Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng (Đề minh họa)
lượt xem 2
download
"Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng (Đề minh họa)" hỗ trợ các em học sinh hệ thống kiến thức cho học sinh, giúp các em vận dụng kiến thức đã được học để giải các bài tập được ra. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng (Đề minh họa)
- SỞ GD&ĐT LÀO CAI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN HÓA HỌC – Khối lớp 10 ĐỀ MINH HỌA Thời gian làm bài : 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (28 câu – 7.0 điểm) Câu 1. Trong các hợp chất, số oxi hóa của kim loại kiềm thổ (nhóm IIA) bằng A. +3. B. 0. C. +2. D. + 1. Câu 2. Chất khử là chất: A. Nhường electron (bị oxi hóa). B. Nhường electron (bị khử) C. Nhận electron (bị khử). D. Nhận electron (bị oxi hóa) Câu 3: Số oxi hóa của nguyên tử S trong hợp chất SO2 là A. +2. B. +4. C. +6. D. −1. Câu 4. Điều kiện để xảy ra phản ứng tỏa nhiệt? 𝑜 𝑜 𝑜 𝑜 A. ∆ 𝑟 H298 > 0 B. ∆ 𝑟 H298 ≤ 0. C. ∆ 𝑟 H298 ≥ 0. D. ∆ 𝑟 H298 < 0. Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng? Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường (I) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường (II) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường (III) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự giải phóng nhiệt năng từ môi trường (IV) A. (I) và (IV) B. (II) và (III) C. (III) và (IV) D. (I) và (II) Câu 6. Đâu là phản ứng thu nhiệt trong các phản ứng sau? t o A. CaCO CaO + CO2 B. CaC2 + N2 → (CH3COO)2Ca + Ca(CN)2 C. CaO + CO2 → CaCO3 D. O2 + C2H3C00H → 2H2O + 3CO2 Câu 7. Cho các phản ứng sau đâu là phản ứng không tỏa nhiệt? A. CaC2 + N2 → (CH3COO)2Ca + Ca(CN)2 B. CaO + CO2 → CaCO3 C. O2 + C2H3COOH → 2H2O + 3CO2 D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2. Câu 8. Cho các phản ứng sau: 𝑜 (1) C(s) + O2(g) →CO2(g) ∆ 𝑟 H298 = -393,5 kJ 𝑜 (2) 2Al(s) + 3/2O2(g) →Al2O3(s) ∆ 𝑟 H298 = -1675,7 kJ 𝑜 (3) CH4(g) + 2O2(g) →CO2(g) + 2H2O(l) ∆ 𝑟 H298 = -890,36 kJ 𝑜 (4) C2H2(g) + 5/2O2(g) →2CO2(g) + H2O (l) ∆ 𝑟 H298 = -1299,58 kJ Trong các phản ứng trên, phản ứng nào tỏa ít nhiệt nhất? A. (1). B. (2). C. (3). D. (4). 𝑜 Câu 9. Cho phản ứng sau: CaCO3(s) →CaO(s) + CO2(g) có ∆ 𝑟 H298 = 178,29 kJ. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Để tạo thành 1 mol CaO thì phản ứng giải phóng một lượng nhiệt là 178,29 kJ. B. Phản ứng là phản ứng tỏa nhiệt. C. Phản ứng diễn ra thuận lợi. D. Phản ứng diễn ra không thuận lợi. Câu 10. Phát biểu nào sau đây sai? (1) Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với 1 bar ( đối với chất lỏng). (2) Độ biến thiên enthaphy của một quá trình không thay đổi theo nhiệt độ. (3) Tính chất của enthapy phụ thuộc vào bản chất của hệ. (4) Ý nghĩa của enthapy là xác định hiệu ứng nhiệt trong quá trình đẳng áp, đẳng nhiệt. A. (1),(2),(3). B. (2),(4). C. (3). D. (1),(4).
- Câu 11. Đốt cháy hoàn toàn 1 gam C2H2 ở điều kiện chuẩn, thu được CO2 và H2O, giải phóng 50,01 kJ. Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đốt cháy 1 mol C2H2. A. -1300,26 kJ B. -130,26 kJ C. -1310,26 kJ D. -1309,26 kJ Câu 12. Hoàn thành phát biểu về tốc độ phản ứng sau: "Tốc độ phản ứng được xác định bởi độ biến thiên ...(1)... của ...(2)... trong một đơn vị ...(3)..." A. (1) nồng độ, (2) một chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thể tích. B. (1) nồng độ, (2) một chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thời gian. C. (1) thời gian, (2) một chất sản phẩm, (3) nồng độ. D. (1) thời gian, (2) các chất phản ứng, (3) thể tích. Câu 13. Khi phản ứng hóa học xảy ra, lượng chất đầu và lượng sản phẩm thay đổi như thế nào theo thời gian? A. Tăng dần. B. Giảm dần và tăng dần. C. Không thay đổi. D. Vừa tăng vừa giảm Câu 14. Đơn vị của tốc độ phản ứng hóa học A. M.s-1 B. mol.s-1 C. M-1.s-1 D. M.s Câu 15. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sau đúng ? A. Các chất có giá trị f H 298 < 0 đều kém bền hơn về mặt năng lượng nhiệt so với các đơn 0 chất bền tạo nên nó. B. Giá trị nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất bền nhất luôn bằng 0. C. Các chất có giá trị f H 298 > 0 đều bền hơn về mặt năng lượng nhiệt so với các đơn chất 0 bền tạo nên nó. D. Giá trị biến thiên enthalpyl tạo thành chuẩn càng âm thì chất đó càng kém bền và ngược lại. Câu 16. Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 2CO(g) + O2(g) → 2CO2(g). Viết biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng: A. Công thức tính tốc độ tức thời của phản ứng là: v1 = k.CCO.CO2 B. Công thức tính tốc độ tức thời của phản ứng là: v1 = 2k.CCO2.CO2 C. Công thức tính tốc độ tức thời của phản ứng là: v1 = k.CCO2.CO2 D. Công thức tính tốc độ tức thời của phản ứng là: v1 = k.CCO.CO22 Câu 17.Cho 5 gam kẽm viên vào cốc đựng 50 ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25oC). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi ? A. Thay 5 gam Zn viên bằng 5 gam Zn bột. B. Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M. C. Tăng nhiệt độ phản ứng từ 25oC đến 50oC D. Dùng thể tích dung dịch H2SO4 gấp đôi ban đầu. Câu 18. Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 2NO(g) + O2(g) → 2NO2(g). Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi nồng độ O2 tăng 3 lần, nồng độ NO không đổi? A. v2 bằng so với v1 B. v2 tăng 3 lần so với v1 C. v2 tăng 2 lần so với v1 D. v2 tăng 4 lần so với v1 Câu 19. Ở cùng điều kiện, giữa các phân tử đơn chất halogen nào sau đây có tương tác van der Waals mạnh nhất? A. I2. B. Br2. C. Cl2. D. F2. Câu 20. Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Hydrohalic acid được dùng làm nguyên liệu để sản xuất hợp chất chống dính teflon HI. B. Hydrohalic acid có tính khử mạnh nhất là HF. C. Có thể phân biệt 3 bình khí HCl, Cl2, H2 bằng thuốc thử quỳ tím ẩm. D. Trong dãy các hydrogen halide HX, năng lượng liên kết tăng dần từ HF đến HI. Câu 21. Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì 2 phân tử CuFeS2 sẽ
- A. nhường 22 electron. B. nhận 22 electron. C. nhường 26 electron. D. nhường 24 electron. Câu 22. Phương trình tổng hợp ammonia (NH3), N2 (g) + 3H2 (g) ⟶ 2NH3(g). Nếu tốc độ tạo thành NH3 là 0,345 M/s thì tốc độ của chất phản ứng H2 là A. 0,345 M/s. B. 0,690 M/s. C. 0,173 M/s. D. 0,518 M/s. Câu 23. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, các Halogen thuộc nhóm A. VA. B. VIA. C. VIIA. D. VIIIA. Câu 24. Đi từ fluorine đến iodine, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen biến đổi như thế nào? A. Tăng dần. B. Giảm dần. C. Không thay đổi. D. Không xác định được. Câu 25. Đơn chất halogen tồn tại ở thể khí, màu lục nhạt là A. chlorine. B. Iodine. C. bromine. D. fluorine. Câu 26. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới tốc độ của phản ứng giữa Mg(s) với HCl(aq), những mô tả nào sau đây phản ánh đúng hiện tượng quan sát được khi làm thí nghiệm? (1) Khi đun nóng, bọt khí thoát ra nhanh hơn so với không đun nóng. (2) Khi đun nóng, bọt khí thoát ra chậm hơn so với không đun nóng. (3) Khi đun nóng, dây Mg tan nhanh hơn so với không đun nóng. (4) Khi đun nóng, dây Mg tan chậm hơn so với không đun nóng. A. (1) và (3). B. (1) và (4). C. (2) và (4). D. (2) và (3). Câu 27. Khẳng định nào sau đây sai? A. Xu hướng tạo liên kết khi phản ứng với kim loại của nguyên tử các nguyên tố halogen là: nhường một electron cho nguyên tử kim loại. B. Xu hướng tạo liên kết khi phản ứng của nguyên tử các nguyên tố halogen là: góp chung electron hóa trị với nguyên tử khác. C. Hóa trị phổ biến của các halogen là I. D. Nhóm halogen là nhóm phi kim điển hình và có tính phi kim mạnh hơn các nhóm phi kim còn lại trong bảng tuần hoàn. Câu 28. Cho phản ứng điện phân dung dịch NaCl trong công nghiệp: NaCl (aq) + H2O (l) ⟶ A (aq) + X (g) + Y (g) Biết Y tác dụng được với dung dịch A tạo hỗn hợp chất tẩy rửa phổ biến. X tác dụng với Y tạo hydrogen chloride. Công thức của A, X, Y lần lượt là A. NaClO, HCl, HclO B. NaOH, H2, Cl2 C. NaOH, Cl2, H2 D. NaClO3, HCl, HClO PHẦN 2: TỰ LUẬN (4 câu – 3.0 điểm) Câu 29 (1 điểm) Cho 6,3 g hỗn hợp Mg và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 3,7185 Lít H2 (đkc). Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng? Câu 30 (1 điểm) Hoàn thành PTHH của các phản ứng chứng minh tính chất hóa học của các đon chất Halogen sau đây: 1. Cl2 + Mg ⎯⎯ → 2. Br2 + NaOH ⎯⎯ → 3. H2 + I2 ⎯⎯ → 4. Br2 + NaI ⎯⎯ → Nhận xét vai trò của các Halogen trong các phản ứng trên? Câu 31 (0.5 điểm) Một bình gas (khí hoá lỏng) chứa hỗn hợp propane và butane với tỉ lệ số mol 1:2. Xác định nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 12 kg khí gas trên ở điều kiện chuẩn.Cho biết các phản ứng: Trung bình mỗi ngày, một hộ gia đình cần đốt gas để cung cấp 10 000 kJ nhiệt (hiệu suất hấp thụ nhiệt là 80%). Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình trên sẽ sử dụng hết bình gas 12 kg?
- Câu 32 (0.5 điểm) Sulfur dioxide là một chất có nhiều ứng dụng trong công nghiệp (dùng để sản xuất sulfuric acid, tẩy trắng bột giấy trong công nghiệp giấy, tẩy trắng dung dịch đường trong sản xuất đường tinh luyện, …) và giúp ngăn cản sự phát triển của một số loại vi khuẩn và nấm gây hư hại cho thực phẩm. Ở áp suất 1 bar và nhiệt độ 25oC, phản ứng giữa 1 mol sulfur với oxygen xảy ra theo phương trình “S(s) + O2(g) → SO2(g)” và tỏa ra một lượng nhiệt là 296,9 kJ. Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu là đúng? (a) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là 296,9 kJ. (b) Enthalpy tạo thành chuẩn của sulfur dioxide bằng -296,9 kJ mol-1. (c) Sulfur dioxide vừa có thể là chất khử vừa có thể là chất oxi hóa, tùy thuộc vào phản ứng mà nó tham gia. (d) 0,5 mol sulfur tác dụng hết với oxygen giải phóng 148,45 kJ năng lượng dưới dạng nhiệt. (e) 32 gam sulfur cháy hoàn toàn tỏa ra một lượng nhiệt là 2,969 × 105 J. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S = 32; Cl =35,5; K=39; Ca = 40; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Ba=137; Mg = 24. Hết
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 389 | 33
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 445 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 298 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 507 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 325 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 963 | 11
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 404 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 270 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 687 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 67 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 244 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sặp Vạt
5 p | 73 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Hiệp
3 p | 89 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tam Hưng
4 p | 68 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 79 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 202 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 130 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn