intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn

  1. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HIỆP NĂM HỌC: 2023-2024 Môn: KHTN – Khối 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra:……/…../20…. Điểm: Nhận xét của giáo viên Họ và tên:…………………….............. Lớp: I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Em hãy khoanh tròn vào phương án trả lời đúng (A hoặc B, C, D) trong các câu sau: Câu 1: Năng lượng lưu trữ trong một que diêm thuộc dạng năng lượng nào? A. Động năng. B. Quang năng. C. Nhiệt năng. D. Hóa năng. Câu 2: Đơn vị nào sau đây là không phải là đơn vị của năng lượng? A. Kilôjun (kJ). B. Jun (J). C. Niuton (N). D. Calo (Cal). Câu 3: Vật nào dưới đây có tính chất đàn hồi? A. Quyển sách. B. Sợi dây cao su. C. Hòn bi. D. Cái bàn. Câu 4: Phát biểu nào sau đây là phát biểu không đúng về đặc điểm của trọng lực? A. Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật. C. Trọng lượng tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Câu 5: Lực tác dụng làm cho quả bóng bay là lực gì? Có tác dụng gì? A. Lực không tiếp xúc, làm biến đổi chuyển động. B. Lực tiếp xúc, làm biến đổi chuyển động. C. Lực không tiếp xúc, làm biến dạng. D. Lực tiếp xúc, làm biến dạng. Câu 6: Động năng của vật là A. năng lượng do vật có độ cao. B. năng lượng do vật bị biến dạng. C. năng lượng do vật có nhiệt độ cao. D. năng lượng do vật chuyển động. Câu 7: Khi nào thì xuất hiện lực ma sát nghỉ? A. Khi một vật đứng yên trên bề mặt một vật khác. B. Khi một vật chịu tác dụng của một lực nhưng vẫn đứng yên trên bề mặt của vật khác. C. Khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. D. Khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác. Câu 8: Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào biến đổi điện năng chủ yếu thành nhiệt năng? A. Quạt điện. B. Máy bơm nước. C. Máy khoan. D. Bếp điện. Câu 9: Các loài động vật như bò, lợn, gà,…được con người sử dụng để làm A. bảo vệ an ninh. B. phục vụ cho học tập, nghiên cứu. C. giải trí – thể thao. D. thực phẩm. Câu 10: Loài động vật gây hại cho con người là
  2. A. chim cú mèo. B. ong. C. chuột. D. giun đất. * Sử dụng các hình sau để trả lời câu hỏi 11, 12, 13, 14: Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Câu 11: Nhóm động vật không xương sống là A. hình 1 và 3. B. hình 1 và 4. C. hình 1 và 2. D. hình 3 và 4. Câu 12: Đại diện của ngành Chân khớp là A. hình 1. B. hình 2. C. hình 3. D. hình 4. Câu 13: Nhóm động vật có xương sống là A. hình 1 và 3. B. hình 1 và 4. C. hình 1 và 2. D. hình 3 và 4. Câu 14: Hình 3 là đại diện của A. Lớp Cá. B. Lớp Bò sát. C. Lớp Thú. D. Lớp Lưỡng cư. Câu 15: Vai trò nào dưới đây không phải của đa dạng sinh học đối với tự nhiên? A. Điều hòa khí hậu. B. Bảo vệ nguồn nước. C. Cung cấp nguồn dược liệu. D. Duy trì sự ổn định của hệ sinh thái. Câu 16: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của đa dạng sinh học trong thực tiễn? A. Cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm. B. Phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật. C. Cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho các hoạt động sản suất của con người. D. Cung cấp dược liệu để làm thuốc và các loại thực phẩm chức năng. Câu 17: Loại nấm nào sau đây được dùng làm thuốc? A. Nấm đùi gà. B. Nấm kim châm. C. Nấm mốc. D. Nấm linh chi. Câu 18: Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì? A. Lên men bánh, bia, rượu. B. Cung cấp thức ăn. C. Dùng làm thuốc. D. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật. Câu 19: Biện pháp nào dưới đây không được sử dụng để phòng bệnh nấm da? A. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
  3. B. Dùng chung đồ dùng với người bị bệnh nấm da. C. Không tiếp xúc cơ thể với người bị bệnh nấm da. D. Thăm khám thú y, diệt nấm định kì cho vật nuôi. Câu 20: Quan sát hình bên, cho biết đây là đại diện của nhóm thực vật nào? A. Thực vật không có mạch. B. Thực vật có mạch, không có hạt. C. Thực vật có mạch, có hạt. D. Thực vật có mạch, có hạt, có hoa. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 21: (1,0 điểm) Thế nào là năng lượng tái tạo, năng lượng không tái tạo? Kể tên các nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo mà em biết? Câu 22: (1,0 điểm) Một quả bóng cao su rơi từ vị trí A xuống mặt đất, rồi lại nảy lên nhưng chỉ lên tới điểm B (Hình 48.3). Bỏ qua sức cản của không khí. Tại sao quả bóng không lên tới điểm A? Câu 23: (1,0 điểm) ) Để phân biệt nhóm động vật không xương sống và nhóm động vật có xương sống, em dựa vào đặc điểm nào? Em hãy kể tên hai đại diện thuộc 2 nhóm động vật này. Câu 24: (1,0 điểm) Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ đa dạng sinh học? Câu 25: (1,0 điểm) Em hãy vẽ sơ đồ chuyển hóa năng lượng của xe ô tô khi chuyển động và chỉ ra năng lượng hao phí của xe? ------Hết------
  4. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HIỆP CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: KHTN – LỚP 6 I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp D C B C A D B D D C C B D B C B D D B D án II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu Nội dung Điểm - Nguồn năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng có sẵn trong tự 0,25đ nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên. - Các nguồn năng lượng tái tạo: Năng lượng Mặt Trời, năng lượng 0,25đ gió, năng lượng nước, năng lượng địa nhiệt, năng lượng sinh khối… Câu 21 - Nguồn năng lượng không tái tạo phải mất hàng triệu đến hàng trăm (1,0 điểm) triệu năm để hình thành và không thể bổ sung nhanh nên sẽ cạn kiệt 0,25đ trong tương lai gần. - Các nguồn năng lượng không tái tạo: Dầu mỏ, than đá,khí tự nhiên, 0,25đ Urani. Quả bóng không lên được tới điểm A là vì khi va chạm với mặt đất Câu 22 một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành nhiệt năng và năng 1,0đ (1,0 điểm) lượng âm. - Nhóm động vật không xương sống và nhóm động vật có xương 0,5đ sống phân biệt dựa vào xương cột sống. - Đại diện: Câu 23 + Nhóm động vật không xương sống: mực, ốc, giun đất, châu 0,25đ (1,0 điểm) chấu,….. + Nhóm động vật có xương sống: chim bồ câu, cá chép, rắn, thỏ,… 0,25đ (Nêu đại diện của 2 nhóm động vật là câu hỏi mở, nếu HS trả lời đúng vẫn được điểm tối đa) - Trong tự nhiên, đa dạng sinh học góp phần bảo vệ đất, bảo vệ 0,5đ nguồn nước, điều hòa khí hậu, duy trì sự ổn định của hệ sinh thái. - Trong thực tiễn, đa dạng sinh học cung cấp các sản phẩm sinh học 0,5đ Câu 24 cho con người như: lương thực, thực phẩm, dược liệu,… (1,0 điểm) → Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên quý giá đối với tự nhiên và con người. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học. (Đây là câu hỏi mở, nếu HS trả lời đúng vẫn được điểm tối đa)  Sơ đồ: Động năng. 0,5đ Câu 25 Hoá năng -> Điện năng Nhiệt năng. (1,0 điểm) Quang năng. Năng lượng âm. 0,5đ  Năng lượng hao phí: Nhiệt năng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2