intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Hòa Hội, Xuyên Mộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn "Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Hòa Hội, Xuyên Mộc’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Hòa Hội, Xuyên Mộc

  1. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN XUYÊN MỘC MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II HỘI ĐỒNG BỘ MÔN KHTN THCS KHTN LỚP 6 NĂM HỌC: 2022-2023 Thời gian làm bài: 90 phút I. Mục đích : 1. Phạm vi kiến thức: Từ tiết 102 đến tiết 136 theo phân phối chương trình. 2. Mục đích: - Học sinh: Nắm và vận dụng kiến thức về:  Chủ đề 9: Lực  Chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống.  Chủ đề 11: Trái Đất và bầu trời. - Giáo viên: Kiểm tra đánh giá việc tiếp thu kiến thức của học sinh. II. Hình thức đề kiểm tra: Kết hợp TNKQ và Tự luận (30% TNKQ, 70% TL). III. Thiết lập ma trận đề kiểm tra: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 3điểm (gồm 12 câu hỏi: nhận biết: 8 câu, thông hiểu: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm. - Phần tự luận: 7,0 điểm(2 câu nhận biết: 2điểm; 2 câu thông hiểu: 2điểm; 2 câu vận dụng thấp: 2điểm; 1 câu vận dụng cao: 1điểm). 1. Bảng trọng số. Chủ Tổng Tổng điểm (%) đề M số Ứ câu C Đ Ộ Nhậ Thô Vận Vận n ng dụn dụng biết hiểu g cao Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự luận Trắc Tự Số câu Tự nghiệ luận nghiệ luận nghiệ nghiệ luận trắc luận m m m m nghiệ m 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CĐ1: 5 3 1 1 8 2 4,0 Lực(15T) CĐ2:Năng 1 1 1 3 3,0 lượng và cuộc sống.
  2. (10T) CĐ3: 3 1 1 1 4 2 3,0 Trái Đất và bầu trời (10T) Tổng số ý 8 1 4 2 2 2 12 7 Tổng điểm 2,0 2,0 1,0 2,0 2,0 2,0 3,0 7,0 10,0 2. Bảng đặc tả: Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao tiết(số Chủ đề điểm) TN TL TN TL - Nhận biết được - Lấy được ví dụ -Lấy được ví dụ - Giải thích 15t (4đ) lực. về tác dụng của được một số về một số ảnh - Nêu được dụng cụ lực: làm thay đổi hưởng của lực Ứng dụng của đo và đơn vị của tốc độ, thay đổi lực. hướng chuyển ma sát trong an lực đàn hồi, - Biết được cấu tạo động, làm biến toàn giao thông lực ma sát của lực kế. dạng vật. đường bộ. trong đời - Biết được các - Biết cách đo - Lấy được ví sống. bước đo lực bằng lực. dụ về tác dụng - Bài toán về lực kế. - Lấy được ví dụ của lực làm 1. Chủ đề -Nêu được khái độ dãn lò xo tỉ về lực tiếp xúc: thay đổi tốc độ, 9: Lực lực va chạm, lực lệ với khối niệm lực ma sát; hướng chuyển đàn hồi, lực động, biến dạng lượng vật treo. khái niệm về lực căng, lực ma sát vật. ma sát trượt; khái nghỉ, lực ma sát - Biểu diễn niệm về lực ma trượt, lực cản của được một lực sát nghỉ. không khí, lực bằng một vectơ. - Nêu được các cản của nước. - Giải bài toán khái niệm: lực tính trọng lượng hấp dẫn), trọng đơn giản. lượng của vật. Số câu 5 3 1 1 10 Số 1.25đ 0.75đ 1đ 1đ 4đ điểm 2. Chủ đề - Nêu được sự - Hiểu được các - Chứng minh - Vận dụng 10t (3đ) 10: Năng truyền năng lượng tiêu chí phân loại được năng kiến thức xử lí lượng và trong một số trường năng lượng, lấy lượng đặc trưng sự cố thường cuộc sống hợp đơn giản trong ví dụ. cho khả năng gặp trong tự thực tiễn. tác dụng lực. nhiên và đời - Lấy được ví dụ sống. - Nêu được định về sự truyền - Đề xuất được luật bảo toàn năng năng lượng từ một vài biện - Giải thích lượng. vật này sang vật pháp đơn giản được các hiện
  3. - Nêu được: Năng khác từ dạng này để tiết kiệm tượng trong lượng hao phí luôn sang dạng khác năng lượng thực tế có sự xuất hiện khi năng thì năng lượng trong các hoạt chuyển hóa lượng được chuyển không được bảo động hàng ngày. năng lượng từ dạng này sang toàn mà xuất dạng khác, từ vật hiện một năng này sang vật khác. lượng hao phí trong quá trình - Nêu được: Vật truyền và biến liệu giải phóng đổi. năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy gọi là nhiên liệu. Số câu 1 1 1 3 Số 1đ 1đ 1đ 3đ điểm - Nêu được Mặt - Giải thích được - Giải thích - Giải thích 10t (3đ) Trời và sao là các quy luật chuyển được các pha được hình ảnh thiên thể phát sáng; động mọc, lặn của Mặt Trăng quan sát thấy Mặt Trăng, các của Mặt Trời. trong Tuần về sao chổi. hành tinh và sao -Mô tả được sơ Trăng. - Giải thích 3. Chủ đề chổi phản xạ ánh lược cấu trúc của được hệ Mặt 11: Trái đất hệ Mặt Trời, nêu và bầu trời sáng Mặt Trời. Trời là một được các hành - Biết được: Hệ Mặt tinh cách Mặt phần nhỏ của Trời là một phần Trời các khoảng Ngân Hà. nhỏ của Ngân Hà; cách khác nhau trong vũ trụ, ngoài và có chu kì Ngân Hà, còn có quay khác nhau. hàng tỷ thiên hà khác. Số câu 3 1 1 1 6 Số 0.75đ 1đ 0.25đ 1đ 3đ điểm Tổng 8 2 4 2 2 1 19 câu Điểm 2đ 2đ 1đ 2đ 2đ 1đ 10đ Tổng 10đ(100% 4đ(40%) 3đ(30%) 2đ(20%) 1đ(10%) Điểm(%) ) IV. ĐỀ RA:
  4. UBND HUYỆN XUYÊN MỘC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS HÒA HỘI MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra.../..../ năm 2023 Thời gian: 90 phút Họ và tên:.............................Lớp ĐIỂM Nhận xét của giáo viên I. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: Hoạt động nào dưới đây không cần tác dụng lực? A. Đọc một trang sách. B. Kéo một gàu nước. C. Nâng một tấm gỗ. D. Đẩy một chiếc xe. Câu 2: Dụng cụ nào sau đây dùng để đo lực? A. Đồng hồ. B. Nhiệt kế. C. Lực kế. D. Tốc kế. Câu 3: Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật A. lăn trên bề mặt của vật khác. B. trượt trên bề mặt của vật khác. C. nằm yên trên bề mặt của vật khác. D. di chuyển trên bề mặt của vật khác. Câu 4: Lực hấp dẫn là A. lực đẩy giữa các vật có khối lượng. B. lực nén giữa các vật có khối lượng. C. lực hút giữa các vật có khối lượng. D. lực căng giữa các vật có khối lượng. Câu 5: Độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật gọi là A. trọng lượng của vật. B. thể tích của vật. C. khối lượng của vật. D. chiều dài của vật. Câu 6: Một học sinh đá quả bóng nhựa vào tường sau đó quả bóng bị méo đi. Lực tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả nào sau đây? A. không làm quả bóng chuyển động. B. vừa làm biến dạng và biến đổi chuyển động quả bóng. C. chỉ làm biến dạng mà không làm biến đổi chuyển động quả bóng. D. không làm biến dạng quả bóng. Câu 7: Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc? A. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa. B. Lực của chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng. C. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn.
  5. D. Lực của Nam cầm bình nước. Câu 8: Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước thì khó hơn? A. Vì nước chuyển động còn không khí thì không chuyển động. B. Vì khi xuống nước chúng ta nặng hơn. B. Vì nước có lực cản còn không khí thì không có lực cản. D. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí. Câu 9: Vật nào sau đây tự phát sáng? A. Trái Đất. B. Mặt Trời. C. Mặt Trăng. D. Sao Chổi. Câu 10: Nhóm nào sau đây phản xạ ánh sáng từ Mặt Trời? A. Mặt Trời, các sao. B. Mặt Trời, Trái Đất. C. Các hành tinh, sao chổi. D. Mặt Trời, Mặt Trăng. Câu 11: Hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của A. Trái Đất. B. Mặt Trăng. C. Ngân Hà. D. Hành tinh. Câu 12: Hằng ngày, ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây là do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của nó theo chiều từ A. nam sang bắc. B. tây sang đông. C. bắc sang nam. D. đông sang tây . II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1 (1 điểm): Phát biểu định luật bảo toàn năng lượng? Câu 2 (1 điểm): Trái Đất không tự phát sáng mà được chiếu bởi Mặt Trời. a) Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất? b) Phần nào của Trái Đất sẽ là ban ngày? Phần nào của Trái Đất sẽ là ban đêm? Câu 3 (1 điểm): a) Khi phân loại năng lượng theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, thì năng lượng được phân theo các dạng nào? b) Khi phân loại năng lượng theo mức độ ô nhiễm môi trường, thì năng lượng được phân theo các dạng nào? Câu 4 (1 điểm): Hệ Mặt Trời là gì? Hãy kể tên 8 hành tinh có trong hệ Mặt Trời. Câu 5 (1 điểm): Tính trọng lượng của các vật sau đây: a) Túi đường có khối lượng 2 kg. b) Túi kẹo có khối lượng 300 g. Câu 6 (1 điểm): Em hãy nêu 2 biện pháp tiết kiệm năng lượng mà em có thể áp dụng khi ở nhà? Câu 7 (1 điểm): Một lò xo xoắn có chiều dài ban đầu là 10 cm. Khi treo một quả cân 100 g thì chiều dài của lò xo là 12 cm. Nếu treo thêm quả cân 300 g thì chiều dài lúc này của lò xo là bao nhiêu? ( Cho biết độ dãn của lò xo tỉ lệ với khối lượng của vật treo). ..............Hết.................
  6. V. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM UBND HUYỆN XUYÊN MỘC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS HÒA HỘI MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra.../..../ năm 2023 Thời gian: 90 phút I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)- Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐA A C B C A B C D B C C B II.TỰ LUẬN (7 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 Định luật bảo toàn năng lượng: “ Năng lượng không tự nhiên sinh ra 1điểm (1 điểm) cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác”. Câu 2 a) Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất vì: Trái Đất có dạng 0,5 điểm (1 điểm) hình cầu nên Mặt Trời luôn chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất. b) Phần được Mặt Trời chiếu sáng sẽ là ban ngày, phần không được Mặt 0,5 điểm Trời chiếu sáng sẽ là ban đêm. Câu 3 a) Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, thì năng lượng được phân 0,5 điểm (1 điểm) loại theo các dạng: Năng lượng chuyển hóa toàn phần và năng lượng tái tạo.
  7. b) Khi phân loại năng lượng theo mức độ ô nhiễm môi trường, thì năng lượng được phân theo các dạng: Năng lượng sạch và năng lượng gây 0,5 điểm ô nhiễm môi trường. Câu 4 - Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương hệ) là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở 0,5 điểm (1 điểm) trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời. - Các hành tinh có trong hệ Mặt Trời là: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, 0,5 điểm Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải vương tinh. Câu 5 a) Trọng lượng của túi đường là: 2.10 = 20 N 0,5 điểm (1 điểm) 0,5 điểm b) Trọng lượng của túi kẹo là: 0,3.10 = 3 N ( 300 g =0,3 kg) Câu 6 Một số biện pháp tiết kiệm năng lượng nhà: (1 điểm) - Tắt các thiết bị điện khi khôn sử dụng. 0,5 điểm 0,5 điểm - Sử dụng nước sinh họat với một lượng vừa đủ với nhu cầu sử dụng. ( HS có thể nêu một số biện pháp khác) Câu 7 Độ dãn của lò xo khi treo quả cân 100 g là: 12 - 10 = 2 cm 0,25 điểm (1 điểm) Độ dãn của lò xo khi treo quả cân 300 g là: 3.2 = 6 cm 0,25 điểm Chiều dài của lò xo khi treo thêm vật 300 g là: 12 + 6 = 18 cm 0,5 điểm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2