intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Hoá học lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

Chia sẻ: Hoangnhanduc25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Hoá học lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Hoá học lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NĂM HỌC 2021- 2022 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN: LỊCH SỬ 12 Thời gian làm bài :45 phút (Đề có 30 câu) (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................ Số báo danh……............. Mã đề 201 Câu 1: Sau Hiệp định Giơnevơ (1954), sự kiện nào sau đây cho thấy miền Bắc nước ta được giải phóng hoàn toàn? A. quân ta tiếp quản Hà Nội. B. quân Pháp rút khỏi Hà Nội. C. Bác Hồ ra mắt nhân dân Hà Nội. D. quân Pháp rút khỏi Hải Phòng. Câu 2: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng ta, đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ cách mạng của từng miền? A. Đại hội lần thứ II năm 1951. B. Đại hội lần thứ I năm 1935. C. Đại hội lần thứ III năm 1960. D. Đại hội lần thứ VI năm 1986 Câu 3: Thắng lợi nào của quân và dân miền Nam đã làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm? A. “Đồng khởi” (1960). B. Ấp Bắc (1963). C. Bình Giã (1964). D. Biên giới (1950). Câu 4: Chiến thắng nào sau đây của quân và dân miền Nam Việt Nam được coi là “Âp Bắc” đối với quân Mĩ? A. Vạn Tường (Quảng Ngãi). B. Đồng Xoài (Bình Phước). C. Đông Khê (Cao Bằng). D. “Buôn Ma Thuột” (Đắc Lắc) Câu 5: Cuối năm 1972, quân dân miền Bắc Việt Nam đã làm nên chiến thắng lich sử nào? A. Núi Thành. B. Việt Bắc. C. Biên giới phía Bắc. D. “Điện Biên Phủ trên không”. Câu 6: Mĩ buộc phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược, tức là thừa nhận thất bại của chiến lược A. “Việt Nam hóa chiến tranh”. B. “Chiến tranh đơn phương”. C. “Chiến tranh li khai”. D. “Chiến lược toàn cầu”. Câu 7: Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định chọn địa bàn nào, làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975? A. Quảng Trị. B. Điện Biên Phủ. C. Tây Nguyên. D. Phan Rang. Câu 8: Thắng lợi nào của quân và dân Việt Nam buộc Mĩ phải kí kết Hiệp định Pari? A. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. B. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. C. Thắng lợi chiến dịch Tây Nguyên năm 1975. D. Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Câu 9: Ngay sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu đặt ra đối với nước ta lúc này là gì? A. Kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển - đảo. B. Đề phòng Pháp- Mĩ quay lại tái chiếm. C. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước. D. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Câu 10: Kết quả lớn nhất của kì họp thứ nhât Quốc hội khóa VI năm 1976 của nước Việt Nam là gì? A. Thông qua Hiến pháp đầu tiên. B. Thành lập Quân giải phóng miền Nam. C. Hoàn thành thống nhất về mặt nhà nước. D. Thành lập Trung ương cục miền Nam. Câu 11: Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 của quân dân Việt Nam diễn ra vào thời điểm nào? A. Tập đoàn”Khơme đỏ” lên cầm quyền ở Campuchia. B. Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam vừa kết thúc. C. Công cuộc đổi mới đất nước đang được triển khai. D. Việt Nam trở thành thành viên thứ VII của ASEAN. Câu 12: Việt Nam tiến hành đường lối đổi mới (1986) trong bối cảnh lịch sử nào? A. Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc còn tiếp diễn. Trang 1/3- Mã đề 201
  2. B. Liên Xô và Mĩ tuyên bố kết thúc Chiến tranh lạnh. C. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đang phát triển. D. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội. Câu 13: Ý nào dưới đây được Mĩ coi là “quốc sách” trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961–1965) ở miền Nam Việt Nam? A. “Trực thăng vận”. B. “Ấp chiến lược”. C. “Thiết xa vận”. D. “Phi Mĩ hóa”. Câu 14: Chiến dịch nào sau đây thắng lợi đã gây nên tâm lí tuyệt vọng cho chinh quyền Sài Gòn, đưa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta sang thế mạnh áp đảo? A. Huế - Đà Nẵng. B. Thượng Lào. C. “Lam Sơn – 719”. D. Tây Nguyên. Câu 15: Điều kiện quyết định đưa đến sự bùng nổ phong trào “Đồng khởi” (1959 –1960) ở miền Nam Việt Nam là A. do chính sách khủng bố, đàn áp dã man của chính quyền Mĩ - Diệm. B. Mĩ - Diệm phá bỏ Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương . C. sự chi viện sức người, sức của từ miền Bắc không ngừng gia tăng. D. quyết định Hội nghị 15 (1- 1959) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Câu 16: Thủ đoạn của Mĩ khi thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) ở Việt Nam là gì? A. Trực tiếp gây chiến tranh phá hoại miền Bắc. B. Thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô. C. Dùng người Việt đánh người Đông Dương. D. Rút dần quân Mĩ và quân đồng minh về nước. Câu 17: Ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đối với cách mạng Việt Nam là A. đánh dấu từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. B. giành được thế chủ động trên chiến trường chính. C. từ phản công chiến lược tiến lên tổng tiến công chiến lược. D. buộc Mĩ đến bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Pari. Câu 18: Sự kiện nào sau đây cho thấy tương quan lực lượng thay đổi mau lẹ và gây bất lợi lớn nhất cho chính quyền Sài Gòn? A. Tổng thống Kennơđi bị ám sát năm 1963. B. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức năm 1975. C. Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam được kí kết. D. Năm 1963, Tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại. Câu 19: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam” là nhận định của Đảng ta sau thắng lợi của A. chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”. B. chiến dịch Hồ Chí Minh. C. chiến dịch Đường 14 – Phước Long. D. chiến dịch Huế - Đà Nẵng. Câu 20; Trở ngại chính trị lớn nhất đối với nước ta ngay sau đại thắng mùa Xuân năm 1975 là gì? A. Đất nước vẫn còn trong tình trạng tạm thời bị chia cắt. B. Đất nước được độc lập nhưng nguy cơ tụt hậu vẫn còn. C. Hậu quả chiến tranh và nhiều tàn dư chế độ cũ còn phổ biến. D. Hai miền đang tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Câu 21: Năm 1986, Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước nhằm mục tiêu trước mắt là A. để vượt qua thách thức, nắm bắt thời cơ, hội nhập quốc tế. B. phù hợp với sự phát triển công nghệ và xu thế toàn cầu hóa. C. để dung hòa tương quan lực lượng giữa các nước trong khu vực D. để khắc phục sai lầm, đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng. Câu 22: Sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) cách mạng miền Nam Việt Nam chuyển từ A. kháng chiến chống Pháp sang kháng chiến chống cả Pháp và Mĩ. B. chiến tranh chông Pháp - Nhật sang trực tiếp kháng chiến chống Mĩ. C. đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm. D. chiến lược phòng ngự bị động sang thế chủ động trên toàn miền Nam. Trang 2/3- Mã đề 201
  3. Câu 23: Điểm khác biệt gữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) so với “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ ở Việt Nam là A. lực lượng tham chiến và phạm vi chiến tranh. B. hệ thống cố vấn và nguồn viện trợ quân sự. C. mục tiêu cuối cùng của cuộc chiến tranh. D. mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. Câu 24: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 (1-1959) và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Trung ương (7-1973) của Đảng ta đều xác định phương hướng của cách mạng miền Nam là A. khẳng định tiếp tục con đường cách mạng bằng bạo lực. B. giành chính quyền bằng đấu tranh chính trị là chủ yếu. C. đấu tranh cả 3 mặt trận: chính trị - quân sự - ngoại giao. D. tiếp tục từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. Câu 25: Điều khoản nào trong Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam, đã làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng miền Nam? A. Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền. B. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị. C. Mĩ cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống phá miền Bắc. D. Mĩ rút hết quân đội và quân đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự. Câu 26: Tại sao cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam thắng lợi, mang ý nghĩa thời đại sâu sắc? A. Đánh bại một cường quốc giàu mạnh nhất thế giới. B. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ. C. Buộc Mĩ phải tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. D. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân. Câu 27: Hai lần Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946 và 1976 ở nước ta đều diễn ra đúng vào thời điểm A. đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa từ thù trong, giặc ngoài. B. chiến tranh kết thúc, đất nước hòa bình, Bắc - Nam sum họp. C. đất nước thống nhất, tình hình kinh tế - xã hội ổn định. D. ngay sau những thắng lợi to lớn của dân tộc Việt Nam. Câu 28: Từ 1954 đến 1975, để biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự. Mĩ đã A. liên tục thay đổi và triển khai các chiến lược chiến tranh xâm lược. B. lôi kéo các nước đồng minh cùng trực tếp tham gia chiến tranh. C. viện trợ cho Pháp để kéo dài và quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương. D. dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam. Câu 29: Biểu hiện nào sau đây cho thấy vai trò quyết định của hậu phương miền Bắc đối với sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà? A. Đánh thắng chiến tranh phá hoại, phối hợp chiến đấu và chi viên cho miền Nam. B. Bảo vệ vững chắc miền Bắc, đáp ứng kịp thời yêu cầu cuộc sống của nhân dân. C. Hoàn thành nghĩa vụ hậu phương và nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Campuchia. D. Phối hợp với miền Nam, trực tiếp đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ. Câu 30: Bài học cơ bản xuyên suốt, trở thành nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ 1945 đến 2000 là gì? A. Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. B. Vấn đề bạo lực luôn đặt lên hàng đầu trong mọi tình huống. C. Không ngừng củng cố, tăng cường khối đoàn kết hai miền. D. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. …….. HẾT ……. Trang 3/3- Mã đề 201
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2