Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Tân Quang, Sông Công
lượt xem 4
download
“Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Tân Quang, Sông Công” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Tân Quang, Sông Công
- UBND THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG TRƯỜNG TH&THCS TÂN QUANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Khoa học tự nhiên 7 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ 1: Phần 1: Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm). Chọn câu trả lời đúng bằng cách khoanh tròn: Câu 1. Nơi nào sau đây không có từ trường? A. Xung quanh dây dẫn. B. Xung quanh nam châm hình chữ U. C. Xung quanh dây dẫn có dòng điện chạy qua. D. Xung quanh Trái Đất. Câu 2. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với A.sự chuyển hoá của sinh vật. B. sự biến đổi các chất. C. sự trao đổi năng lượng. D. sự sống của sinh vật. Câu 3. Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình A. lấy khí O2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí CO2 từ cơ thể ra môi trường. B. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí O2 từ cơ thể ra môi trường. C. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO 2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường. D. lấy khí O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường. Câu 4. Ở thực vật các chất nào dưới đây được vận chuyển từ rễ lên lá A. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen. B. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng. C. nước, muối khoáng. D. nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ. Câu 5. Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là A. chất hữu cơ và chất khoáng. B. nước và chất khoáng. C. nước, chất hữu cơ và chất khoáng. D. chất hữu cơ và nước. Câu 6. Sản phẩm của quang hợp là? A. Nước, carbon dioxide. B. Glucose, nước. C. Ánh sáng, diệp lục. D. Oxygen, glucose. Câu 7. Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích A. từ môi trường. B. từ môi trường ngoài cơ thể. 1
- C. từ môi trường trong cơ thể. D. từ các sinh vật khác. Câu 8. Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là A. các nhận biết. B. các kích thích. C. các cảm ứng. D. các phản ứng. Câu 9. Tập tính động vật là A. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. B. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. C. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. D. chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. Câu 10. Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây: 1. Theo dõi sự nảy mầm của hạt thành cây có từ 3 tới 5 lá. 2. Đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong một chậu cây sao cho nước ngấm vào đất mà không gây ngập úng cây. 3. Gieo hạt đỗ vào hai chậu, tưới nước đủ ẩm. 4. Sau 3 đến 5 ngày (kể từ khi đặt chậu nước), nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu và quan sát hướng mọc của rễ cây. Thứ tự các bước thí nghiệm đúng là: A. 1, 2, 3, 4. B. 3, 1, 2, 4. C. 4, 2, 3, 1. D. 3, 2, 1, 4. Câu 11: Sinh trưởng ở sinh vật là A. sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào. B. sự tăng lên về khối lượng cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào. C. sự tăng lên về kích thước cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào D. biến đổi diễn ra trong đời sống của cá thể. Câu 12: Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên. B. mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ. C. mô phân sinh lá và mô phân sinh thân. D. mô phân sinh ngọn và mô phân sinh rễ. Câu 13: Cho sơ đồ quá trình sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của ếch như sau; 2
- Thứ tự các giai đoạn phát triển đúng là: A. ếch trưởng thành, trứng, nòng nọc, ếch con. B. nòng nọc, ếch trưởng thành, trứng, ếch con. C. trứng, ếch con, nòng nọc, ếch trưởng thành. D. trứng, nòng nọc, ếch con, ếch trưởng thành. Câu 14: Có mấy hình thức sinh sản? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 15: Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình A. tạo ra cơ thể mới từ sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố. B. tạo ra cơ thể mới từ một phần của cơ thể mẹ hoặc bố. C. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thanh hợp tử, hợp tử phát triển tạo thành cơ thể mới. D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ. Câu 16: Loài nào không sinh sản bằng hình thức vô tính? A. Trùng giày. B. Trùng roi. C. Trùng biến hình. D. Cá chép. Phần 2: Tự luận: (6 điểm) Câu 17. (1,0 đ) Mô tả cấu tạo của la bàn. Câu 18. (1 đ) Nêu các đặc điểm của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp? Câu 19. (0,5 đ). Hoàn thành phương trình quang hợp dạng chữ: Ánh sáng ………(1)… +……..(2) …. .. ………(3)… ….+……..(4) Câu 20. (1 đ): Tai sao khi lao động nặng con người sẽ thở mạnh hơn và thường ăn nhiều hơn? Câu 21. (0,5 đ). Nêu vai trò của tập tính học tập với học sinh? Câu 22. (0,5 đ): Cho sơ đồ vòng đời của muỗi: Hãy đề xuất các biện pháp diệt muỗi và ngăn chặn sự phát triển của muỗi? 3
- Câu 23. (1,5 đ): Trình bày các ứng dụng của sinh sản vô tính trong thực tiễn, lấy ví dụ minh họa? UBND THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG TRƯỜNG TH&THCS TÂN QUANG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II Môn: Khoa học tự nhiên 7 ĐỀ 1: Phần 1: Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm) (Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) 1A 2D 3D 4C 5B 6D 7A 8B 9D 10B 11A 12A 13D 14B 15C 16D Phần 2: Tự luận: (6 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 17. La bàn là dụng cụ dùng để xác định hướng, một la bàn thường có: (1,0 đ) - Kim nam châm đặt lên trụ xoay được thiết kế theo dạng hình lá dẹt, mỏng, nhẹ một đầu được sơn đỏ để chỉ hướng bắc và đầu còn lại được sơn xanh( hoặc trắng) để chỉ hướng nam được đặt trong vỏ kim loại thường bằng 0,5 nhôm hoặc nhựa có gắn cố định 1 mặt chia độ. - Mặt kính của la bàn giúp bảo vệ kim nam châm. 0,5 Câu 18. - Phiến lá có dạng bản mỏng, diện tích bề mặt lớn giúp lá nhận được nhiều 0,5 (1 đ) ánh sáng, Phiến lá có nhiều gân lá giúp vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của quá trình quang hợp. - Tế bào lá có nhiều lục lạp chứa diệp lục giúp hấp thụ ánh sáng đảm bảo 0,25 cho quá trình quang hợp diễn ra liên tục. - Biểu bì mặt dưới lá có nhiều khí khổng cho phép CO 2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, và O2 từ tế bào lá khuếch tán ra môi trường. 0,25 Câu 19. (1) Carbon dioxide/ nước (2) Nước/ Carbon dioxide 0,25 0,5 đ (3) Glucose/ Oxygen (4) Oxygen/ Glucose 0,25 Câu 20. - Khi lao động nặng thì chúng ta lại thở mạnh vì: Khi lao động nặng, các cơ (1 đ) hoạt động liên tục đòi hỏi phải được cung cấp một lượng lớn năng lượng 0,75 ATP. Để đáp ứng nhu cầu năng lượng ATP, tế bào tăng cường hoạt động hô hấp tế bào. Mà quá trình hô hấp tế bào cần oxygen và thải ra carbon dioxide. Do đó, chúng ta sẽ thở mạnh hơn để tăng cường cung cấp oxygen và đào thải khí carbon dioxide ra ngoài. - Ăn nhiều hơn để cung cấp lượng Glucozơ cho quá trình phân giải để tạo ra năng lượng ATP. 0,25 Câu 21. Vai trò của tập tính đối với học sinh: (0,5 đ) - Hình thành tập tính tốt trong quá trình học tập: Chú ý nghe giảng, ghi chép 0,25 bài đầy đủ, khoa học, về nhà làm bài, học bài, rèn các kĩ năng tốt… - Giúp loại bỏ thói hư, tật xấu: Lười học, mải chơi, không nghe lời thầy cô… 0,25 Câu 22. - Để diệt muỗi người ta thường loại bỏ các vùng nước đọng hoặc đậy nắp 0,25 (0,5 đ) các chum vại đựng nước để tránh muỗi đẻ trứng vào. - Tiêu diệt ấu trùng vì đây là giai đoạn dễ tác dụng nhất trong vòng đời phát triển của muỗi 0,25 Câu 23. Trình bày các ứng dụng của sinh sản vô tính trong thực tiễn: (1,5 đ) - Nhân giống vô tính cây: + Giâm cành: cây sắn, cây mía, cây khoai lang... 0,5 + Triết cành: với các cây ăn quả lâu năm như cây bưởi, cây chanh, cây cam... 0,5 + Ghép cây: cây nhãn, cây bưởi, cây bơ.. 4
- + Nuôi cấy tế bào hoặc nuôi cấy mô: đối với những thực vật quý hiếm... 0,5 UBND THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG TRƯỜNG TH&THCS TÂN QUANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Khoa học tự nhiên 7 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ 2: Phần 1: Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm) Câu 1. Nơi nào sau đây không có từ trường? A. Xung quanh dây dẫn. B. Xung quanh nam châm hình chữ U. C. Xung quanh dây dẫn có dòng điện chạy qua. D. Xung quanh Trái Đất. Câu 2. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với 5
- A.sự chuyển hoá của sinh vật. B. sự biến đổi các chất. C. sự trao đổi năng lượng. D. sự sống của sinh vật. Câu 3. Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình A. lấy khí O2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí CO2 từ cơ thể ra môi trường. B. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí O2 từ cơ thể ra môi trường. C. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO 2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường. D. lấy khí O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường. Câu 4. Ở thực vật các chất nào dưới đây được vận chuyển từ rễ lên lá A. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen. B. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng. C. nước, muối khoáng. D. nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ. Câu 5. Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là A. chất hữu cơ và chất khoáng. B. nước và chất khoáng. C. nước, chất hữu cơ và chất khoáng. D. chất hữu cơ và nước. Câu 6. Sản phẩm của hô hấp là? A. Nước, carbon dioxide. B. Glucose, nước. C. Ánh sáng, diệp lục. D. Oxygen, glucose. Câu 7. Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích A. từ môi trường. B. từ môi trường ngoài cơ thể. C. từ môi trường trong cơ thể. D. từ các sinh vật khác. Câu 8. Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là A. các nhận biết. B. các kích thích. C. các cảm ứng. D. các phản ứng. Câu 9. Tập tính động vật là A. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. B. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. C. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. D. chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. 6
- Câu 10. Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây: 1. Theo dõi sự nảy mầm của hạt thành cây có từ 3 tới 5 lá. 2. Đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong một chậu cây sao cho nước ngấm vào đất mà không gây ngập úng cây. 3. Gieo hạt đỗ vào hai chậu, tưới nước đủ ẩm. 4. Sau 3 đến 5 ngày (kể từ khi đặt chậu nước), nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu và quan sát hướng mọc của rễ cây. Thứ tự các bước thí nghiệm đúng là: A. 1, 2, 3, 4. B. 3, 1, 2, 4. C. 4, 2, 3, 1. D. 3, 2, 1, 4. Câu 11: Sinh trưởng ở sinh vật là A. sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào. B. sự tăng lên về khối lượng cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào. C. sự tăng lên về kích thước cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào D. biến đổi diễn ra trong đời sống của cá thể. Câu 12: Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên. B. mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ. C. mô phân sinh lá và mô phân sinh thân. D. mô phân sinh ngọn và mô phân sinh rễ. Câu 13: Thứ tự các giai đoạn phát triển đúng trong vòng đời cây cam là: A. Hạt; hạt nảy mầm; cây mầm; cây con; ra hoa, tạo quả và hạt. B. cây trưởng thành; cây trưởng thành ra hoa, tạo quả và hạt. C. cây mầm; cây con; cây trưởng thành; cây trưởng thành ra hoa, tạo quả và hạt. D. Hạt; cây mầm; cây con; cây trưởng thành ra hoa, tạo quả và hạt. Câu 14: Có mấy hình thức sinh sản? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 15: Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình A. tạo ra cơ thể mới từ sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố. B. tạo ra cơ thể mới từ một phần của cơ thể mẹ hoặc bố. C. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thanh hợp tử, hợp tử phát triển tạo thành cơ thể mới. D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ. Câu 16: Loài nào không sinh sản bằng hình thức vô tính? A. Cá rô phi. 7
- B. Trùng giày. C. Trùng roi. D. Trùng biến hình. Phần 2: Tự luận: (6 điểm) Câu 17. (1,0 đ) Mô tả cấu tạo của la bàn. Câu 18. (1 đ) Nêu các đặc điểm của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp? Câu 19. (0,5 đ). Hoàn thành phương trình quang hợp dạng chữ: Ánh sáng ………(1)… +……..(2) …. .. ………(3)… ….+……..(4) Câu 20. (1 đ): Tai sao khi lao động nặng con người sẽ thở mạnh hơn và thường ăn nhiều hơn? Câu 21. (0,5 đ). Nêu vai trò của tập tính học tập với động vật? Câu 22. (0,5 đ): Cho sơ đồ vòng đời của sâu bướm: Hãy đề xuất các biện pháp tiêu diệt chúng? Câu 23. (1,5 đ): Trình bày các ứng dụng của sinh sản vô tính trong thực tiễn, lấy ví dụ minh họa? UBND THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG TRƯỜNG TH&THCS TÂN QUANG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II Môn: Khoa học tự nhiên 7 ĐỀ 2: Phần 1: Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm) (Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) 1A 2D 3D 4C 5B 6A 7A 8B 9D 10B 11A 12A 13D 14B 15C 16A Phần 2: Tự luận: (6 điểm) 8
- Câu Đáp án Điểm Câu 17. La bàn là dụng cụ dùng để xác định hướng, một la bàn thường có: (1,0 đ) - Kim nam châm đặt lên trụ xoay được thiết kế theo dạng hình lá dẹt, mỏng, nhẹ một đầu được sơn đỏ để chỉ hướng bắc và đầu còn lại được sơn xanh( hoặc trắng) để chỉ hướng nam được đặt trong vỏ kim loại thường bằng 0,5 nhôm hoặc nhựa có gắn cố định 1 mặt chia độ. - Mặt kính của la bàn giúp bảo vệ kim nam châm. 0,5 Câu 18. - Phiến lá có dạng bản mỏng, diện tích bề mặt lớn giúp lá nhận được nhiều 0,5 (1 đ) ánh sáng, Phiến lá có nhiều gân lá giúp vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của quá trình quang hợp. - Tế bào lá có nhiều lục lạp chứa diệp lục giúp hấp thụ ánh sáng đảm bảo 0,25 cho quá trình quang hợp diễn ra liên tục. - Biểu bì mặt dưới lá có nhiều khí khổng cho phép CO 2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, và O2 từ tế bào lá khuếch tán ra môi trường. 0,25 Câu 19. (1) Carbon dioxide/ nước (2) Nước/ Carbon dioxide 0,25 0,5 đ (3) Glucose/ Oxygen (4) Oxygen/ Glucose 0,25 Câu 20. - Khi lao động nặng thì chúng ta lại thở mạnh vì: Khi lao động nặng, các cơ (1 đ) hoạt động liên tục đòi hỏi phải được cung cấp một lượng lớn năng lượng 0,75 ATP. Để đáp ứng nhu cầu năng lượng ATP, tế bào tăng cường hoạt động hô hấp tế bào. Mà quá trình hô hấp tế bào cần oxygen và thải ra carbon dioxide. Do đó, chúng ta sẽ thở mạnh hơn để tăng cường cung cấp oxygen và đào thải khí carbon dioxide ra ngoài. - Ăn nhiều hơn để cung cấp lượng Glucozơ cho quá trình phân giải để tạo ra năng lượng ATP. 0,25 Câu 21. Vai trò của tập tính đối với động vật: (0,5 đ) - Hình thành tập tính tốt cho vật nuôi: ăn, ngủ đúng giờ, đi vệ sinh đúng chỗ, 0,25 nghe hiệu lệnh đến ăn - Giúp ứng dụng vào các công việc trong sản xuất của con người như: đánh bắt, huấn luyện động vật 0,25 Câu 22. - Tiêu diệt ấu trùng giai đoạn từ 3 đến 16 ngày vì đây là giai đoạn dễ tác 0,5 (0,5 đ) dụng nhất trong vòng đời phát triển của sâu bướm. - Chúng ta có thể dùng thước trừ sâu sinh học, dùng thiên địch… Câu 23. Trình bày các ứng dụng của sinh sản vô tính trong thực tiễn: (1,5 đ) - Nhân giống vô tính cây: + Giâm cành: cây sắn, cây mía, cây khoai lang... 0,5 + Triết cành: với các cây ăn quả lâu năm như cây bưởi, cây chanh, cây cam... 0,5 + Ghép cây: cây nhãn, cây bưởi, cây bơ.. + Nuôi cấy tế bào hoặc nuôi cấy mô: đối với những thực vật quý hiếm... 0,5 KÍ DUYỆT CỦA BGH GIÁO VIÊN RA ĐỀ Nguyễn Thị Tuyết Nguyễn Thị Thủy 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1237 | 34
-
Bộ 16 đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án
61 p | 212 | 28
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 451 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 277 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Xuân Lộc
6 p | 76 | 6
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Lê Quý Đôn
9 p | 138 | 5
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
5 p | 90 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tây Yên 1
5 p | 65 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học R'Lơm
5 p | 52 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
6 p | 68 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 249 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
4 p | 62 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Đại Đồng
6 p | 108 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Xuân Lộc
5 p | 74 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Nghĩa Dõng
5 p | 41 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Hiến Thành
4 p | 41 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 208 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Hòa Phú 2
5 p | 47 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn