intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Núi Thành” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Núi Thành

  1. UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) MÃ ĐỀ: A Chọn phương án trả lời đúng rồi ghi ra giấy bài làm: Ví dụ: 1. A; 2. B; … Câu 1. Treo vật vào đầu dưới của một lò xo, lò xo dãn ra. Khi đó A. lò xo tác dụng vào vật một lực đẩy. B. vật tác dụng vào lò xo một lực nén. C. lò xo tác dụng vào vật một lực nén. D. vật tác dụng vào lò xo một lực kéo. Câu 2. Lực nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc? A. Cầu thủ đá quả bóng bay vào gôn. B. Mẹ em ấn nút công tắc bật đèn. C. Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng. D. Lực cầm quyển sách. Câu 3. Trường hợp chịu lực cản của nước là A. vận động viên điền kinh đang chạy. B. con cá đang bơi. C. con mèo đang đuổi bắt chuột. D. vận động viên bơi lội đang ngồi nghỉ. Câu 4. Một quyển sách nằm yên trên bàn là nhờ có những lực nào tác dụng vào nó? A. Chỉ nhờ lực hút Trái Đất hút xuống phía dưới. B. Chỉ nhờ lực nâng của mặt bàn đẩy lên phía trên. C. Nhờ lực hút Trái Đất và lực nâng của bàn cùng phương với nhau. D. Nhờ lực hút của Trái Đất, lực nâng của mặt bàn cân bằng nhau. Câu 5. Vật nào dưới đây có tính chất đàn hồi? A. Quyển sách. B. Cái bàn. C. Dây cao su. D. Hòn bi. Câu 6. Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 14cm được treo thẳng đứng, đầu dưới của lò xo có gắn một quả cân thì lò xo có độ dài 16cm. Nếu treo ba quả cân như thế thì lò xo lúc này có độ dài A. 14cm. B. 16cm. C. 18cm. D. 20cm. Câu 7. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Khi năng lượng…. thì lực tác dụng có thể….” A. càng nhiều, càng yếu. B. càng ít, càng mạnh. C. càng nhiều, càng mạnh. D. tăng, giảm. Câu 8. Khi các thiết bị điện hoạt động thì có sự chuyển hóa năng lượng xảy ra trong A. quạt điện: điện năng chỉ chuyển hóa thành nhiệt năng. B. nồi cơm điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng. C. đèn LED: quang năng biến đổi thành nhiệt năng. D. máy bơm nước: động năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng. Câu 9. Trong quá trình chơi xích đu, ta thường xuyên phải đẩy vào xích đu mới lên được độ cao như ban đầu vì A. một phần năng lượng đã chuyển thành nhiệt năng trong quá trình xích đu chuyển động. B. năng lượng tự mất đi trong quá trình xích đu chuyển động. C. lực tác dụng lên xích đu trong quá trình chuyển động bị biến mất. D. năng lượng luôn tự mất đi và không tự sinh ra. Câu 10. Ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây là do A. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất. B. Mặt Trời chuyển động quanh trục của nó. C. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời. D. Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông. Trang 1/2 – Mã đề A
  2. Câu 11. Bệnh nào dưới đây do nấm gây ra? A. Bệnh thủy đậu. B. Bệnh hắc lào. C. Bệnh sốt rét. D. Bệnh lao. Câu 12. “ Sốt, rét run, đổ mồ hôi…” là những biểu hiện của bệnh nào dưới đây do nguyên sinh vật gây ra? A. Bệnh kiết lị. B. Bệnh amip ăn não. C. Bệnh ngủ li bì. D. Bệnh sốt rét. Câu 13. Loài động vật nào chuyên đục rỗng các đồ dùng bằng gỗ trong gia đình? A. Mối. B. Rận. C. Ốc sên. D. Bọ chét. Câu 14. Cho các ý sau: (1) Cung cấp thực phẩm. (2) Hỗ trợ con người trong lao động. (3) Là thức ăn cho các động vật khác. (4) Gây hại cho cây trồng. (5) Là vật trung gian truyền bệnh. (6) Bảo vệ an ninh. Đâu là tác hại của động vật đối với con người và các loài sinh vật khác? A. (1),(4). B. (2),(4). C. (4),(5). D. (5),(6). Câu 15. Vai trò nào dưới đây không phải là vai trò của đa dạng sinh học đối với tự nhiên? A. Điều hòa khí hậu. B. Cung cấp nguồn dược liệu. C. Bảo vệ nguồn nước. . D. Duy trì sự ổn định của hệ sinh thái. Câu 16. Rừng tự nhiên không có vai trò nào sau đây? A. Là nơi ở của nhiều loài động vật. B. Cung cấp đất trồng trọt. C. Bảo vệ đất và nước trong tự nhiên. D. Hạn chế xói mòn đất. II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) a. Kể tên bốn dạng năng lượng tái tạo mà em biết. b. Hãy chỉ ra dạng năng lượng dự trữ trong các trường hợp sau: Nước chứa trên đập cao, pin. Câu 2. (1,0 điểm) a. Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. b. Vẽ sơ đồ chuyển hóa năng lượng của đèn pin đang bật sáng. Câu 3. (1,0 điểm): Em hãy đề xuất hai biện pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng điện cho mỗi thiết bị sau đây: Đèn điện, máy điều hòa. Câu 4. (2,0 điểm) a. Sắp xếp các loài động vật dưới đây vào các ngành động vật không xương sống tương ứng. b. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giải thích vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học. Câu 5. (1,0 điểm) Trong buổi thực hành quan sát và tìm hiểu sinh vật ở sân trường, các bạn học sinh lớp 6/2 đã quan sát được các loài sinh vật sau: Cây rêu, cây phượng, cây thông, con giun đất, con kiến, con bướm, con ếch, con chim sẻ. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy xây dựng khóa lưỡng phân để giúp các bạn phân loại các loài sinh vật trên. --------------------Hết---------------------- Trang 2/2 – Mã đề A
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2