9: Oleum có công thức tổng quát là Trang 1/4 - Mã đề: HỎI LÀM GÌ
  2. A. H2SO4.nSO2. B. H2SO4.nSO3. C. H2SO4.nH2O. D. H2SO4 đặc. Câu 10: Số oxi hóa có thể có của lưu huỳnh trong hợp chất là A. 0, 2, 4, 6. B. -2, 0, +4, +6. C. -2, +4, +6. D. 1, 3, 5, 7. Câu 11: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách A. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl. B. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. C. điện phân nóng chảy NaCl. D. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO 2, đun nóng. Câu 12: Phản ứng thuận nghịch là phản ứng A. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều. B. trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau. C. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định. D. xảy ra giữa hai chất khí. Câu 13: Cho phản ứng : Br2 + HCOOH  2HBr + CO2. Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo Br 2 là 4.10-5 mol(lít.s)-1. Giá trị của a là : A. 0,018. B. 0,016. C. 0,014. D. 0,012. Câu 14: Cho phản ứng: H2 (k) + I2 (k)⇌ 2HI (k). Ở nhiệt độ 430°C, hằng số cân bằng KC của phản ứng trên bằng 53,96. Đun nóng một bình kín dung tích không đổi 10 lít chứa 4,0 gam H 2 và 406,4 gam I2. Khi hệ phản ứng đạt trạng thái cân bằng ở 430°C, nồng độ của HI là: A. 0,225M. B. 0,151M. C. 0,275M. D. 0,320M. Câu 15: Cho phản ứng hoá học: H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl. Vai trò của H2S trong phản ứng là A. Chất khử. B. Môi trường. C. Chất oxi hóa. D. Vừa oxi hóa, vừa khử. Câu 16: Cho các phát biểu sau: (a) Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH dư tạo ra muối trung hòa Na2SO3. (b) SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa. (c) Khí SO2 là một trong những nguyên nhân chính gây ra mưa axit. (d) Khí SO2 có màu vàng lục và rất độc. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 17: Trong tự nhiên có rất nhiều nguồn sinh ra khí H2S như sự phân huỷ rác, chất thải... nhưng không có sự tích tụ H2S trong không khí. Nguyên nhân chính là A. H2S ở thể khí. B. H2S nặng hơn không khí. C. H2S dễ bị oxi hóa trong không khí. D. H2S dễ bị phân huỷ trong không khí. Câu 18: Hoà tan m gam SO3 vào 180 gam dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch H2SO4 32,5%. Giá trị m là A. 12,5. B. 32,0. C. 33,3. D. 25,0. Câu 19: Cho 6 mol N2 và y mol H2 vào bình kín dung tích 4 lít. Khi đạt trạng thái cân bằng N2 tham gia phản ứng là 25%. Đưa bình về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất P 2 = 21/24 P1. Tìm y và tính KC. A. 16; 0,013 B. 18; 0,015 C. 15; 0,02 D. 18; 0,013 Câu 20: Nung 316 gam KMnO4 sau một thời gian thấy còn lại 300 gam chất rắn. Hiệu suất phản ứng nhiệt phân là A. 50%. B. 40%. C. 30%. D. 25%. Trang 2/4 - Mã đề: HỎI LÀM GÌ
  3. Câu 21: Vị trí của nguyên tố Oxi trong bảng tuần hoàn hóa học là A. Ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA. B. Ô thứ 8, chu kì 3, nhóm VIA. C. Ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA. D. Ô thứ 16, chu kì 2, nhóm VIA.   HCl + HClO, Clo đóng vai trò Câu 22: Trong phản ứng : Cl2 + H2O   A. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử. B. Chất khử. C. Chất oxi hóa. D. Chất tan. Câu 23: Trong nhiệt kế chứa thủy ngân rất độc. Khi nhiệt kế bị vỡ người ta thường dùng chất nào sau đây để thu hồi thủy ngân là tốt nhất? A. Than. B. Cát. C. Muối ăn. D. Lưu huỳnh. Câu 24: Khí HCl khi tan trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric. Axit clohiđric khi tiếp xúc với quỳ tím làm quỳ tím A. Chuyển sang không màu. B. Chuyển sang màu xanh. C. Chuyển sang màu đỏ. D. Không chuyển màu. Câu 25: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là : A. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác. B. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt. C. nồng độ, nhiệt độ và áp suất. D. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác. Câu 26: Hòa tan m gam Fe bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 25,4 gam muối khan. Vậy giá trị của m là A. 5,6 gam. B. 11,2 gam. C. 6,5 gam. D. 16,8 gam. Câu 27: Cho m gam hỗn hợp kim loại gồm Al, Mg, Zn phản ứng hết với dung dịch H 2SO4 loãng, dư thì thu 5m được dung dịch X chứa 61,4 gam muối sunfat và gam khí H2. Giá trị của m là 67 A. 20,10. B. 13,40. C. 10,72. D. 17,42. Câu 28: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen là A. ns2np6. B. ns2np5. C. ns2np3. D. ns2np4. Câu 29: Cho các cân bằng hoá học :   2NH3 (k) (1) N2 (k) + 3H2 (k)     2HI (k) (2) H2 (k) + I2 (k)     2SO3 (k) (3) 2SO2 (k) + O2 (k)     N2O4 (k) (4) 2NO2 (k)   Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là : A. (1), (2), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (3). Câu 30: Cho các phản ứng sau :   2HI (k) H > 0 (1) H2 (k) + I2 (r)     2NO2 (k) H < 0 (2) 2NO (k) + O2 (k)     COCl2 (k) H < 0 (3) CO (k) + Cl2 (k)     CaO (r) + CO2 (k) H > 0 (4) CaCO3 (r)   Khi giảm nhiệt độ hoặc tăng áp suất các cân bằng nào trên đây đều chuyển dịch theo chiều thuận ? A. 1, 3, 4. B. 1, 2. C. (2). D. 2, 3. Câu 31: Cho a gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp A có khối lượng 37,6 gam gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 3,36 lít khí SO2 (đktc). Tính A. 5,6 g B. 2,8g C. 56 g D. 28 g Trang 3/4 - Mã đề: HỎI LÀM GÌ
  4. Câu 32: Trong hợp chất nào sau đây nguyên tố S chỉ có số oxi hóa là -2? A. Na2SO4. B. SO2. C. H2SO4. D. H2S. Câu 33: Muốn pha loãng dung dịch axit H2SO4 đặc cần làm như sau: A. Rót từ từ dung dịch axit đặc vào nước. B. Rót từ từ nước vào dung dịch axit đặc. C. Rót thật nhanh nước vào dung dịch axit đặc. D. Rót nhanh dung dịch axit đặc vào nước. Câu 34: Thực hiện 2 thí nghiệm theo hình vẽ sau. 10 ml dd H2SO4 0,1M 10 ml dd H2SO4 0,1M ........ ........ ........ ........ 10ml dd Na2S2O 3 0,1M ........ ........ 10ml dd Na 2S2O3 0,05M ........ ........ ........ Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Ở thí nghiệm nào có kết tủa xuất hiện trước? A. TN2 có kết tủa xuất hiện trước. B. Kết tủa xuất hiện đồng thời. C. TN1 có kết tủa xuất hiện trước. D. Không có kết tủa xuất hiện. Câu 35: Công thức phân tử của clorua vôi là A. Ca(OH)2 và CaO. B. Cl2.CaO. C. CaOCl2. D. CaCl2. Câu 36: Nguyên tố lưu huỳnh có Z = 16. Công thức oxit cao nhất của lưu huỳnh là A. SO3. B. SO4. C. S2O5. D. SO2. Câu 37: Phản ứng nào sau đây, H2S đóng vai trò chất khử? A. 2Na + 2H2S   2NaHS + H2.  2Ag2S  + 2H2O. B. 2H2S + 4Ag + O2  C. 3H2S + 2KMnO4   2MnO2  + 2KOH + 3S  + 2H2O.  2HNO3 + PbS  . D. H2S + Pb(NO3)2  Câu 38: Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn giữa hai điện cực, thu được A. Nước Gia-ven. B. Natri hiđroxit. C. Clorua vôi. D. Nước clo. Câu 39: Cho 0,03 mol hỗn hợp NaX và NaY ( X, Y là hai halogen thuộc chu kì kế tiếp ) tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 4,75 gam kết tủa. Công thức hai muối trên là: A. NaF, NaCl hoặc NaBr, NaI. B. NaBr, NaI. C. NaCl, NaBr. D. NaF, NaCl. Câu 40: Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là A. Dung dịch NaOH đặc. B. CaO. C. Dung dịch H2SO4 đậm đặc. D. Na2SO3 khan. ----------- HẾT ---------- Họ và tên thí sinh: .................................................Số báo danh .............................................. Trang 4/4 - Mã đề: HỎI LÀM GÌ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2