intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thị Lựu, Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thị Lựu, Đồng Tháp” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thị Lựu, Đồng Tháp

  1. TRƯỜNG THCS ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NGUYỄN THỊ LỰU NĂM HỌC 2022 -2023 Môn: KHTN – Lớp: 7 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề chính thức (Đề kiểm tra này có 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất. (Mỗi câu đúng: 0,2 điểm) Câu 1: Trong cơ thể thực vật, bào quan thực hiện quang hợp là: A. Lục lạp. B. Ti thể. C. Lá cây. D. Khí khổng. Câu 2: Nhiệt độ thuận lợi cho quá trình hô hấp tế bào ở đa số sinh vật trong khoảng bao nhiêu? A. 200C – 250C. B. 300C – 350C. C. 350C – 400C. D. 400C – 450C. Câu 3: Giun đất trao đổi khí với môi trường ngoài qua bộ phận nào sau đây? A. Mang. B. Phổi. C. Da. D. Hệ thống ống khí. Câu 4: Qúa trình hô hấp diễn ra ở cơ quan nào của cây? A. Thân và rễ. B. Thân và lá. C. Rễ, thân và lá. D. Chỉ diễn ra ở lá. Câu 5: Trong quá trình trao đổi chất, cơ thể người không lấy vào: A. Khí carbon dioxide. B. Khí oxygen. C. Nước uống. D. Thức ăn. Câu 6: Lông hút của rễ do tế bào nào phát triển thành? A. Tế bào biểu bì. B. Tế bào mạch gỗ ở rễ. C. Tế bào thịt vỏ. D. Tế bào mạch rây ở rễ. Câu 7: Ở thực vật, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài diễn ra vào thời gian nào? A. Vào ban ngày. B. Khi có ánh sáng mặt trời. C. Vào ban đêm. D. Cả ngày lẫn đêm. Câu 8: Thân non của cây (có màu xanh lục) có tham gia quang hợp được không? Vì sao? A. Có. Vì thân non cũng được cung cấp đầy đủ nước và muối khoáng. B. Không. Vì quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở lá cây. C. Không. Vì thân non chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng. D. Có. Vì thân non (có màu xanh lục) cũng chứa chất diệp lục như lá cây. Câu 9: Chọn các từ/cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Nước và muối khoáng hòa tan trong đất được hấp thụ vào rễ nhờ ….(1)…, qua các tế bào ở phần …(2).., đi vào mạch gỗ của rễ, sau đó được vận chuyển lên thân và lá trong …..(3)…. của thân (dòng đi lên). A. (1)lông hút; (2)mạch rây; (3)mạch gỗ. B. (1)lông hút; (2)thịt vỏ; (3)mạch rây. C. (1)lông hút; (2)thịt vỏ; (3)mạch gỗ. D. (1)lông hút; (2)mạch gỗ; (3)mạch rây. Câu 10: Hệ tuần hoàn nhận những chất khí nào từ hệ hô hấp? A. Khí nitrogen. B. Khí oxygen. C. Khí carbon dioxide. D. Khí sulfur. Câu 11: Tua quấn của một số loại cây thân leo cuốn vào thân cây gỗ ở gần nó để leo lên cao. Đó là hiện tượng cảm ứng gì? A. Hướng hóa. B. Hướng tiếp xúc. C. Hướng sáng. D. Hướng nước. Câu 12: Cơ quan nào trong ống tiêu hóa thực hiện nhiệm vụ tiêu hóa hoàn toàn thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng vào máu? A. Dạ dày. B. Ruột non. C. Ruột già. D. Trực tràng. Câu 13: Khi chạm tay vào cây trinh nữ, lá của cây lại cụp xuống. Hiện tượng này là? A. Sự sinh sản của cây. B. Sự sinh trưởng của cây. C. Sự cảm ứng của cây. D. Sự phát triển của cây Câu 14: Trong các ví dụ dưới đây, ví dụ nào là tập tính bẩm sinh? Trang 1
  2. A. Tập tính bú mẹ của chó con. B. Đánh răng trước khi đi ngủ. C. Bò về chuồng khi nghe tiếng chuông. D. Người tham gia giao thông dừng phương tiện khi gặp tín hiệu đèn đỏ. Câu 15: Qúa trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật? A. Cơ thể thực vật mọc chồi. B. Cơ thể thực vật ra hoa C. Cơ thể thực vật kết quả, tạo hạt. D. Cơ thể thực vật tăng kích thước. Câu 16: Nam châm có thể hút vật nào dưới đây: A. Nhôm. B. Đồng. C. Gỗ. D. Thép. Câu 17: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau? A. Khi hai cực Bắc để gần nhau. B. Khi hai cực Nam để gần nhau. C. Khi để hai cực khác tên gần nhau. D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau. Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Cực Bắc địa từ trùng với cực Nam địa lí B. Cực Bắc địa từ trùng với cực Bắc địa lí. C. Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau. D. Cực Nam địa từ trùng với cực Nam địa lí. Câu 19: Từ trường Trái đất mạnh nhất ở: A. Vùng đại dương. B. Vùng địa cực. C. Vùng xích đạo. D. Vùng có nhiều quặng sắt. Câu 20: Nam châm điện có cấu tạo gồm: A. Một lõi kim loại bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn có lớp vỏ cách điện. B. Một lõi sắt bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn có lớp vỏ cách điện. C. Một lõi vật liệu bất kì bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn có lớp vỏ cách điện. D. Một lõi sắt bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn không có lớp vỏ cách điện. II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) a. Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người tùy thuộc vào những yếu tố nào? b. Để bảo vệ sức khỏe, con người cần sử dụng nguồn thực phẩm như thế nào? c. Hãy nêu nguyên nhân và biện pháp phòng chống bệnh béo phì? Câu 2: (1,5 điểm) a. Vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật, em hãy đề xuất các biện pháp tưới nước và bón phân hợp lí cho cây trồng? b. Điều gì sẽ xảy ra nếu tưới nước và bón phân quá ít? Câu 3 : (1,0 điểm) a. Từ phổ là gì? b. Có thể quan sát từ phổ của một nam châm bằng cách nào? Câu 4: (0,5 điểm) Nêu hai hiện tượng chứng tỏ Trái Đất có từ trường? Câu 5: (1,0 điểm) Hãy cho biết: a. Vai trò của chế độ dinh dưỡng phù hợp? b. Em hãy đề xuất biện pháp trong việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí và vệ sinh ăn uống để bảo vệ sức khỏe con người? Hết./. Trang 2
  3. TRƯỜNG THCS HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NGUYỄN THỊ LỰU NĂM HỌC 2022 -2023 Môn: KHTN - Lớp 7 Đề chính thức (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Câu Nội dung yêu cầu Điểm Câu 1 A. Lục lạp. 0,2 Câu 2 B. 300C – 350C. 0,2 Câu 3 C. Da. 0,2 Câu 4 C. Rễ, thân và lá. 0,2 Câu 5 A. Khí carbon dioxide. 0,2 Câu 6 A. Tế bào biểu bì. 0,2 Câu 7 D. Cả ngày lẫn đêm. 0,2 Câu 8 D. Có. Vì thân non (có màu xanh lục) cũng chứa chất diệp lục như lá 0,2 cây. Câu 9 C. (1)lông hút; (2)thịt vỏ; (3)mạch gỗ. 0,2 Câu 10 B. Khí oxygen. 0,2 Câu 11 B. Hướng tiếp xúc. 0,2 Câu 12 B. Ruột non. 0,2 Câu 13 C. Sự cảm ứng của cây. 0,2 Câu 14 A. Tập tính bú mẹ của chó con. 0,2 Câu 15 D. Cơ thể thực vật tăng kích thước. 0,2 Câu 16 D. Thép. 0,2 Câu 17 C. Khi để hai cực khác tên gần nhau. 0,2 Câu 18 C. Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau. 0,2 Câu 19 B. Vùng địa cực. 0,2 Câu 20 B. Một lõi sắt bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây 0,2 dẫn có lớp vỏ cách điện. Trang 3
  4. II. TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu Nội dung yêu cầu Điểm Câu 1 a. Tùy thuộc vào các yếu tố: Lứa tuổi, giới tính, trạng thái sinh lí, 0,5đ (2,0 điểm) cường độ hoạt động hằng ngày. b. Con người cần sử dụng nguồn thực phẩm sạch và đảm bảo vệ sinh 0,5đ ăn uống, bảo quản thực phẩm và chế biến thực phẩm đúng cách. c. - Nguyên nhân gây bệnh béo phì: Do ăn thừa chất dinh dưỡng 0,5đ (chất ngọt, béo, ..), lười vận động. - Biện pháp phòng chống bệnh béo phì: Ăn vừa đủ các chất dinh 0,5đ dưỡng cần thiết và thường xuyên vân động luyện tập thể dục thể thao Câu 2 a. Các biện pháp tưới nước và bón phân hợp lí cho cây trồng: (1,5 điểm) - Không tưới nước quá nhiều hay quá ít. 0,25đ - Không tưới nước khi trời nắng gắt. 0,25đ - Không bón phân quá liều. 0,25đ - Khi bón phân cần kết hợp với tưới nước. 0,25đ b. Nếu tưới nước và bón phân quá ít: - Cây không sinh trưởng và phát triển, giảm năng suất → cây héo và 0,5đ có thể chết. Câu 3 a. Hình ảnh các đường mạt sắt sắp xếp xung quanh nam châm được 0,5đ (1,0 điểm) gọi là từ phổ. b. Có thể quan sát từ phổ của một nam châm bằng cách rải các vụn 0,5đ sắt vào trong từ trường của nam châm và gõ nhẹ. Câu 4 - Kim nam châm luôn chỉ theo hướng Nam- Bắc. 0,5đ (0,5 điểm) - Hiện tượng cực quang. (*Lưu ý: Học sinh có cách giải khác đúng cho trọn điểm) Câu 5 a. Vai trò của chế độ dinh dưỡng phù hợp: (1,0 điểm) - Giúp cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất cần thiết, giúp các hoạt 0,5đ động sống của cơ thể diễn ra bình thường. b. Em hãy đề xuất biện pháp trong việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng: - Ăn uống hợp vệ sinh, ăn đúng giờ, không ăn quá ít hay quá nhiều. 0,5đ - Đảm bảo nguồn gốc thực phẩm, bảo quản và chế biến đúng cách, bảo vệ môi trường, không sử dụng hóa chất độc hại. (*Lưu ý: HS đề xuất ý khác mà có liên quan đến sức khỏe bảo vệ hệ tiêu hóa thì được hưởng chọn điểm). Lưu ý: Học sinh trả lời khác mà có ý đúng vẫn được hưởng trọn điểm. Hết./. Trang 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2