intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT TỈNH QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY Môn: Hóa Học – Lớp 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ 301 (Đề gồm có 03 trang) Họ và tên: ………………………………………………… SBD:……………… Lớp:…………. A. TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm). Câu 1: Trong hợp chất CaCl2 và K2S, Cl và S có số oxi hoá lần lượt là A. –1 và +2. B. +1 và +2. C. –1 và –2. D. +1 và –2. Câu 2: Ion chloride có nhiều trong nước biển, có nhiều trong muối mỏ, thành phần chính của muối mỏ là A. NaBr. B. NaF. C. NaI. D. NaCl. Câu 3: Cho phản ứng sau: Cl2 + 2NaOH loãng nguội → X + Y + H2O. X và Y lần lược là A. NaCl và NaClO. B. NaCl và NaClO2. C. NaCl và NaClO4. D. NaCl và NaClO3. Câu 4: Nguyên nhân dẫn tới nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen tăng từ fluorine đến iodine là do từ fluorine đến iodine A. tính phi kim tăng và tương tác van der Waals tăng. B. khối lượng phân tử tăng và tương tác van der Waals giảm. C. khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng làm tương tác van der Waals tăng. D. độ âm điện và tương tác van der Waals đều giảm. Câu 5: Phản ứng oxi hóa khử là A. phản ứng hóa học có sự thay đổi số oxi hóa của tất cả các nguyên tử trong phân tử. B. phản ứng hóa học có sự thay đổi số oxi hóa của duy nhất 1 nguyên tử trong phân tử. C. phản ứng hóa học không có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tử trong phân tử. D. phản ứng hóa học có sự thay đổi số oxi hóa của 1 số nguyên tử trong phân tử. Câu 6: Tương tác van der Waals là lực tương tác yếu giữa các phân tử, được hình thành do sự xuất hiện của các A. ion âm và ion dương. B. lưỡng cực tạm thời và lưỡng cực cảm ứng. C. lưỡng cực tạm thời. D. lưỡng cực cảm ứng. Câu 7: Liên kết hydrogen là loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử … (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết. Điền từ thích hợp vào dấu … A. F. B. O. C. H. D. N. Câu 8: Ở điều kiện thường, đơn chất bromine có màu Trang 1/3 – Mã đề 301
  2. A. Lục nhạt. B. Vàng lục. C. Nâu đỏ. D. Tím đen. Câu 9: Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 2NO(g) + O2(g) → 2NO2(g). Biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng trên là A. v = k.C NO .CO . B. v = 2k.C NO .CO . C. v = k.C NO .CO . D. v = k.C NO .CO . 2 2 2 2 2 2 Câu 10: Trong tự nhiên, các halogen A. chỉ tồn tại ở dạng đơn chất. B. chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. C. chỉ tồn tại ở dạng muối halide. D. tồn tại ở dạng đơn chất và hợp chất. Câu 11: Tương tác Van der Waals làm A. tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất. B. giảm nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất. C. tăng nhiệt độ nóng chảy và giảm nhiệt độ sôi của các chất. D. giảm nhiệt độ nóng chảy và tăng nhiệt độ sôi của các chất. Câu 12: Điều kiện nào sau đây không phải là điều kiện chuẩn? A. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25oC hay 298K.B. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 298K. C. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25K. D. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25oC. Câu 13: Điền vào chỗ trống: ……… của một nguyên tử trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó nếu giả định cặp electron chung thuộc hẳn về nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện lớn hơn. A. Hóa trị. B. Độ âm điện. C. Số hiệu nguyên tử. D. Số oxi hóa. Câu 14: Số oxi hóa của Cr trong phân tử Na2CrO4 là A. +6. B. +7. C. -7. D. -6. Câu 15: Enthalpy tạo thành chuẩn (hay nhiệt tạo thành chuẩn) của một chất, kí hiệu là , là lượng nhiệt kèm theo của phản ứng tạo thành bao nhiêu mol chất đó từ các đơn chất bền nhất trong điều kiện chuẩn. A. 0,5. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 16: Tốc độ phản ứng hóa học là A. độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. B. độ biến thiên nồng độ của một trong chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian. C. độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian. D. độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. Câu 17: Cho 2 phương trình nhiệt hóa học sau: o (1) C (s) + H2O (g) CO (g) + H2 (g) rH 298K= +121,25 kJ o (2) CuSO4 (aq) + Zn (s) ZnSO4 (aq) + Cu (s) rH 298K= -230,04 kJ Chọn phát biểu đúng? A. Phản ứng (1) là phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng 2 là phản ứng thu nhiệt. B. Phản ứng (1) và (2) là phản ứng thu nhiệt. C. Phản ứng (1) và (2) là phản ứng tỏa nhiệt. D. Phản ứng (1) là phản ứng thu nhiệt, phản ứng 2 là phản ứng tỏa nhiệt. Trang 2/3 – Mã đề 301
  3. Câu 18: Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff γ có ý nghĩa gì? A. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng càng mạnh. B. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng càng nhỏ. C. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng càng nhỏ. D. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng càng mạnh. Câu 19: Đối với các phản ứng có chất khí tham gia, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng là do A. Nồng độ của các chất khí giảm xuống. B. Nồng độ của các chất khí tăng lên. C. Chuyển động của các chất khí giảm xuống. D. Nồng độ của các chất khí không thay đổi. Câu 20: Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín để ủ alcohol (rượu)? A. Chất xúc tác. B. Áp suất. C. Nồng độ. D. Nhiệt độ. Câu 21: Khoảng 71% bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi biển và đại dương, phần còn lại là các lục địa và đảo. Hàm lượng nguyên tố halogen nào nhiều nhất trong tự nhiên? A. Chlorine. B. Bromine. C. Iodine. D. Fluorine. B. TỰ LUẬN: (3,0 điểm). Câu 1 (1,0 điểm): a) Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng electron. H2S + O2 → SO2 + H2O b) Cho phản ứng: CH4 (g) + 2O2(g) CO2(g) + 2H2O(g) Tính Δ r H o của phản ứng trên dựa vào các giá trị năng lượng liên kết sau: 298 Liên kết O=O C-H C=O H-O Năng lượng liên kết Eb (kJ/mol) 498 413 745 467 Câu 2 (1,0 điểm): Đi từ fluorine đến iodine tính oxi hóa biến đổi như thế nào? Viết phương trình minh họa khi cho các halogen đó tác dụng với hydrogen. Câu 3 (1,0 điểm): Hệ thống phun nhiên liệu điện tử (Electronic Fuel Injection – EFI) được sử dụng trong động cơ ô tô, xe máy giúp tiết kiệm nhiên liệu, xe vận hành êm và giảm ô nhiễm môi trường. Hệ thống sử dụng bộ điều khiển điện tử để can thiệp vào bước phun nhiên liệu vào buồng đốt, nhiên liệu được phun giọt cực nhỏ (1); hệ thống điều chỉnh chính xác tỉ lệ nhiên liệu – không khí trước khi phun vào buồng đốt, một cách đồng đều, nhiên liệu được đốt cháy hoàn toàn (2). Khi phương tiện thay đổi vận tốc (tăng hoặc giảm), hệ thống sẽ nhanh chóng thay đổi lượng nhiên liệu – không khí phù hợp để phun vào buồng đốt (3), nên tiết kiệm nhiên liệu và giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường. Các ý (1), (2), (3) vận dụng yếu tố chính nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? ===== HẾT ===== Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Trang 3/3 – Mã đề 301
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1