PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 Môn: Hóa học 9. Năm học 2017 – 2018 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) A. Trắc nghiệm: ( 3 điểm) Khoanh tròn một trong các chữ cái A,B,C,D trước phương án mà em cho là đúng. Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm II . Vậy nguyên tố X chiếm vị trí số mấy trong bảng tuần hoàn. A .5 B.3 C. 12 D .20 Câu 2: Trong các khí sau khí nào được tạo ra từ đất đèn A.CH4 B.C2H4 C.C2H2 D.C4H10 Câu 3: Hiđrocacbon nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn : A. etylen B.benzen C. axetilen D. metan Câu 4: Phương pháp hóa nào sau đây được dùng để loại bỏ khí etylen lẫn trong khí metan: A. Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch brom dư B. Đốt cháy hỗn hợp trong không khí. C. Dẫn hỗn hơp khí đi qua nước vôi trong dư. D. Dẫn hỗn hợp khí đi qua nước. Câu 5: Pha 8 lít rượu êtylic với 12 lít nước được dung dịch có nồng độ rượu là: A.40o B. 15o C.60o D.66,66o Câu 6 : Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt 2 lọ mất nhãn chứa 2 khí CH4 và C2H4: A. Quỳ tím ẩm B. Dung dịch brom C. dung dịch natrihidroxit D. Dung dịch axit clohidric B. Tự luận Câu 7: (2 điểm) Có 4 lọ bị mất nhãn đựng các chất NaOH, HCl, NaNO3, NaCl. Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết 4 dung dịch này. Câu 8: (2 điểm) Viết phương trình phản ứng biểu diễn chuỗi biến hoá sau: (2) (4) CaC2 (1) C2H2 C2H4 (3) C2H5OH CH3COOH Câu 9: (3 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 2,3 gam rượu êtylic rồi dẫn sản phẩm qua 150ml dung dịch NaOH 1M a) Viết các phương trình hóa học xảy ra . b) Tính thể tích oxi , thể tích không khí cẩn cho phản ứng trên c) Tính khối lượng muối thu được (Biết VO2= 1/5 Vkk)( O = 16,C =12,Na=23, H=1) TM/BGH TỔ TRƯỞNG GVBM (Ký xác nhận) (Ký duyệt) (ký, ghi rõ họ tên) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐÁP ÁN A. Trắc nghiệm : CÂU 1 2 3 4 5 Đáp án C C D A A B. Tự luận : Câu 7: - Lấy mỗi chất 1 ít ra từng ống nghiệm làm mẫu thử - Cho vào 4 mẫu mỗi mẫu 1 mẩu quỳ tím: + Nếu mẫu nào quỳ tím hóa đỏ thì lọ đựng HCl + Nếu mẫu nào quỳ tím hóa xanh thì lọ đó là NaOH + Hai mẫu còn lại NaNO3 và NaCl. - Cho vào mẫu này vài giọt AgNO3. + Nếu mẫu nào có kết tủa trắng thì đó là NaCl NaCl + AgNO3 NaNO3 + AgCl + Mẫu còn lại không có hiện tượng gì là NaNO3 Câu 8: CaC2 + 2H2O Ca(OH)2 + C2H2 C2H2 + H2 C2H4 + H2O C2H5OH + O2 Câu 9: C2H4 C2H5OH CH3COOH + H2O C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O Số mol C2H5OH : 2,3 : 46 = 0,05 (mol) Theo phương trình :Số mol O2 = 0,05.3 =0,15 (mol) Thể tích O2 =0,15. 22,4 =3,36 (l) Thể tích không khí : 3,36 .5 =16,8(l) Số mol NaOH : 0,15 .1 =0,15 (mol) Số mol CO2 =0,05.2=0,1 Số mol NaOH : Số mol CO2 =0,15 :0,1 =1,5 Sản phẩm tạo hỗn hợp 2 muối Na2CO3 và NaHCO3 2 NaOH + CO2 Na2CO3 + H2O (1) 2x x x NaOH + CO2 NaHCO3 (2) y y y Gọi số mol CO2 trong phản ứng 1 và 2 lần lượt là x và y Ta có hệ PT : 2x + y = 0,15 x + y = 0,1 Giải ra ta được x=y = 0,05 ĐIỂM ( 3điểm) 6 B (7 điểm) (2 đ ) (0,5 đ) (0,25 đ) (0,25 đ) (0,25 đ) (0,25 đ) (0,25 đ) (0,25 đ) (2 đ ) 0,5 0,5 0,5 0,5 (3 đ ) 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 Khối lượng Na2CO3 = 0,05 x 102= 5.1 gam Khối lượng NaHCO3 = 0,05 x 84 = 4.2 gam Vậy khối lượng muối tạo thành = 5,1 + 4,2 = 9,3 gam