intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My (Khuyết tật)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My (Khuyết tật)” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My (Khuyết tật)

  1. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG: PTDT BT TH THCS TRẦN PHÚ MÔN: KHTN 7- HSKT Họ và tên : .......................................………… Thời gian: 75 phút (Không kể thời gian giao đề) Điểm: Nhận xét của thầy (cô) giáo: I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) * Khoanh tròn vào một trong các chữ cái A,B,C hoặc D đứng trước phương án trả lời đúng. Câu 1. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố đều là phi kim A. F, O, Ca, C. B. Ca, N, Br, H. C. O, N, C, Br. D. K, F, Ca, Mg. Câu 2. Đơn chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hóa học? A. Từ 1 nguyên tố. B. Từ 2 nguyên tố trở lên. C. Từ 3 nguyên tố. D. Từ 4 nguyên tố. Câu 3. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử nitrogen và hydrogen trong phân tử ammonia được hình thành bằng cách A. nguyên tử nitrogen và hydrogen góp chung proton. B. nguyên tử nitrogen và hydrogen góp chung electron. C. nguyên tử nitrogen nhận electron, nguyên tử hydrogen nhường electron. D. nguyên tử nitrogen nhường electron, nguyên tử hydrogen nhận electron. Câu 4. Phân tử nước gồm một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen. Khi hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử nước, nguyên tử oxygen góp chung bao nhiêu electron với mỗi nguyên tử hygrogen? A. Nguyên tử oxygen góp chung 4 electron với mỗi nguyên tử hygrogen. B. Nguyên tử oxygen góp chung 3 electron với mỗi nguyên tử hygrogen. C. Nguyên tử oxygen góp chung 2 electron với mỗi nguyên tử hygrogen. D. Nguyên tử oxygen góp chung 1 electron với mỗi nguyên tử hygrogen. Câu 5. Tập tính động vật là A. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. B. một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. C. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên trong cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. D. một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. Câu 6. Vai trò của cảm ứng ở sinh vật là A. cảm ứng giúp sinh vật phản ứng lại các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển. B. cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. C. giúp động vật có tư duy và nhận thức học tập. D. giúp sinh vật tồn tại và phát triển. Câu 7.Sắp xếp các bước tiến hành thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng của cây. A B c
  2. Thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng của cây Chuẩn bị: 2 chậu đất trổng cây giống nhau; 2 hộp carton không đáy, một hộp khoét lỗ phía trên, hộp còn lại khoét phía bên cạnh. 1. Úp lên mỗi chậu cây một hộp carton, đặt trong môi trường ánh sáng tự nhiên (Hình b). 2. Gieo hạt đỗ vào trong đất, tưới nước đủ ầm và đợi cho đến khi hạt nảy mầm (Hình a). 3. Sau khoảng từ 3 đến 5 ngày, nhấc hộp carton ra khỏi các chậu cây, quan sát hướng của thân cây (Hình c). A. 1->2->3 B. 3->2->1 C. 2->1->3 D. 1->3->2 Câu 8. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản A. cần 2 cá thể. B. không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái C. có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái. D. chỉ cần giao tử cái. Câu 9. Thông qua hoạt động gieo hạt và theo dõi sự biến đổi của cây từ giai đoạn hạt đến cây trưởng thành, em hãy cho biết biểu hiện nào là quá trình sinh trưởng? 1. Sự nảy mầm. 2. Thân dài ra. 3. Số lượng lá tăng thêm. 4. Lá to lên. A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (2) và (3). D. (2) và (4). Câu 10. Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản và cần thiết cho các sinh vật nhằm A. đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. B. duy trì sự phát triển của sinh vật. C. đáp ứng nhu cầu năng lượng của sinh vật. D. giữ cho cá thể sinh vật tồn tại. Câu 11. Hợp chất là chất tạo nên từ A. hai nguyên tố hóa học. B. hai nguyên tố hóa học trở lên. C. hai nguyên tố kim loại trở lên. D. các nguyên tố kim loại và nguyên tố phi kim. Câu 12. Khối lượng phân tử của NaCl là A. 58,5 amu. B.23 amu. C. 35,5 amu. D. 12,5 amu Câu 13. Cho mô hình sắp xếp các electron trong vỏ nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm. Trừ helium, vỏ nguyên tử của các nguyên tố còn lại có điểm giống nhau là đều có A. cùng số lớp electron. B. cùng 8 electron ở lớp ngoài cùng. C. cùng electron D. 2 electron ở lớp ngoài cùng. Câu 14. Cho các hiện tượng sau: (1) Khi chạm tay vào lá cây xấu hổ, lá cây có hiện tượng khép lại. (2) Cây bàng rụng lá vào mùa hè. (3) Cây xoan rụng lá khi có gió thổi mạnh. (4) Hoa hướng dương luôn hướng về phía Mặt Trời. Số hiện tượng thể hiện tính cảm ứng của thực vật là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 15 Hiện tượng phản xạ khuếch tán khác hiện tượng phản xạ gương như thế nào? A. Hiện tượng phản xạ khuếch tán quan sát được ảnh của vật còn hiện tượng phản xạ gương thì không. B. Hiện tượng phản xạ khuếch tán không quan sát được ảnh của vật còn hiện tượng phản xạ gương thì có. C. Khi chiếu chùm tia sáng song song đến bề mặt nhẵn thì bị phản xạ theo một hướng đối với hiện tượng phản xạ khuếch tán và theo mọi hướng đối với hiện tượng phản xạ gương. D. Hiện tượng phản xạ khuếch tán và hiện tượng phản xạ gương đều quan sát được ảnh của vật.
  3. Câu 16.Để xác định cực từ của một nam châm, dùng một kim nam châm bố trí thí nghiệm như hình vẽ dựa vào thí nghiệm các cực của nam châm ? A. Đầu A của thanh nam châm là cực Nam, đầu B của thanh nam châm là cực Bắc. B. Đầu A và đầu B của thanh nam châm là cực Bắc. C. Đầu A và đầu B của thanh nam châm là cực Nam. D. Đầu A của thanh nam châm là cực Bắc, đầu B của thanh nam châm là cực Nam. Câu 17. Để tiêu diệt muỗi hiệu quả, người ta tác động vào giai đoạn bọ gậy vì A. đây là giai đoạn phát triển dễ tác động nhất, vào giai đoạn này, chúng thường sống tập trung dưới nước, thời gian tồn tại lâu dài nên dễ thực hiện các biện pháp tiêu diệt. B. vào giai đoạn này, chúng thường sống tập trung dưới nước. C. thời gian tồn tại lâu dài nên dễ thực hiện các biện pháp tiêu diệt. D. giai đoạn còn nhỏ dễ tiêu diệt. Câu 18. Tính chất nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của chất cộng hóa trị và chất ion A. chất cộng hóa trị cao, chất ion thấp. B. chất cộng hóa trị thấp, chất ion cao. C. chất cộng hóa trị và chất ion bằng nhau. D. chất ion nhiệt độ sôi cao, nhiệt độ nóng chảy thấp, chất cộng hóa trị nhiệt độ sôi thấp, nhiệt độ nóng chảy cao. Câu 19. Quá trình tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước của tế bào, nhờ đó làm cơ thể lớn lên gọi là A. sinh trưởng của sinh vật. B. phát triển của sinh vật. C. cảm ứng sinh vật. D. sinh sản của sinh vật. Câu 20. Phát triển của sinh vật là A. quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên. B. những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể. C. quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan ở các giai đoạn. D. quá trình biến đổi hình thành chức năng mới ở các giai đoạn. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 18. (2,0 điểm )Phát biểu khái niệm về sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Câu 19. (1,0 điểm) Nêu khái niệm đường sức từ? Câu 20. (2,0 điểm) Mô tả sự hình thành liên kết ion trong phân tử hợp chất magnesium oxide (MgO). -HẾT-
  4. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KHTN 7- HSKT- HKII I.TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm).Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Đ/A C A B D D A C D C A B A B C B D A 18 19 20 B A B II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 21. Sinh trưởng của sinh vật là Quá trình tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể 1,0 điểm do tăng lên về số lượng và kích thước của tế bào, nhờ đó làm cơ thể lớn lên Phát triển của sinh vật là những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm sinh trưởng, 1,0 điểm phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể. Câu 22. (1,0 điểm) Dùng bút tô dọc theo các đường mạt sắt nối từ cực nọ sang cực kia của nam 1,0 điểm châm trên tấm nhựa ta được các đường gọi là đường sức từ. Câu 23. (2,0 điểm) Khi nguyên tử magnesium (Mg) kết hợp với nguyên tử oxygen (O), nguyên tử 1,5 điểm magnesium nhường 2 electron tạo thành ion dương, kí hiệu là Mg 2, đồng thời nguyên tử oxygen (O) nhận 2 electron từ nguyên tử Mg tạo thành ion âm, kí hiệu O2- Ion Mg2+ và O2- hút nhau tạo phân tử magnesium oxide (MgO). 0,5 điểm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2