intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường PTDT Nội trú THCS Mù Cang Chải

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường PTDT Nội trú THCS Mù Cang Chải’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường PTDT Nội trú THCS Mù Cang Chải

  1. UBND HUYỆN MÙ CANG CHẢI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ THCS NĂM HỌC: 2022 - 2023 Môn: Khoa học tự nhiên: Lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề này gồm 22 câu, 02 trang) Họ và tên ......................................lớp 7.... PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau: (mỗi câu đúng được 0,25 điểm) Câu 1. Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất ? A. Ở phần giữa của thanh B. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm . C. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm . D. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm. Câu 2. Từ trường của Trái Đất mạnh nhất ở những vùng nào? A. Ở vùng xích đạo . B. Chỉ ở vùng cực Bắc. C. Ở vùng Bắc cực và Nam cực D. Chỉ ở vùng cực Nam. Câu 3. Khi nào hai thanh nam châm hút nhau? A. Khi hai cực Bắc để gần nhau. B. Khi để hai cực khác tên gần nhau. C. Khi hai cực Nam để gần nhau. D. Khi cọ xát hai cực cùng tên gần nhau. Câu 4 Từ trường không tồn tại ở đâu? A. Xung quanh điện tích đứng yên. B. Xung quanh nam châm điện. C. Xung quanh dòng điện. D. Xung quanh nam châm. Câu 5. Chuyển hóa năng lượng là A. sự biến đổi của năng lượng từ dạng này sang dạng khác. B. sự biến đổi của năng lượng. C. sự biến đổi từ dạng này sang dạng khác. D. sự biến đổi từ chất này sang chất khác. Câu 6. Quang hợp diễn ra chủ yếu ở A. lá cây B. thân cây. C. ngọn cây. D. rễ cây. Câu 7. Trong tế bào của hầu hết các sinh vật nhân thực, quá trình hô hấp xảy ra trong loại bào quan nào? A. Ti thể. B. Lục lạp. C. Không bào D. Nhân tế bào. Câu 8. Các biện pháp bảo quả nông sản sau thu hoạch A. Bảo quản khô; bảo quản lạnh; bảo quản trong điều kiện nồng độ khí CO2 cao. B. Bảo quản ủ; bảo quản cho vào túi nylông; bảo quản trong điều kiện nồng độ khí CO2 cao. C. Bảo quản cho ngăn đá; bảo quản trong điều kiện nồng độ khí CO2 cao. D. Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí CO2 cao. Câu 9. Các hoạt động nào sau đây giúp bảo vệ hệ tiêu hoá khoẻ mạnh? (1) Rửa tay trước khi ăn. (2) Ăn chín, uống sôi. (3) Ăn thịt, cá tái để không bị mất chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến. (4) Không ăn thức ăn đã bị ôi thiu. (5) Vừa ăn vừa tranh thủ đọc sách, xem ti vi để tiết kiệm thời gian. (6) Ăn tối muộn để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể khi ngủ. A. (1), (2), (3), (4), (5), (6). B. (1), (2), (3), (5), (6). C. (1), (2), (4). D. (1), (2), (5), (6).
  2. Câu 10. Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các khí được trao đổi qua khí khổng như thế nào? A. CO2 và O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, hơi nước thoát ra ngoài. B. O2 và CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường. C. CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, O2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường. D. O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường. Câu 11. Cắt một cành hoa hồng trắng rồi cắm vào cốc nước pha màu tím. Sau một thời gian, cánh hoa sẽ có màu gì? A. Màu trắng. B. Không màu. C. Màu tím. D. Màu vàng. Câu 12. Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích A. từ môi trường trong cơ thể. B. từ môi trường ngoài cơ thể. C. từ môi trường D. từ các sinh vật khác. Câu 13. Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là A. mô phân sinh lá và mô phân sinh thân. B. mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ. C. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên D. mô phân sinh ngọn và mô phân sinh rễ. Câu 14. Nhiệt độ môi trường cực thuận đối với sinh vật là gì? A. Mức nhiệt cao nhất mà sinh vật có thể chịu đựng. B. Mức nhiệt ngoài khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển C. Mức nhiệt thấp nhất mà sinh vật có thể chịu đựng. D. Mức nhiệt thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Câu 15. Cơ quan trao đổi khí của giun đất là A. mang. B. phổi. C. hệ thống ống khí. D. da. Câu 16. Nước chiếm khoảng A. 40 % khối lượng cơ thể người B. 60 % khối lượng cơ thể người. C. 50 % khối lượng cơ thể người. D. 70 % khối lượng cơ thể người. PHẦN II: TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 17 (0,5 điểm): La bàn dùng để làm gì? Bộ phận chính của la bàn là gì? Tác dụng của bộ phận đó ? Câu 18 (1 điểm): Sau những trận mưa lớn kéo dài, hầu hết cây trong vườn bị ngập úng lâu và bị chết. Theo em, tại sao khi bị ngập nước cây lại chết mặc dù nước có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của cây? Câu 19 (1 điểm): Em hãy giải thích vì sao cây bị héo khi thiếu nước? Câu 20 (1 điểm): Khi nuôi gà, vịt, người nông dân chỉ cần dùng tiếng gọi quen thuộc là gà, vịt từ xa đã chạy về để ăn. Tập tính này của vật nuôi có lợi cho sinh vật và cả người chăn nuôi. Em hãy nêu cách thức hình thành tập tính trên cho vật nuôi. Câu 21.(1 điểm) a.Tại sao trong thí nghiệm chứng minh tính hướng nước, người ta lại đặt chậu nước thủng lỗ nhỏ ở một phía của chậu cây và chỉ cho nước ngấm từ từ mà không để nước ngấm nhanh ra khắp chậu? b. Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng, nếu thường xuyên xoay chậu theo các hướng khác nhau thì kết quả sẽ như thế nào? Giải thích. Câu 22.(1,5 điểm) Nêu khái niệm sinh trưởng, phát triển ở sinh vật và mối quan hệ giữa sinh trưởng, phát triển. .............Hết...............
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0