SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br />
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2<br />
-----------<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
MÔN: LỊCH SỬ, KHỐI 12<br />
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề.<br />
Đề thi gồm 05 trang.<br />
———————<br />
Mã đề thi<br />
485<br />
<br />
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................<br />
Câu 1: Điều khoản nào trong hiệp định Pari có lợi nhất cho cuộc đấu tranh của nhân dân miền<br />
<br />
Nam ?<br />
A. Hai bên tiến hành trao trả tù binh và dân thường bị bắt.<br />
B. Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hành động quân sự chống trả miền Bắc.<br />
C. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình.<br />
D. Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, cam kết không tiếp tục dính líu quân<br />
sự ở miền Nam.<br />
Câu 2: Những thành tựu mà nước ta đạt được trong 15 năm đổi mới (1986-2000) đã khẳng định<br />
điều gì ?<br />
A. Vị thế và vai trò quan trọng của Việt Nam trên trường quốc tế.<br />
B. Nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.<br />
C. Tầm quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa.<br />
D. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.<br />
Câu 3: Một trong những vùng ta mở hoạt động quân sự ở miền Nam (cuối năm 1974 đầu năm<br />
1975) là<br />
A. Huế - Đà Nẵng.<br />
B. Tây Nam Bộ.<br />
C. Đông Nam Bộ.<br />
D. Tây Nguyên.<br />
Câu 4: Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 là gì ?<br />
A. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hòa bình thống nhất nước<br />
nhà.<br />
B. Cùng với miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.<br />
C. Tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.<br />
D. Tiến hành đấu tranh vũ trang để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mĩ - Diệm.<br />
Câu 5: Phương châm tác chiến của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đưa ra trong chiến dịch Hồ<br />
Chí Minh là gì ?<br />
A. Đánh chắc tiến chắc.<br />
B. Đánh nhanh, thắng nhanh.<br />
C. Đánh thắng nhanh.<br />
D. Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.<br />
Câu 6: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) có tác động như thế nào đến thái<br />
độ của Mĩ trong đấu tranh ngoại giao với Việt Nam?<br />
A. Buộc Mĩ phải thay đổi lập trường chiến tranh ở Việt Nam.<br />
B. Mĩ chấp nhận đến đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.<br />
C. Mĩ cơ bản chấp nhận những điều khoản của Hiệp định Pari.<br />
D. Mĩ buộc phải đàm phán chính thức bốn bên ở hội nghị Pari.<br />
Câu 7: Mĩ dùng thủ đoạn ngoại giao thoả hiệp với Trung Quốc, hoà hoãn với Liên Xô nhằm mục<br />
đích gì trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”?<br />
A. Tăng cường hợp tác với các nước này.<br />
B. Lôi kéo các nước này đứng về phía Mĩ.<br />
C. Hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.<br />
D. Cắt đứt nguồn viện trợ của các nước này đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.<br />
Câu 8: Tại sao chiến thắng của nhân dân miền Bắc từ ngày 18 đến ngày 29-12-1972 gọi là trận “<br />
Điện Biên Phủ trên không”?<br />
Trang 1/1 - Mã đề thi 485<br />
<br />
A. Thắng lợi có ý nghĩa như trận Điện Biên Phủ năm 1954, đánh bại cuộc tập kích bằng đường<br />
<br />
không của Mĩ.<br />
B. Đánh bại cuộc tập kích bằng đường không của Mĩ cuối năm 1972.<br />
C. Buộc Mĩ phải đàm phán với ta ở Hội nghị Pari.<br />
D. Buộc Mĩ phải chấp nhận kí Hiệp định Pari do ta đưa ra trước đó.<br />
Câu 9: Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân là nội<br />
dung của đường lối đổi mới trên lĩnh vực<br />
A. kinh tế.<br />
B. văn hóa.<br />
C. xã hội.<br />
D. chính trị.<br />
Câu 10: Cho các sự kiện sau:<br />
1. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc lần 1.<br />
2. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.<br />
3. Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam được thành lập.<br />
4. Trận Ấp Bắc (Mĩ Tho)<br />
5. Trận VạnTường (Quảng Ngãi).<br />
Hãy sắp xếp theo thứ tự thời gian?<br />
A. 2,4,5,1,3.<br />
B. 2,4,5,3,1.<br />
C. 2,4,1,3,5.<br />
D. 2,3,4,1,5.<br />
Câu 11: Trong chiến dịch Tây Nguyên ta đánh nghi binh ở đâu ?<br />
A. Plâyku và An Khê.<br />
B. Plâyku và Kon Tum.<br />
C. Buôn Ma Thuột và Plâyku.<br />
D. Buôn Ma Thuột và Kon Tum.<br />
Câu 12: Thắng lợi nào dưới đây của quân dân ta được coi là “đòn trinh sát” chiến lược, tạo tiền<br />
đề cho Trung ương Đảng thêm quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam ?<br />
A. Chiến dịch Tây Nguyên.<br />
B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.<br />
C. Chiến thắng Phước Long.<br />
D. Chiến thắng Xuân Lộc.<br />
Câu 13: Ý nghĩa nào dưới đây không nằm trong thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược 1972 ?<br />
A. Thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”.<br />
B. Buộc Mĩ ngừng ngay cuộc ném bom đánh phá miền Bắc 12 ngày đêm.<br />
C. Buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược<br />
D. Giáng một đòn nặng nề vào quân nguỵ và quốc sách bình định của “Việt Nam hoá chiến<br />
tranh”.<br />
Câu 14: “Xương sống” “quốc sách” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam là<br />
A. “Âp chiến lược” và quân đội tay sai, cố vấn Mĩ.<br />
B. lực lượng quân đội tay sai.<br />
C. hệ thống cố vấn Mĩ.<br />
D. “Ấp chiến lược”.<br />
Câu 15: Để thực hiện những mục tiêu của Ba chương trình kinh tế, thì ngành kinh tế nào được<br />
đưa lên vị trí mặt trận hàng đầu ?<br />
A. Thủ công nghiệp. B. Thương nghiệp.<br />
C. Nông nghiệp.<br />
D. Công nghiệp nặng.<br />
Câu 16: Nhận xét nào dưới đây là đúng khi nói về ý nghĩa quan trọng của Hiệp định Pari đối với<br />
sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước ?<br />
A. Đánh cho “Mĩ cút”, “nguỵ nhào”.<br />
B. Phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hoá” chiến tranh của Mĩ.<br />
C. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “nguỵ nhào”.<br />
D. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Mĩ cút”.<br />
Câu 17: Đường lối đổi mới của Đảng nên hiểu như thế nào là đúng ?<br />
A. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.<br />
B. Không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy thực hiện<br />
hiệu quả hơn.<br />
C. Đổi mới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.<br />
D. Bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.<br />
Trang 2/2 - Mã đề thi 485<br />
<br />
Câu 18: Thắng lợi quân sự nào của ta đã làm phá sản về cơ bản “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ?<br />
A. Bình Giã (Bà Rịa).<br />
B. Ấp Bắc (Mĩ Tho).<br />
C. Đồng Xoài (Bình Phước).<br />
D. Ba Gia(Quảng Ngãi).<br />
Câu 19: Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 7/1973) xác định kẻ<br />
<br />
thù của cách mạng miền Nam là<br />
A. đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.<br />
B. đế quốc Mĩ và tập đoàn Ngô Đình Diệm.<br />
C. tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.<br />
D. đế quốc Mĩ.<br />
Câu 20: Thắng lợi nào của quân dân ta đã buộc Mĩ thừa nhận thất bại hoàn toàn trong loại hình<br />
chiến tranh xâm lược thực dân dân mới ở miền Nam ?<br />
A. Hiệp định Pari 1973.<br />
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.<br />
C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.<br />
D. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.<br />
Câu 21: Ý nào sau đây là đúng nhất khi nói về điểm giống nhau giữa chiến dịch Hồ Chí Minh và<br />
chiến dịch Điện Biên Phủ là<br />
A. chiến thắng chống chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.<br />
B. chiến thắng quân sự cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống đế quốc thực dân.<br />
C. chiến thắng cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống đế quốc thực dân.<br />
D. chiến thắng quân sự trong cuộc kháng chiến chống đế quốc thực dân.<br />
Câu 22: So với các chiến lược chiến tranh trước, khi tiến hành “chiến tranh cục bộ” đế quốc Mĩ<br />
đã mở rộng quy mô như thế nào ?<br />
A. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.<br />
B. Mở rộng chiến tranh ra Đông Dương.<br />
C. Mở rộng chiến tranh ra miền Bắc và Đông Dương.<br />
D. Mở rộng chiến tranh ở miền Nam và toàn Đông Dương.<br />
Câu 23: Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” là<br />
gì ?<br />
A. Đều là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ.<br />
B. Được tiến hành bằng quân đội tay sai chủ yếu dưới sự chỉ huy của cố vấn quân sự Mĩ.<br />
C. Mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.<br />
D. Được tiến hành bằng quân Mĩ và quân đồng minh là chủ yếu.<br />
Câu 24: Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong sự kiên nào ?<br />
A. Cách mạng tháng Tám năm 1945.<br />
B. Binh biến Đô Lương.<br />
C. Khởi nghĩa Bắc Sơn.<br />
D. Khởi nghĩa Nam Kì.<br />
Câu 25: Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” nằm trong hình thức nào của chiến lược toàn cầu mà<br />
Mĩ đề ra?<br />
A. “Bên miệng hố chiến tranh”.<br />
B. “Ngăn đe thực tế”.<br />
C. “Phản ứng linh hoạt”.<br />
D. “Chính sách thực lực”.<br />
Câu 26: Để thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đã sử dụng lực lượng quân đội nào là<br />
chủ yếu ?<br />
A. Lực lượng quân viễn chinh Mĩ và quân chư hầu.<br />
B. Lực lượng quân đội tay sai.<br />
C. Lực lượng quân viễn chinh Mĩ.<br />
D. Lực lượng quân chư hầu.<br />
Câu 27: Cho các sự kiện sau:<br />
1. Hội nghị Hiệp thương chính trị giữa hai miền Bắc – Nam.<br />
2. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 24.<br />
3. Quốc hội khóa VI họp phiên đầu tiên.<br />
Trang 3/3 - Mã đề thi 485<br />
<br />
4. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước được tiến hành.<br />
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.<br />
A. 4, 1, 3, 2.<br />
B. 2, 1, 4, 3.<br />
C. 1, 2, 3, 4.<br />
D. 2, 1, 3, 4.<br />
Câu 28: Ý nào dưới đây không phải là ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu<br />
Thân(1968)?<br />
A. Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ.<br />
B. Buộc Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh.<br />
C. Chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc.<br />
D. Buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” chiến tranh.<br />
Câu 29: Thời cơ trong cách mạng miền Nam, nhất là trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa<br />
Xuân năm 1975 có gì khác so với thời cơ trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ?<br />
A. Dựa vào điều kiện bên ngoài.<br />
B. Chủ yếu dựa vào các điều kiện bên trong, không có điều kiện khách quan thuận lợi như<br />
Cách mạng tháng Tám năm 1945.<br />
C. Là sự kết hợp của nhân tố khách quan rất thuận lợi đóng vai trò quyết định và sự chuẩn bị<br />
lâu dài từ bên trong.<br />
D. Chủ yếu dựa vào điều kiện khách quan thuận lợi.<br />
Câu 30: Điều kiện lịch sử nào quyết định bùng nổ phong trào Đồng khởi 1959 - 1960 ?<br />
A. Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ.<br />
B. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 (1/1959) của Đảng về đường lối cách mạng miền Nam.<br />
C. Do chính sách cai trị của Mĩ - Diệm làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề.<br />
D. Mĩ - Diệm phá Hiệp định Giơnevơ, thực hiện chính sách “tố cộng” “diệt cộng”.<br />
Câu 31: Nguyên nhân có tính chất quyết định khiến Mĩ giật dây các tướng lĩnh trong<br />
quân đội Sài Gòn làm đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm tháng 11-1963 ?<br />
A. Do nội bộ chính quyền Sài Gòn mâu thuẫn.<br />
B. Do chính quyền Ngô Đình Diệm suy yếu.<br />
C. Do Mĩ giật dây cho tướng lĩnh Dương Văn Minh.<br />
D. Do thắng lợi vang dội của nhân dân miền Nam trên tất cả các mặt trận.<br />
Câu 32: Tác giả bài hát “Tiến quân ca” là<br />
A. Phạm Tuyên.<br />
B. Doãn Nho.<br />
C. Văn Cao.<br />
D. Nam Cao.<br />
Câu 33: Nét nổi bật nhất về tình hình chính trị ở Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ về Đông<br />
Dương được kí kết năm 1954 là<br />
A. Pháp rút quân khỏi miền Bắc.<br />
B. Hà Nội được giải phóng.<br />
C. đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau.<br />
D. nhân dân hai miền tiến hành tổ chức Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.<br />
Câu 34: Vì sao trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn ta chọn Phan Rang và Xuân Lộc<br />
để tiến công ?<br />
A. Là căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông.<br />
B. Là căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía Nam.<br />
C. Là căn cứ quân sự liên hợp của Mĩ.<br />
D. Là căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía Tây.<br />
Câu 35: Sự kiện nào báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh ?<br />
A. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập.<br />
B. Xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập.<br />
C. Giải phóng tỉnh Châu Đốc.<br />
D. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không diều kiện.<br />
Câu 36: Tháng 2-1959, diễn ra cuộc nổi dậy của đồng bào miền Nam ở đâu ?<br />
A. Chợ Được (Quảng Nam).<br />
B. Phước Hiệp (Bến Tre).<br />
Trang 4/4 - Mã đề thi 485<br />
<br />
C. Trà Bồng (Quảng Ngãi).<br />
D. Bắc Ái (Ninh Thuận).<br />
Câu 37: Đại hội lần thứ III(9-1960) của Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá là<br />
A. “Đại hội thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc”.<br />
B. “Đại hội xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền<br />
<br />
Nam”.<br />
C. “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước<br />
nhà”.<br />
D. “Đại hội xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn ở miền Nam”.<br />
Câu 38: Căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ và quân đội Sài Gòn đặt ở đâu?<br />
A. Tây Nguyên.<br />
B. Sài Gòn.<br />
C. Huế.<br />
D. Đà Nẵng.<br />
Câu 39: Tư tưởng cốt lõi xuyên suốt của Đảng trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam là gì ?<br />
A. Chống đế quốc, chống phong kiến.<br />
B. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.<br />
C. Hòa bình, độc lập thống nhất.<br />
D. Tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.<br />
Câu 40: Nguyên nhân cơ bản nào đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước ?<br />
A. Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng.<br />
B. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn.<br />
C. Có hậu phương vững chắc ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa.<br />
D. Sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần đoàn kết to lớn của nhân dân ba nước<br />
Đông Dương.<br />
-----------------------------------------------<br />
<br />
----------- HẾT ----------<br />
<br />
Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì them<br />
<br />
Trang 5/5 - Mã đề thi 485<br />
<br />