intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức

  1. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU MÔN: KHTN LỚP 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Điểm Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc số luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm Sự phản xạ ánh sáng Ảnh của vật tạo bởi gương 1 câu 1 câu 0,5đ phẳng 0,5đ Nam châm 1 câu 1 câu 2 câu 0,5đ 0,25đ 0,25đ Từ trường 1 câu 1 câu 1đ 1 câu 1 câu 1,25đ 0,25đ Từ trường Trái Đất 1 câu 1 câu 0,25đ 0,25đ Sơ lược về bảng tuần hoàn 1 câu 1 câu 0,25đ các nguyên tố hóa học 0,25đ Phân tử - Đơn Chất – Hợp 2 câu 2 câu 0,5đ chất 0,5đ Giới thiệu về liên kết hóa 1câu 1 câu 0,25đ học 0,25đ Hóa trị và công thức hóa 1câu 1 câu 2 câu 1,5đ học 0,5đ 1đ Trao đổi nước và chất 1 câu 1,0 dinh dưỡng ở động vật 1đ Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước Cảm ứng ở sinh vật và tập 2câu 1 0,25
  2. Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Điểm Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc số luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm tính ở động vật 0,25đ Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật Khái quát về sinh trưởng 2 câu 1 câu 3 câu 0,75đ và phát triển ở sinh vật 0,5đ 0,25đ Ứng dụng sinh trưởng và 1 câu 1 phát triển ở sinh vật và 0,25đ 0,25đ thực tiễn Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật 1 1 câu 1 1 câu Sinh sản vô tính ở sinh vật 1 câu 1,25đ 0,25đ 1đ 0,25đ Sinh sản hữu tính ở sinh 1 câu 1 1 câu 1 câu 1,25đ vật 1đ 0,25đ Số câu 2 10 2 6 2 1 7 16 Điểm số 1,5đ 2,5đ 1,5đ 1,5đ 2,0đ 1,0đ 6,0 4,0 10 2,0 điểm 1,0 điểm Tổng số điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 10 điểm 10 điểm PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC BẲNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU MÔN: KHTN 7
  3. Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Số câu hỏi Câu hỏi TN TL Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TN (Số (Số (Số ý) (Số câu) câu) ý)
  4. Nhận biết - Nêu được các khái niệm: tia sáng tới, tia sáng phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, mặt phẳng tới, ảnh. Sự phản - Phát biểu được nội dung định luật phản xạ ánh sáng. xạ ánh Thông hiểu Phân biệt được phản xạ và phản xạ khuếch tán. sáng Vận dụng - Vẽ được hình biểu diễn định luật phản xạ ánh sáng. - Thực hiện được thí nghiệm rút ra định luật phản xạ ánh sáng. - Vận dụng được định luật phản xạ ánh sáng trong một số trường hợp đơn giản. Nhận biết - Nêu được tính chất ảnh của vật qua gương phẳng. 1 C1 7 Vận dụng - Dựng được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. Ảnh của vật tạo Vận dụng - Dựng được ảnh của một hình bất kỳ tạo bởi gương bởi cao phẳng. gương - Thiết kế và chế tạo được sản phẩm đơn giản ứng dụng phẳng định luật phản xạ ánh sáng và tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng (như kính tiềm vọng, kính vạn hoa,…) Nhận biết - Xác định được cực Bắc và cực Nam của một thanh nam 1 C1 châm. - Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam Nam châm. châm Thông hiểu Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có 1 C2 từ tính. - Mô tả được cấu tạo và hoạt động của la bàn. Vận dụng Tiến hành thí nghiệm để nêu được: . + Tác dụng của nam châm đến các vật liệu khác nhau; + Sự định hướng của thanh nam châm (kim nam châm). - Sử dụng la bàn để tìm được hướng địa lí. - Nêu được vùng không gian bao quanh một nam châm 1 C3 (hoặc dây dẫn mang dòng điện), mà vật liệu có tính chất từ đặt trong nó chịu tác dụng lực từ, được gọi là từ Nhận biết trường. Từ - Nêu được khái niệm từ phổ và tạo được từ phổ bằng trường mạt sắt và nam châm. - Nêu được khái niệm đường sức từ. Vận dụng - Vẽ được đường sức từ quanh một thanh nam châm. 1 C1 8 Từ Nhận biết - Dựa vào ảnh (hoặc hình vẽ, đoạn phim khoa học) khẳng 1 C4 trường định được Trái Đất có từ trường. Trái Đất - Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau. Nhận biết Sơ lược 1 C5 - Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các về bảng nguyên tố hoá học. tuần - Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu hoàn các kì. nguyên tố hóa học - Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm Thông hiểu nguyên tố/nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn. - Vận dụng mối quan hệ giữa tính chất của một số kim
  5. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN - LỚP 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Điểm Nhận xét của giám khảo: Họ và tên: …………………………..... Lớp: 7/ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ) Hãy chọn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu và điền vào bảng kết quả ở phần bài làm Câu 1. Khi nào hai thanh nam châm đẩy nhau? A. Khi hai cực Bắc để xa nhau. B. Khi để hai cực khác tên gần nhau. C. Khi hai cực Nam để xa nhau. D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau. Câu 2. Cấu tạo của la bàn gồm A. kim la bàn, vỏ la bàn. B. kim la bàn, vỏ la bàn, mặt la bàn. C. kim la bàn, mặt la bàn. D. vỏ la bàn, mặt la bàn. Câu 3. Có thể tạo ra từ phổ bằng cách nào dưới đây? A. Rắc các hạt mạt sắt lên tấm nhựa đặt trong từ trường và gõ nhẹ. B. Rắc các hạt mạt đồng lên tấm nhựa đặt trong từ trường và gõ nhẹ. C. Rắc các hạt mạt nhôm lên tấm nhựa đặt trong từ trường và gõ nhẹ. D. Rắc các hạt mạt nhôm lên tấm nhựa đặt trong điện trường và gõ nhẹ. Câu 4. Chọn đáp án sai về từ trường Trái Đất. A. Trái Đất là một nam châm khổng lồ. B. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ trường Trái Đất có chiều đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu. C. Cực Bắc địa lí và cực Bắc địa từ không trùng nhau. D. Cực Nam địa lí trùng cực Nam địa từ. Câu 5. Các nguyên tố trong cùng một nhóm có cùng A. số electron ở lớp ngoài cùng. B. số đơn vị điện tích hạt nhân. C. khối lượng nguyên tử. D. số lớp electron. Câu 6. Hạt đại diện cho chất là A. nguyên tử. B. electron. C. phân tử. D. proton. Câu 7. Trong các nhóm chất sau, đâu là nhóm gồm các đơn chất? A. O2, NO2, NaCl B. SO2, Na2O, MgSO4 C. H2, Cu, K D. Cu, Fe, KOH Câu 8. Liên kết ion được hình thành như thế nào? A. Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút giữa các ion mang điện tích trái dấu. B. Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút giữa các ion mang điện tích âm. C. Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút giữa các ion mang điện tích dương. D. Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút giữa các ion mang điện tích cùng dấu. Câu 9. Phát triển bao gồm A. sinh trưởng, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể, tăng kích thước tế bào . B. sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể. C. sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái tế bào và cơ thể. D. sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát triển hình thái cơ quan và cơ thể. Câu 10. Mô phân sinh đỉnh giúp thân, cành và rễ tăng lên về A. chiều dài. B. chiều rộng. C. khối lượng. D. trọng lượng. Câu 11. Tập tính động vật là A. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. B. một chuỗi những phản ứng của sinh vật đối với sự thay đổi của môi trường bên trong
  6. C. một phản ứng của sinh vật với sự thay đổi của môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. D. một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Câu 12. Hiện tượng cây phát triển về phía có ánh sáng gọi là A. tính hướng tiếp xúc. B. tính hướng hóa. C. tính hướng sáng. D. tính hướng nước. Câu 13. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản A. có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt. B. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái C. có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. D. cần có hai cá thể đực và cái tham gia. Câu 14. Khi trồng quất cảnh, người ta có thể kích thích quất cảnh tạo nhiều quả bằng cách nào sau đây? A. Sử dụng hormone kích thích. B. Điều chỉnh yếu tố nhiệt độ. C. Sử dụng hormone ức chế . D. Tăng thời gian chiếu sáng trong ngày. Câu 15. Hoa lưỡng tính là A. hoa có cả đài và nhụy. B. hoa có cả tràng và nhị. C. hoa có cả nhị và nhụy. D. hoa có cả đài và tràng. Câu 16. Thực vật nào sau đây cơ thể mới được hình thành từ rễ? A. Cây khoai lang. B. Cây thuốc bỏng. C. Cây dâu tây. D. Cây rau má. II. PHẦN TỰ LUẬN: (6đ) Câu 17. (0,5đ) Nêu tính chất ảnh của vật qua gương phẳng. Câu 18. (1,0đ) Hãy vẽ một số đường sức từ trong khoảng giữa hai nam châm đặt gần nhau. Câu 19. (0,5đ) Hãy nêu ý nghĩa của công thức hóa học? Câu 20. (1đ) Hãy tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất Fe2(SO4)3 ? Câu 21. (1đ) Nêu khái niệm sinh sản hữu tính ở sinh vật? Cho ví dụ các loài sinh vật (thực vật, động vật) có hình thức sinh sản hữu tính mà em biết (ít nhất 4 ví dụ)?. Câu 22. (1đ) Kể tên các hình thức sinh sản vô tính ở động vật và phân biệt các hình thức sinh sản đó ? Câu 23. (1đ) Trong bữa ăn trưa, mẹ Hùng chuẩn bị rất nhiều món ăn ngon nhưng Hùng chỉ ăn một món yêu thích. Mẹ khuyên Hùng nên ăn đa dạng các loại thức ăn, không nên chỉ ăn một món như thế sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau khi nghe mẹ khuyên, Hùng rất thắc mắc? Em hãy giúp Hùng giải thích? BÀI LÀM: I. TRẮC NGHIỆM. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án II. TỰ LUẬN. ....................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................
  7. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC KIỂM TRA HỌC KỲ II (2022 – 2023) TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN - LỚP 7 HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu đúng được 0,25đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Trả lời D B A D A A C C B A D C B A C A II. PHẦN TỰ LUẬN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 17 - Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn. 0,25đ (0,5đ) - Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật. - Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của 0,25đ điểm đó đến gương. 18 Vẽ đúng, đẹp. 1,0đ (1,0đ) Công thức hóa học cho biết. - Các nguyên tố hóa học tạo nên chất. 0,125đ 19 - Số nguyên tử hay tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố hóa học có trong 0,25 đ (0,5đ) phân tử. - Khối lượng phân tử của chất. 0,125đ - Khối lượng phân tử Fe2(SO4)3 = 56.2 + (32+16.4).3 = 400 amu 0,25đ 20 - % Fe = 56.2.100%/ 400 = 28% 0,25đ (1,0đ) - % S = 32.3.100%/ 400 = 24% 0,25đ - % O = 100% - 28% - 24% = 48% 0,25đ 21 Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới có sự kết hợp giữa 0,75đ (1,0đ) giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới. Ví dụ sinh sản hữu tính ở thực vật: ngô, lúa, cam, chanh, táo, hồng xiêm, … 0,25đ Ví dụ sinh sản hữu tính ở động vật: chim bồ câu, gà, cá, trâu, bò, thỏ…. (Tùy ví dụ của học sinh, nếu đúng GV linh hoạt chấm điểm.) 22 Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật : Nảy chồi, phân mảnh, trinh sản 0,25đ (1,0đ) -Nảy chồi là hình thức sinh sản trong đó chồi được mọc ra từ cơ thể mẹ lớn 0,25đ dần lên - Phân mảnh là hình thức sinh sản mà mỗi mảnh nhỏ riêng biệt của cơ thể 0,25đ mẹ có thể phát triển thành cơ thể mới hoàn chỉnh - Trinh sản là hình thức sinh sản trong đó tế bào trứng không thụ tinh phát 0,25đ triển thành cơ thể mới 23 Chúng ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại (1,0đ) thức ăn vì: - Mỗi loại thức ăn chỉ chứa một số loại chất dinh dưỡng nhất định. Cơ thể 0,5đ cần đầy đủ các loại chất dinh dưỡng để có thể sinh trưởng và phát triển bình thường, do đó phối hợp các loại thức ăn sẽ giúp chúng ta được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể - Nếu chúng ta ăn nhiều hoặc ăn nhiều 1 loại thức ăn sẽ dẫn đến tình trạng 0,5đ thừa chất gây nên nhiều căn bệnh như béo phì, sâu răng, thừa cân… tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. *Lưu ý: Mọi cách giải khác đúng vẫn ghi điểm tối đa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2