intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thị Lựu, Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

15
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thị Lựu, Đồng Tháp” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thị Lựu, Đồng Tháp

  1. TRƯỜNG THCS ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NGUYỄN THỊ LỰU NĂM HỌC 2022 -2023 Môn: KHTN – Lớp: 6 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề chính thức (Đề kiểm tra này có 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM:(4,0 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất. (Mỗi câu đúng 0,2 điểm) Câu 1: Nhóm nào sau thuộc cây hạt kín? A. Cây dương xỉ, cây ngô, cây ổi, cây rêu. B. Cây nhãn, cây ngô, cây ớt, cây vạn tuế. C. Cây bưởi, cây táo, cây xoài, cây ổi. D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây rau muống. Câu 2: Mực và ốc sên có nhiều đặc điểm khác nhau, nhưng đều được xếp chung vào nhóm Thân mềm vì cả hai đều có đặc điểm nào? A. Có giá trị thực phẩm. B. Có vỏ cứng bao bọc cơ thể. C. Có cơ thể mềm, không phân đốt . D. Di chuyển được. Câu 3: Vi khuẩn E.coli... thuộc giới nào? A. Khởi sinh. B. Nguyên sinh. C. Nấm. D. Thực vật. Câu 4: Nhóm động vật không xương sống bao gồm? A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. B. Thú, chim, ruột khoang, cá, giun. C. Bò sát, lưỡng cư, chân khớp, ruột khoang. D. Ruột khoang, giun, thân mềm, chân khớp. Câu 5: Muỗi Anopheles là vật chủ trung gian truyền bệnh gì cho người? A. Bệnh dịch tả. B. Bệnh sốt rét. C. Bệnh dịch hạch. D. Bệnh viêm đường hô hấp. Câu 6: Con Hà sống bám dưới mạn tàu thuyền gây: A. Ô nhiễm nguồn nước. B. Hại cho tôm cá. C. Bệnh truyền nhiễm. D. Hư hỏng tàu thuyền. Câu 7: Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học chủ yếu là do yếu tố? A. Con người. B. Tự nhiên. C. Thực vật. D. Động vật. Câu 8: Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên là: A. Cung cấp lương thực, thực phẩm. B. Cung cấp gỗ để làm nhà cửa. C. Giúp duy trì và ổn định sự sống trên Trái Đất. D. Phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch cho con người. Câu 9: Thực vật chưa có hoa, quả, hạt là? A. Cây thông. B. Cây bưởi. C. Cây rêu. D. Cây lúa. Câu 10: Hoạt động nào của cây xanh thải ra khí cacbon dioxide? A. Trao đổi khoáng. B. Hô hấp. C. Quang hợp. D. Thoát hơi nước. Câu 11: Hoạt động nào dưới đây cần dùng đến lực? A. Nghe một bài hát. B. Kéo một thùng nước. C. Đọc một trang sách. D. Ngắm một bông hoa. Câu 12: Bạn An đẩy cái bàn cho ngay ngắn lại, bạn đã tác dụng vào cái bàn một…… A. Lực kéo. B. Lực đẩy. C. Lực nén. D. Lực ép. Câu 13: Trường hợp nào dưới đây, cho thấy vật bị biến dạng? A. Mũi tên bay xa 5m sau khi được bắn ra khỏi cung tên.
  2. B. Hòn bi bắt đầu lăn trên máng nghiêng. C. Một người thợ đẩy thùng hàng. D. Dùng tay ấn xuống mặt nệm cao su. Câu 14: Trên túi đường có ghi khối lượng tịnh: 1kg. Số ghi đó có ý nghĩa gì? A. Chỉ khối lượng của đường và túi đựng đường. B. Chỉ trọng lượng của đường và túi đựng đường. C. Chỉ lượng đường có trong túi. D. Cả A và B đúng. Câu 15: Trọng lượng được kí hiệu và đơn vị là: A. m (g) B. m (kg) C. P (kg) D. P (N) Câu 16: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc? A. Bạn Nam đang mở cửa lớp. B. Vận động viên đang ném quả tạ. C. Các bạn đang làm thí nghiệm với thanh nam châm. D. Cả A và B. Câu 17: Cấu tạo của lực kế gồm những bộ phận chính là: A. Vỏ lực kế, kim chỉ thị, lò xo. B. Lò xo, kim chỉ thị, bảng chia độ. C. Vỏ lực kế, lò xo, kim chỉ thị, bảng chia độ. D. Bảng chia độ, kim chỉ thị và vỏ lực kế. Câu 18: Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây là lực ma sát nghỉ? A. Đinh đóng chặt vào bàn, ghế. B. Bạn Minh đang thả diều. C. Giáo viên đang viết phấn lên bảng. D. Trục ổ bi ở quạt bàn đang quay. Câu 19: Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi em bé trượt cầu trượt. B. Lực xuất hiện khi quả táo rơi xuống mặt đất. C. Lực xuất hiện khi hòn bi lăn trên mặt bàn. D. Lực làm cho lốp xe bị mòn. Câu 20: Trường hợp nào sau đây, lực ma sát là có lợi? A. Đi trên sàn nhà mới lau dễ bị trượt ngã. B. Đẩy thùng hàng trượt trên sàn nhà khó khăn. C. Đế giày dép đi sau một thời gian bị mòn. D. Sau một thời gian đi, răng của xích xe đạp bị mòn. II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Những đặc điểm nào giúp em phân loại được cây thông thuộc Nhóm cây Hạt trần? Câu 2: (2,0 điểm) a. Theo em điều gì sẽ xảy ra khi trong đất không có vi khuẩn? b. Em làm gì phòng tránh bệnh do nấm gây ra cho bản thân? Câu 3: (1,0 điểm) Lấy một ví dụ minh họa khi lực tác dụng vào làm vật bị thay đổi tốc độ, hoặc bị biến dạng hoặc thay đổi hướng chuyển động. Câu 4: (1,0 điểm) a/ Một bạn học sinh có khối lượng 48kg thì có trọng lượng là bao nhiêu Niutơn (N)? b/ Túi kẹo có trọng lượng 1,5N thì có khối lượng là bao nhiêu gam (g)? Câu 5: (1,0 điểm) Vì sao các vận động viên đua xe đạp thường cúi khom thân người gần như song song với mặt đường trong quá trình đua? Hết./.
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ LỰU NĂM HỌC 2022 -2023 Môn: KHTN - Lớp: 6 Đề chính thức (Hướng dẫn chấm này có 01 trang) I.Trắc nghiệm (4,0 điểm) Câu Nội dung yêu cầu Điểm Câu 1 C. Cây bưởi, cây táo, cây xoài, cây ổi. 0,2 Câu 2 C. Có cơ thể mềm, không phân đốt. 0,2 Câu 3 A. Khởi sinh. 0,2 Câu 4 D. Ruột khoang, giun, thân mềm, chân khớp. 0,2 Câu 5 B. Bệnh sốt rét. 0,2 Câu 6 D. Hư hỏng tàu thuyền. 0,2 Câu 7 A. Con người. 0,2 Câu 8 C. Giúp duy trì và ổn định sự sống trên Trái Đất. 0,2 Câu 9 C. Cây rêu. 0,2 Câu 10 B. Hô hấp. 0,2 Câu 11 B. Kéo một thùng nước. 0,2 Câu 12 B. Lực đẩy. 0,2 Câu 13 D. Dùng tay ấn xuống mặt nệm cao su. 0,2 Câu 14 C. Chỉ lượng đường có trong túi. 0,2 Câu 15 D. P (N) 0,2 Câu 16 D. Cả A và B 0,2 Câu 17 C. Vỏ lực kế, lò xo, kim chỉ thị, bảng chia độ. 0,2 Câu 18 A. Đinh đóng chặt vào bàn, ghế. 0,2 Câu 19 B. Lực xuất hiện khi quả táo rơi xuống mặt đất. 0,2 Câu 20 A. Đi trên sàn nhà mới lau dễ bị trượt ngã. 0,2 II. Tự luận (6,0 điểm) Câu Nội dung yêu cầu Điểm Đặc điểm phân loại cây thông thuộc Nhóm cây Hạt trần: Câu 1 - Chưa có hoa và quả. 0,5 (1,0 điểm) - Hạt nằm lộ trên lá noãn. 0,5 a. Nếu không có vi khuẩn trong đất thì: 0,5 - Xác sinh vật sẽ không bị phân hủy. Câu 2 - Chu trình tuần hoàn vật chất sẽ không thể xảy ra. 0,5 (2,0 điểm) b. Các biện pháp phòng tránh bệnh do nấm gây ra ở người - Tránh tiếp xúc với nguồn gây bệnh. 0,5 - Thường xuyên vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường... 0,5 Tuỳ HS có thể lấy ví dụ về thay đổi tốc độ, hoặc bị biến dạng hoặc Câu 3 thay đổi hướng chuyển động. 1,0 (1,0điểm) Nếu đúng, đạt trọn điểm. Câu 4 a/ 480 N 0,5 (1,0 điểm) b/ 150g 0,5 Câu 5 Để hạn chế lực cản của không khí tác dụng vào người giúp xe đi 1,0 (1,0 điểm) được nhanh hơn. Lưu ý: HS có cách làm khác nếu đúng vẫn chấm trọn điểm. Hết./
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1