intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Quế Sơn, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Quế Sơn, Quảng Nam" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Quế Sơn, Quảng Nam

  1. TRƯỜNG THPT QUẾ SƠN KIỂM TRA CUỐI KỲ 2- NĂM HỌC 2023-2024 TỔ: HOÁ-SINH-CNNN Môn: HOÁ HỌC – Lớp 10 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 04 trang) MÃ ĐỀ 301 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm, 21 câu) Câu 1: Khi đun nấu thức ăn, nếu củi được chẻ nhỏ thì quá trình cháy xảy ra nhanh hơn. Vậy người ta đã dựa vào yếu tố nào sau đây để tăng tốc độ phản ứng? A. Nồng độ. B. Nhiệt độ. C. Diện tích tiếp xúc. D. Áp suất. Câu 2: Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau: CO2(g)  CO(g) + 1 O2(g)  r H298 = +280 kJ. o 2 Giá trị  r H298 của phản ứng: 2CO2(g)  2CO(g) + O2(g) là o A. -420 kJ. B. -1120 kJ. C. +140 kJ. D. +560 kJ. Câu 3: Cho kim loại Fe tác dụng với khí Cl2 đun nóng, thu được muối trong đó Fe có số oxi hóa là A. +2. B. +1. C. +4. D. +3. Câu 4: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt? A. Vôi sống tác dụng với nước. B. Đốt cháy than. C. Sự cháy của nhiên liệu. D. Nung đá vôi. Câu 5: Khi để ở nhiệt độ 30 C, một quả táo bị hư sau 3 ngày. Khi được bảo quản trong tủ 0 lạnh ở nhiệt độ 00C quả táo đó bị hư sau 24 ngày. Táo để ở ngoài Táo bảo quản trong tủ lạnh Nếu bảo quản ở 20 C, quả táo sẽ bị hư sau bao nhiêu ngày? 0 A. 4. B. 8. C. 12. D. 6. Câu 6: Tính chất hóa học đặc trưng của các đơn chất halogen là tính A. khử. B. oxi hóa. C. acid. D. base. Câu 7: Khoảng 71% bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi biển và đại dương, phần còn lại là các lục địa và đảo. Theo em, hàm lượng nguyên tố halogen có nhiều nhất trong đại dương là A. bromine. B. chlorine. C. flourine. D. iodine. Câu 8: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, thì Trang 1/4 - Mã đề thi 301
  2. A. tốc độ phản ứng tăng. B. có thể tăng hoặc giảm tốc độ phản ứng. C. không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. D. tốc độ phản ứng giảm. Câu 9: Cho phản ứng hoá học tổng hợp ammonia N2(g) + 3H2(g)  2NH3(g). Khi tăng nồng độ của H2 lên 3 lần, giữ nguyên nồng độ N2 thì tốc độ phản ứng A. tăng lên 27 lần. B. tăng lên 9 lần. C. tăng lên 8 lần. D. giảm đi 2 lần. Câu 10: Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học là A. phương trình nhiệt hoá học chuẩn. B. nhiệt kèm theo phản ứng đó trong điều kiện chuẩn. C. enthalpy tạo thành chuẩn. D. năng lượng tự do chuẩn. Câu 11: Hoàn thành phát biểu về tốc độ phản ứng sau: "Tốc độ phản ứng của phản ứng hoá học là đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên ...(1)... của ...(2)... trong một đơn vị ...(3)..." A. (1) nồng độ, (2) một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng, (3) thời gian. B. (1) nồng độ, (2) một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng, (3) thể tích. C. (1) thời gian, (2) các chất phản ứng, (3) thể tích. D. (1) thời gian, (2) một chất sản phẩm, (3) nồng độ. Câu 12: Cho phản ứng tổng quát: aA + bB  cX + dY. Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng nào sau không đúng? A. . B. . C. . D. . Câu 13: Trong đời sống cũng như trong tự nhiên, phản ứng oxi hóa khử có vai trò rất quan trọng. Trong các quá trình dưới đây, quá trình nào không phải là phản ứng oxi hóa khử? A. Quang hợp ở thực vật. B. Điện phân. C. Thuỷ triều. D. Sự cháy của nhiên liệu. Câu 14: Phản ứng chuyển hóa giữa hai dạng đơn chất của carbon: C (kim cương) → C (graphite) r H0 = -1,9 KJ. 298 Nhận xét nào sau đây đúng? Phản ứng A. thu nhiệt, graphite bền hơn kim cương. B. thu nhiệt, kim cương bền hơn graphite. C. tỏa nhiệt, graphite bền hơn kim cương. D. tỏa nhiệt, kim cương bền hơn graphite. Câu 15: Cho phản ứng: 2KClO3(s)  2KCl(s)+ 3O2(g). Yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng trên là A. kích thước các tinh thể KClO3. B. áp suất. C. chất xúc tác. D. nhiệt độ. Câu 16: Cho các phương trình nhiệt hóa học: (1) CaCO3(s)  CaO(s) + CO2(g) ∆rH 0 = +176,0 kJ. 298 (2) C2H4(g) + H2(g)  C2H6(g) ∆rH 298 = -137,0 kJ. 0 (3) Fe2O3(s) + 2Al(s)  Al2O3(s) + 2Fe(s) ∆rH 0 = -851,5 kJ. 298 Trong các phản ứng trên, số phản ứng toả nhiệt là Trang 2/4 - Mã đề thi 301
  3. A. 2. B. 0. C. 1. D. 3. Câu 17: Phân tử halogen có màu nâu đỏ ở điều kiện thường là A. I2. B. Cl2. C. Br2. D. F2. Câu 18: Cho các phản ứng: (1) CaCO3(s)  CaO(s) + CO2(g)  r H298 = + 178,49kJ. o (2) C2H5OH(l) + 3O2(g)  2CO2(g) + 3H2O(l)  r H298 = -1370,70kJ. o (3) C(graphite,s) + O2(g)  CO2(g)  r H298 = - 393,51kJ. o Số phản ứng có thể tự xảy ra(sau giai đoạn khơi mào ban đầu) là A. 1. B. 3. C. 2. D. 0. Câu 19: Trong phản ứng oxi hoá khử, chất nhường electron được gọi là chất A. oxi hoá. B. khử. C. điện li. D. xúc tác. Câu 20: Cho phương trình nhiệt hoá học: 2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l) ΔrH0298= −571,6 kJ. Nhiệt tạo thành của H2O(l) ở điều kiện chuẩn là A. 285,8 kJ/ mol. B. 571,6 kJ. C. – 285,8 kJ/ mol. D. – 571,6 kJ/ mol. Câu 21: Cho hai mảnh Mg có cùng khối lượng vào hai ống nghiệm chứa cùng thể tích dung dịch HCl dư, nồng độ dung dịch HCl ở mỗi ống nghiệm là 2M và 0,5M như hình vẽ dưới đây. Nhận xét nào sau đây đúng? A. Mảnh Mg ở ống nghiệm (a) tan hết trước và thể tích khí thoát ra nhanh hơn. B. Mảnh Mg ở ống nghiệm (b) tan hết trước và thể tích khí thoát ra nhiều hơn. C. Hiện tượng ở hai ống như nhau và cùng phương trình Mg + 2HCl MgCl2 + H2. D. Mảnh Mg ở ống nghiệm (a) tan hết trước và thể tích khí thoát ra ít hơn ống (b). II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm, 3 câu) Câu 1: Xăng E5 là một loại xăng sinh học, được tạo thành khi trộn 5 thể tích ethanol (C2H5OH) với 95 thể tích xăng truyền thống, giúp thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. a. Viết phương trình đốt cháy ethanol tạo thành carbon dioxide và nước. b. Lập phương trình phản ứng hoá học trên theo phương pháp thăng bằng electron (đầy đủ các bước). Trang 3/4 - Mã đề thi 301
  4. Câu 2: Sulfuric acid (H2SO4) là hóa chất quan trọng trong công nghiệp, ứng dụng trong sản xuất phân bón, lọc dầu, xử lí nước thải,... Một giai đoạn để sản xuất H 2SO4 là phản ứng 2SO2(g) + O2(g) 2SO3(g), kết quả thực nghiệm của phản ứng cho giá trị theo bảng. Thời gian (s) SO2 (M) O2 (M) SO3 (M) 300 0,027 x 0,0072 720 a 0,0462 y a. Viết biểu thức tính tốc độ trung bình của phản ứng trên. b. Xác định giá trị a trong bảng. Biết tại thời điểm 720s, nồng độ SO 2 chỉ còn 30% so với tại thời điểm 300s. c. Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên theo SO2. d. Xác định các giá trị nồng độ còn thiếu x, y trong bảng? Câu 3: Rong biển, còn gọi là tảo bẹ, loài sinh vật sống dưới biển, được xem là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người. Rong biển khô cung cấp đường, chất xơ, đạm, vitamin A, vitamin B2 và muối khoáng. Trong đó, thành phần được quan tâm hơn cả là nguyên tố vi lượng iodine. Trung bình, trong 100 gam tảo bẹ khô có chứa khoảng 1000 g iodine. Để sản xuất 1 tấn iodine thì cần bao nhiêu tấn tảo bẹ khô? ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 301
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2