intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lê Lợi, Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lê Lợi, Tam Kỳ" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lê Lợi, Tam Kỳ

  1. Họ và tên KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II-NĂM HỌC 2022-2023 HS………………… MÔN: KHTN – LỚP: 6 …...... Thời gian làm bài: 60 phút Lớp: …….Trường THCS Lê Lợi Số BD: .............. Phòng: ............. Điểm Chữ ký giám khảo Chữ ký của giám thị Số TT I. Trắc nghiệm (4điểm) Câu 1: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là? A. Hình thái đa dạng. B. Có xương sống. C. Kích thước cơ thể lớn. D. Sống lâu. Câu 2: Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp động vật có vú (Thú)? A. Tôm, muỗi, lợn, cừu B. Bò, châu chấu, sư tử, voi C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ D. Gấu, mèo, dê, cá heo Câu 3: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là A. cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu. B. cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế. C. cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa. D. cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế. Câu 4: Thực vật có vai trò gì đối với động vật? A. Cung cấp thức ăn B. Ngăn biến đổi khí hậu C. Giữ đất, giữ nước D. Cung cấp thức ăn, nơi ở Câu 5: Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng? A. Làm cho vật nóng lên. B. Truyền được âm. C. Phản chiếu được ánh sáng. D. Làm cho vật chuyển động. Câu 6. Nguồn năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo? A. Dầu B. Than đá C. Nước D. Khí tự nhiên Câu 7. Độ lớn của lực hút Trái Đất tác dụng lên một vật được gọi là A. khối lượng của vật đó. B. trọng lượng của vật đó. C. thể tích của vật đó. D. độ dài của vật đó. Câu 8. Biến dạng của vật nào sau đây giống biến dạng của lò xo? A. Cái bình sứ. B. Hòn đá. C. Quả bóng cao su. D. Miếng kính Câu 9. Lực ma sát nghỉ xuất hiện trong trường hợp nào sau đây? A. Chiếc ô tô đang đứng yên ở mặt đường dốc nghiêng B. Quả bóng lăn trên sân bóng C. Vận động viên đang trượt trên tuyết D. Xe đạp đang đi trên đường Câu 10. Treo vật vào đầu dưới của một lò xo, lò xo dãn ra. Khi đó A. lò xo tác dụng vào vật một lực đấy. B. vật tác dụng vào lò xo một lực nén. C. lò xo tác dụng vào vật một lực nén. D. vật tác dụng vào lò xo một lực kéo. Câu 11. Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì A. ta nhìn thấy Mặt Trăng ở các góc nhìn khác nhau. B. Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục. C. Trái Đất quay quanh trục của nó liên tục. D. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục.
  2. Câu 12: Pin mặt trời có sự chuyển hóa năng lượng như thế nào? A. Nhiệt năng thành điện năng. B. Quang năng thành điện năng. C. Quang năng thành nhiệt năng. D. Hóa năng thành điện năng. Câu 13: Chất tinh khiết là A. nước đường B.nước muối C.nước chanh. D nước cất. Câu 14: Dung dịch là A. hỗn hợp không đồng nhất. B. hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi. C. hỗn hợp không đồng nhất của chất rắn và chất lỏng. D. chất tinh khiết. Câu 15: Để tách chất lỏng không tan vào nhau ra khỏi nhau, ta dùng phương pháp tách chất nào sau đây? A. Lọc. B. Cô cạn. C. Chiết. D. Chưng cất. Câu 16: Để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng, ta dùng phương pháp tách chất nào sau đây? A. Cô cạn. B. Chiết. C. Chưng cất. D. Lọc. II. Tự luận (6điểm) Câu 1(1đ). Sắp xếp các loài thực vật: rau bợ, rêu tường, lúa, đậu tương, bèo ong, hoa hồng, vạn tuế, bưởi, thông, cau vào các ngành thực vật phù hợp theo mẫu bảng sau. Ngành Rêu Dương xỉ Hạt trần Hạt kín Loài Câu 2(1đ). Em hãy nêu một số tác hại của động vật đối với đời sống con người? Câu 3 (1đ). Em hãy phân biệt nấm độc và nấm ăn được. Câu 4 (1đ). Hãy phát biểu định luật bảo toàn năng lượng. Câu 5 (1đ Giải thích vì sao vào ban ngày ta thường thấy: “Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều”. Trong phát biểu trên chuyển động nào là chuyển động nhìn thấy, chuyển động nào là chuyển động thực? Câu 6 (1đ). Hãy nêu các biện pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng trong gia đình em? …………………………………………………………………………………..…. ………………………………………………………………………………........... …………………………………………………………………………………..…. ………………………………………………………………………………........... …………………………………………………………………………………..…. …………………………………………………………………………………..…. …………………………………………………………………………………..…. …………………………………………………………………………………..…. …………………………………………………………………………………..…. ………………………………………………………………………………........... …………………………………………………………………………………..…. …………………………………………………………………………………..…. …………………………………………………………………………………..…. …………………………………………………………………………………..…. …………………………………………………………………………………..…. ………………………………………………………………………………...........
  3. …………………………………………………………………………………..…. …………………………………………………………………………………..…. …………………………………………………………………………………..…. …………………………………………………………………………………..…. …………………………………………………………………………………..…. …………………………………………………………………………………..…. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HKII MÔN KHTN 6 I. Trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 B D C D A C B C 9 10 11 12 13 14 15 16 A D A B D B C D II. Tự luận Câu 1. Sắp xếp các loài cây vào các nhóm thực vật: (1đ) Ngành Rêu Dương xỉ Hạt trần Hạt kín Loài Rêu Rau bợ, Vạn tuế, Lúa, đậu tương, hoa hồng, tường bèo ong thông bưởi, cau. Câu 2. Tác hại của động vật đối với đời sống con người là: (1đ) - Kí sinh gây bệnh cho người và động vật. - Là vật trung gian truyền bệnh - Phá hại mùa màng, làm giảm năng suất của cây trồng. - Làm hỏng các công trình, tàu thuyền .... Câu 3. Phân biệt nấm ăn và nấm độc: (1đ) Nấm ăn Nấm độc - Thường không có màu sắc sặc sỡ - Thường có có màu sắc sặc sỡ hơn. (thường là màu trắng, màu nâu,…) - Thường không có bao gốc nấm và vòng - Có bao gốc nấm và có thêm vòng cuống cuống nấm. nấm bao quanh thân nấm ở dưới phiến mũ nấm rõ ràng. - Không có độc tố hoặc rất ít nhưng vô hại. - Độc tố từ ít đến cao vô cùng, sẽ gây hại. Câu 4: Định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác. (1đ) Câu 5. Do Trái đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông nên con người trên Trái đất sẽ nhìn thấy Mặt Trời quay theo chiều ngược lại từ Đông sang Tây. (0,5đ) Chuyển của Trái Đất quanh trục của nó là chuyển động thực, còn chuyển động của Mặt trời là chuyển động nhìn thấy. (0,5đ) Câu 6: Các biện pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng như: - Dùng đèn huỳnh quang thay cho đèn sợi đốt khi thắp sáng. - Dùng ánh sáng tự nhiên thay vì bật đèn vào ban ngày. - Tắt các thiết bị điện khi không dùng… (Nêu ít nhất được 4 biện pháp, mỗi biện pháp đúng đạt 0,25đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2