intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Hoá học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Hoá học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Hoá học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng

  1. Trường THCS Lý Tự Trọng ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên:............................................ Năm học : 2022 – 2023 Lớp:8/...... Môn : Hóa học – Lớp: 8 Đề A Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề) Điểm Lời phê của giáo viên: I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Khoanh tròn vào một trong các chữ A, B, C, D đầu câu trả lời đúng: 3 câu trả lời đúng được 1,0đ (mỗi câu 1/3đ) Câu 1: Nguyên liệu để điều chế khí O2 trong phòng thí nghiệm là A. H2O. B. KMnO4. C. Không khí. D. CaCO3. Câu 2: Thành phần theo thể tích của không khí là A. 21% khí nitơ; 78% khí oxi; 1% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm,…). B. 21% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm,…); 78% khí nitơ; 1% khí oxi. C. 21% khí oxi; 78% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm,…); 1% khí oxi. D. 21% khí oxi; 78% khí nitơ; 1% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm,…). Câu 3: Người ta có thể thu khí oxi vào ống nghiệm bằng phương pháp: A. Đẩy nước vì khí oxi tan vô hạn trong nước. B. Đẩy nước vì khí oxi ít tan trong nước. C. Đẩy nước vì khí oxi nhẹ hơn không khí. D. Đẩy nước vì khí oxi nặng bằng không khí. Câu 4: Nước phản ứng được với chất nào dưới đây ở nhiệt độ thường? A. Ag. B. SiO2. C. K2O. D. Cu. Câu 5: Hợp chất tạo ra do oxit axit hóa hợp được với nước là A. axit. B. bazơ. C. muối. D. oxit axit. Câu 6: Nước có vai trò là A. tham gia vào nhiều quá trình hóa học quan trọng trong cơ thể người và động vật. B. dùng làm chất khử để điều chế một số kim loại từ oxit của chúng. C. hợp chất tạo bởi hai nguyên tố hóa học là hidro và oxi. D. dùng làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa, ôtô, dùng trong đèn xì để hàn cắt kim loại… Câu 7: Mỗi người cần góp phần giữ cho các nguồn nước không bị ô nhiễm bằng cách: A. thải trực tiếp các loại phân bón hóa học, các chất độc hại xuống ao, hồ, sông. B. không vứt rác thải xuống ao, hồ, kênh rạch, sông. C. không cần phải xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi cho nước thải chảy vào hồ, sông, biển. D. vứt rác thải sinh hoạt và rác thải y tế xuống biển. Câu 8: Chất nào sau đây là muối axit?
  2. A. BaCO3. B. K2SO4. C. NaHS. D. Zn(NO3)2. Câu 9: Chất nào sau đây là bazơ không tan trong nước? A. NaOH. B. Mg(OH)2. C. Ba(OH)2. D. KOH. Câu 10: Công thức hóa học của axit sunfurơ là A. H2SO3. B. H2SO4. C. H2S. D. H2SiO3. Câu 11: Phân tử axit gồm có A. một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại. B. một nguyên tử hiđro liên kết với một hay nhiều gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại. C. một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với một hay nhiều gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại. D. nhiều nguyên tử hiđro liên kết với một hay nhiều gốc axit, các nguyên tử hiđro này không thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại. Câu 12: Phân tử bazơ gồm có A. một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (- OH). B. một nguyên tử kim loại liên kết với một nhóm hidroxit (- OH). C. một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một nhóm hidroxit (- OH). D. một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (- OH). Câu 13: Dãy chất nào sau đây tác dụng với khí oxi tạo thành oxit bazơ: A. P; S; H2. B. S; C; Si. C. Na; Mg; Fe. D. Cl2; P; C. Câu 14: Tên gọi lần lượt của 1 số muối có công thức hóa học sau đây: Ba(HS) 2; Zn(H2PO4)2; Fe(NO3)3 là A. Bari hiđrosunfua; kẽm đihiđrophotphat; sắt nitrat. B. Bari (II) hiđrosunfua; kẽm hiđrophotphat; sắt nitrat. C. Bari hiđrosunfua; kẽm đihiđrophotphat; sắt (III) nitrat. D. Bari hiđrosunfua; kẽm (II) đihiđrophotphat; sắt (II) nitrat. Câu 15: Hiện tượng quan sát được khi cho khí hiđro đi qua bột CuO đun nóng là A. bột CuO chuyển dần thành lớp đồng kim loại màu đen, có những giọt nước tạo thành ở trong ống nghiệm đặt trong cốc nước. B. bột CuO màu đen chuyển dần thành lớp đồng kim loại màu đỏ gạch, có những giọt nước tạo thành ở trong ống nghiệm đặt trong cốc nước. C. không thấy có hiện tượng gì xảy ra. D. bột CuO chuyển dần thành lớp đồng kim loại màu vàng, có những giọt nước tạo thành ở trong ống nghiệm đặt trong cốc nước. II. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Viết công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit sau: Na 2O; Fe2O3; MgO; CaO. Câu 2. (2,0 điểm)
  3. 2.1. (1,0 điểm) Có 3 lọ mất nhãn đựng các chất lỏng không màu: dung dịch NaOH, dung dịch NaNO3, dung dịch HCl. Bằng cách nào để nhận biết từng chất ? 2.2. (1,0 điểm) Viết phương trình hóa học hoàn thành dãy chuyển hóa sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có): Câu 3. (2,0 điểm) Cho 20 gam hỗn hợp Na và Na2O tác dụng hết với nước thấy có 6,72 lít H2 thoát ra (ở đktc). a) Tính khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp. b) Tính thành phần phần trăm của các chất có trong hỗn hợp ban đầu. (Biết: O =16; C =12; H =1; Al = 27; N = 14; P = 31; Na = 23 ) Bài làm:
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II Năm học : 2022 – 2023 Môn : Hóa học – Lớp: 8 I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) (Mỗi đáp án đúng được 0,3đ, đúng 2 đáp án được 0,7đ, đúng 3 đáp án được 1đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đề A B D B C A A B C B A A D C C B II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu Nội dung Điểm Công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit sau: Oxit Bazơ tương ứng 1 Na2O NaOH 0,25đ (1,0đ Fe2O3 Fe(OH)3 0,25đ ) MgO Mg(OH)2 0,25đ CaO Ca(OH)2 0,25đ a. ( 1,0 điểm) - Lấy mỗi lọ một ít làm mẫu thử. 0,25đ - Cho quỳ tím vào lần lượt từng mẫu thử: 0,25đ + Mẫu thử làm quỳ tím hóa xanh là dung dịch NaOH. 0,25đ 2 + Mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ là dung dịch HCl. 0,25đ (2,0đ + Mẫu thử không làm quỳ tím đổi màu là dung dịch NaNO3. ) b. (1,0 điểm) Phương trình hóa học: (1) Fe2O3 + 3H2 to 2Fe + 3H2O 0,25đ (2) Fe + 2HCl FeCl2 + H2 0,25đ o (3) 2H2 + O2 t 2H2O 0,25đ (4) H2O + SO3 H2SO4 0,25đ PTHH 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 0,5đ 0,6 0,3 (mol) Na2O + H2O 2NaOH a/ Số mol H2 là: 0,125đ 3 mNa = 0,6 . 23 = 13,8 (g) (2,0đ mNa2O = 20 – 13,8 = 6,2 (g) 0,25đ ) 0,25đ b/ Thành phần phần trăm các chất có trong hỗn hợp ban đầu là: 0,5đ 0,5đ (HS giải theo cách khác, nếu đúng vẫn chấm điểm tối đa)
  5. Trường THCS Lý Tự Trọng ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên:............................................ Năm học : 2022 – 2023 Lớp:8/...... Môn : Hóa học – Lớp: 8 Đề B Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề) Điểm Lời phê của giáo viên: I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Khoanh tròn vào một trong các chữ A, B, C, D đầu câu trả lời đúng: 3 câu trả lời đúng được 1,0đ (mỗi câu 1/3đ) Câu 1. Chất tác dụng được với nước là A. ZnO. B. CuO. C. K2O. D. FeO. Câu 2. Công thức hóa học của axit sunfurơ là A.H2S. B. H2SO4. C.Na2SO3. D. H2SO3. Câu 3. Nguyên liệu dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm là A. KMnO4 và H2O. B. KClO3 và CaCO3. C. KClO3 và KMnO4. D. KMnO4 và không khí. Câu 4. Thành phần các chất trong không khí là A. 9% Nitơ, 90% Oxi, 1% các khí khác. B. 91% Nitơ, 8% Oxi, 1% các khí khác. C. 50% Nitơ, 50% Oxi. D. 21% Oxi, 78% Nitơ, 1% các khí khác. Câu 5. Bazơ không tan trong nước là A. Cu(OH)2. B. NaOH. C. KOH. D. Ca(OH)2. Câu 6. Tên gọi của các chất có công thức hóa học: Na2HPO4, ZnS, Na2SO3 lần lượt là A.Natri đihiđrophotphat, kẽm sunfua, natri sunfit. B.Natri hiđrophotphat, kẽm sunfat, natri sunfit. C. Natri hiđrophotphat, kẽm sunfua, natri sunfat. D. Natri hiđrophotphat, kẽm sunfua, natri sunfit. Câu 7. Phân tử axit gồm có A.Một hay nhiều nguyên tử phi kim liên kết với gốc axit. B.Một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit. C.Một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. D.Một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit ( -OH). Câu 8. Hiện tượng quan sát được khi cho khí H2 đi qua bột CuO đun nóng là A.bột CuO chuyển dần thành lớp đồng kim loại màu đen, có hơi nước tạo thành. B.không thấy hiện tượng gì xảy ra. C.bột CuO chuyển dần thành lớp đồng kim loại màu đỏ gạch, có hơi nước tạo thành. D.bột CuO chuyển dần thành lớp đồng kim loại màu nâu, có hơi nước tạo thành. Câu 9. Dòng nào sau đây không phải là vai trò của nước? A.Nước hòa tan nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống. B.Nước là hợp chất được tạo bởi hai nguyên tố là hiđro và oxi. C.Nước rất cần cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải….
  6. D.Nước tham gia vào nhiều quá trình hóa học quan trọng trong cơ thể người, động vật. Câu 10. Dãy chất nào sau đây tác dụng với khí oxi tạo thành oxit axit? A. Na, Al, C. B. Fe, Al, Zn. C. C, P, Fe. D.C, S, P. Câu 11. Để thu khí oxi bằng cách đẩy không khí, bình thu khí oxi phải đặt như thế nào? A.Ngửa bình. B. Úp bình. C. Nằm ngang. D. nằm nghiêng. Câu 12. Hợp chất tạo ra do oxit bazơ hóa hợp với nước là A.dung dịch axit. B. oxit axit. C. dung dịch bazơ. D. muối. Câu 13. Muối nào sau đây là muối axit A.CaCO3. B. CaCl2. C. Ca(HCO3)2. D. CaSO4. Câu 14. Đâu không phải là biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước ? A. Không vứt rác bừa bãi xuống ao, hồ, kênh rạch. B. Phải xử lý nước thải trước khi cho nước thải chảy vào sông, hồ, biển. C. Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ nguồn nước. D. Không xử lí nước thải trước khi thải vào nguồn nước. Câu 15. Phân tử bazơ gồm có A.một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit ( -OH). B.một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit ( -OH). C.một nguyên tử phi kim liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit ( -OH). D.một nguyên tử kim loại liên kết với một nhóm hiđroxit ( -OH). II. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Viết CTHH của axit tương ứng với các oxit sau: SO3, P2O5, N2O5, CO2 Câu 2. (2,0 điểm) 2.1. (1,0 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 3 dung dịch sau đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn: KCl; HCl; KOH. 2.2. (1,0 điểm) Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có): Câu 3. (2,0 điểm) Cho 46 gam hỗn hợp Na và Na 2O tác dụng hết với nước thấy có 5,6 lít H 2 thoát ra (ở đktc). a) Tính khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp. b) Tính thành phần phần trăm của các chất có trong hỗn hợp ban đầu. (Biết: O =16, H =1,Na = 23) Bài làm:
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II Năm học : 2022 – 2023 Môn : Hóa học – Lớp: 8 I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) (Mỗi đáp án đúng được 0,3đ, đúng 2 đáp án được 0,7đ, đúng 3 đáp án được 1đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đề B D B C B D A C C D B C D C D A II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu Nội dung Điểm (Nêu đúng mỗi ý được 0,25đ) CTHH oxit CTHH axit tương ứng 1 0,25đ SO3 H2SO4 (1,0đ P2O5 H3PO4 0,25đ ) N2O5 HNO3 0,25đ CO2 H2CO3 0,25đ a) (1,0đ) Trích 3 mẫu thử trên lần lượt tác dụng với quỳ tím. Nếu mẫu thử nào làm: 0,25đ + Quỳ tím hóa đỏ đó là: HCl 0,25đ + Quỳ tím hóa xanh đó là: KOH 0,25đ + Không làm đổi màu quỳ tím đó là: KCl 0,25đ 2 b) (1,0đ) (2,0đ Fe3O4 + 4H2 3Fe + 4H2O 0,25đ ) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 0,25đ 2H2 + O2 2H2O 0,25đ H2O + Na2O → 2NaOH (Hoặc: 2H2O + 2Na → 2NaOH + H2) 0,25đ (Nếu HS không cân bằng đúng mỗi PT trừ 0,125đ; không rút gọn hệ số thì trừ 0,0625đ mỗi PT) Nếu HS thiếu 2 điều kiện trừ 0,125đ; thiếu 1 điều kiện thì tha) 3 a/ PTHH lập đúng : (2,0đ 2Na + 2H2O  2NaOH + H2 0,25đ ) 2 2 2 1 (mol) 0,5 0,5 0,25 (mol) 0,125đ Na2O + H2O 2 NaOH 0,25đ Tính số mol H2 : n = v/ 22,4 = 5,6/ 22,4 = 0,25 mol 0,125đ Tính đúng khối lượng của Na: m = n x M = 0,5 x 23= 11,5 g 0,125đ
  8. Tính khối lượng Na2O: mNa2O = 46 – 11,5 = 34,5 g 0,125đ b. Tính đúng % khối lượng của Na, % khối lượng của Na2O : %mNa = mNa / mhh .100% = 11,5/46 . 100% = 25% 0,5đ %mNa2O = 100% - %mNa = 100% - 25% = 75% 0,5đ ( HS ghi thiếu 2đơn vị trừ 0,125đ, thiếu 2 công thức tính trừ 0,125đ, sai cân bằng trừ 0,125đ/ 1PT) (HS giải theo cách khác, nếu đúng vẫn chấm điểm tối đa)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2