intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ MÔN HÓA HỌC 10 CTGDPT 2018 - LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 21 câu TN) (Đề có 2 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 103 I.TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu làm tăng độ mạnh của các acid theo dãy từ HF đến HI là do A. sự tăng khối lượng phân tử từ HF đến HI B. sự giảm độ bền liên kết từ HF đến HI C. sự giảm độ phân cực của liên kết từ HF đến HI D. sự tăng kích thước từ HF đến HI Câu 2: Hydrohalic acid thường được dùng để loại bỏ gỉ thép, sản xuất chất tẩy rửa nhà vệ sinh là A. HCl. B. HF. C. HI. D. HBr. Câu 3: Cho các tác động đến phản ứng hóa học đang xảy ra như sau: (a)Than củi đang cháy, dùng quạt thổi thêm không khí vào. (b) Thêm V2O5 làm chất xúc tác vào phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3 . (c) Nghiền mảnh Aluminium (Al) thành dạng bột để phản ứng với dung dịch hydrochloric acid. (d) Để thực phẩm trong tủ lạnh giúp cho thực phẩm được tươi lâu hơn. (e) Sử dụng nồi áp suất để hầm thức ăn giúp thức ăn nhanh chín. Có bao nhiêu tác động làm cho phản ứng hóa học xảy ra nhanh hơn? A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 4: Hàm lượng nguyên tố halogen chiếm nhiều nhất trong tự nhiên là A. I. B. Br. C. Cl. D. F. Câu 5: Dùng bình chứa oxygen thay cho dùng không khí để đốt cháy acetylene(C2H2) . Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của quá trình biến đổi này là A. nồng độ. B. nhiệt độ. C. chất xúc tác. D. áp suất. Câu 6: Biểu thức tính hệ số nhiệt độ Van hốp là A. B. . C. . D. . Câu 7: Số oxi hóa của một nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó A. với giả định đây là hợp chất cộng hóa trị B. trong hợp chất cộng hóa trị C. với giả định đây là hợp chất ion D. trong hợp chất ion Câu 8: Dấu hiệu để nhận ra phản ứng oxi hóa – khử là dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử? A. Số mol. B. Số khối. C. Số proton. D. Số oxi hóa. Câu 9: Chất có thể được cho thêm vào muối ăn để bổ sung nguyên tố iodide cho cơ thể là A. I2. B. NaCl. C. KI. D. AgNO3. Câu 10: Phát biểu nào dưới đây sai? A. Halogen trong tự nhiên tồn tại chủ yếu dưới dạng muối của các ion halide. B. Ion chloride có nhiều trong nước biển. C. Ion fluoride có trong fluorite (CaF2) D. Trong tự nhiên, halogen tồn tại dưới dạng đơn chất và hợp chất. Câu 11: Các nguyên tử có độ âm điện lớn thường gặp trong liên kết hydrogen là A. O, F, Cl. B. N, O, F. C. F, Cl, Br. D. N, F, Cl. Câu 12: Tương tác van der Waals A. làm giảm nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi các chất. B. làm giảm nhiệt độ nóng chảy, nhưng làm tăng nhiệt độ sôi các chất. C. không làm thay đổi nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi các chất. D. làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi các chất. Câu 13: Fluorine phản ứng mãnh liệt và gây nổ với khí hidrogen ngay cả nhiệt độ âm, trong khi đó iodine và hidrogen phản ứng khi đun nóng và là phản ứng thuận nghịch. Phát biểu nào dưới đây là phù hợp nhất để lý giải cho sự khác nhau đó? A. Iodine có màu đậm hơn fluorine. B. Khả năng phản ứng của các đơn chất halogen tăng theo chiều tăng điện tích hạt nhân. C. Nguyên tử fluorine nhận thêm 1 electron để tạo ion âm.
  2. D. Nguyên tử fluorine dễ nhận thêm 1 electron vào lớp ngoài cùng hơn nguyên tử iodine. Câu 14: Nồng độ đối với chất tan trong dung dịch ở điều kiện chuẩn là A. 0,1 mol/l. B. 10 mol/l. C. 1 mol/l. D. 0,01 mol/l. Câu 15: Cho phản ứng hoá học xảy ra ở điều kiện chuẩn sau: C (s) + H2O (g) → CO (g) + H2 (g) , ∆rH0298 = + 131,25 kJ. Điều này chứng tỏ phản ứng A. không có sự thay đổi năng lượng. B. tỏa nhiệt. C. thu nhiệt. D. có sự giải phóng nhiệt lượng ra môi trường. Câu 16: Sục Cl2 vừa đủ vào dung dịch NaOH loãng, ở nhiệt độ thường, thu được dung dịch X. Vai trò của Cl2 trong phản ứng trên và thành phần của chất tan trong X là A. chất khử; NaClO. B. vừa khử vừa oxi hóa; NaCl, NaClO3 C. vừa khử vừa oxi hóa; NaCl, NaClO. D. chất oxi hóa; NaCl. Câu 17: Cho phản ứng tổng quát sau : aA + bB → mM + nN Cho biết tốc độ phản ứng chỉ nhận giá trị dương. Giải thích tại sao phải thêm dấu trừ trong biểu thức dưới đây khi tính tốc độ trung bình của phản ứng theo các chất tham gia phản ứng? A. Vì nồng độ của chất tham gia là A và B tăng dần theo thời gian mà v nhận giá trị âm. B. Vì nồng độ của chất tham gia là A và B giảm dần theo thời gian mà v nhận giá trị dương. C. Vì nồng độ của chất tham gia là A và B giảm dần theo thời gian mà v nhận giá trị âm. D. Vì nồng độ của chất tham gia là A và B tăng dần theo thời gian mà v nhận giá trị dương. Câu 18: Cho các phát biểu sau : a) Khi cho NaBr(s) tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, thấy hơi bay ra có màu nâu đỏ. b) NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, thu được khí chlorine. c) Ion F- không bị oxi hóa khi tiếp xúc với H2SO4 đặc, nóng. d) Khả năng phản ứng với H2SO4 đặc, nóng của ion I- mạnh hơn ion Br-. e) Có thể điều chế các hydrogen halide bằng cách cho NaX tác dụng với H2SO4 đặc, nóng (X là halogen). Số phát biểu đúng là A. 4 B. 2 C. 3 D. 5 Câu 19: Hoàn thành phát biểu về tốc độ phản ứng sau: "Tốc độ phản ứng được xác định bởi độ biến thiên ...(1)... của ...(2)... trong một đơn vị ...(3)..." A. (1) thời gian, (2) các chất phản ứng, (3) thể tích. B. (1) thời gian, (2) một chất sản phẩm, (3) nồng độ. C. (1) nồng độ, (2) một chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thời gian. D. (1) nồng độ, (2) một chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thể tích. Câu 20: Cho phản ứng: 2NO (g) + O2 (g) → 2NO2 (g). Theo định luật tác dụng khối lượng, biểu thức xác định tốc độ tức thời của phản ứng trên là A. v = k B. v = k C. v = k D. v = k Câu 21: Số oxi hóa của Mn trong phân tử KMnO4 là A. +6. B. -6. C. +7. D. -7. II/ TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) a. Cân bằng phương trình hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron, chỉ rõ chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hoá và quá trình khử: SO2 + Br2 + H2O → H2SO4 + HBr b. Cho phương trình nhiệt hóa học : C3H8(g) + 5O2(g) ⎯ → 3CO2(g) + 4H2O(l) ⎯ 0 t = -2218,86 kJ. Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2(g) và H2O(l) lần lượt là -393,50 kJ/mol và -285,84 kJ/mol. Tính nhiệt tạo thành chuẩn của C3H8(g). Câu 2 : (1,0 điểm) Cho chlorine (Cl2) dư vào 80 ml dung dịch X chứa NaCl 1M và NaI 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, làm bay hơi hỗn hợp sau thí nghiệm và sấy khô chất rắn, thu được m gam muối. Tính m. Câu 3 : (1,0 điểm) Người ta nung đá vôi để sản xuất CaO. Đá vôi trước khi cho vào lò nung thường được đập vỡ đến kích thước nhất định. Vì sao không để theo từng mảng lớn? Vì sao không đập mịn? (Cho Na=23, Cl=35,5, I=127)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2