Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Võ Thị Sáu, Phú Yên
lượt xem 1
download
Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Võ Thị Sáu, Phú Yên” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Võ Thị Sáu, Phú Yên
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU MÔN THI: LỊCH SỬ 10 THỜI GIAN: 45 phút I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Tổng hợp kiến thức từ bài 9 đến bài 12. 2. Kĩ năng: Đánh giá mức độ hiểu và vận dụng kiến thức của HS. 3. Thái độ: Trung thực nghiêm túc làm bài. II. Hình thức kiểm tra Trắc nghiệm III. Thiết lập ma trận đề kiểm tra % Mức độ nhận thức Tổng tổng điểm Thông Vận Nội dung Đơn vị kiến Nhận biết Vận dụng Số CH TT hiểu dụng cao Thời kiến thức thức Thời Thời Thời Thời gian Số gian Số gian Số gian Số gian (phút TN TL ) CH (phút CH (phút CH (phút CH (phút ) ) ) ) CHỦ ĐỀ 6: 1. BÀI 10: MỘT SỐ VĂN MINH NỀN VĂN ĐẠI VIỆT MINH TRÊN ĐẤT 1 NƯỚC 3 3 3 3 6 1 10 2.5 VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858) CHỦ ĐỀ 7: 2. BÀI 12: CỘNG KHÁI 5.5 2 3 3 7 7 4 10 14 1 30 ĐỒNG QUÁT ĐỜI CÁC DÂN SỐNG VẬT
- TỘC VIỆT CHẤT VÀ NAM TINH THẦN CỦA CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM Tổng 6 6 10 10 4 10 40 40 100 Tỉ lệ (%) 40 30 20 10 40 40 100 Tỉ lệ chung (%) 70 30 100 40 100 IV. Bảng đặc tả đề kiểm tra TT Nội dung kiến Đơn vị Mức độ kiến thức, kĩ năng Số câu hỏi theo mức độ thức kiến thức cần kiểm tra, đánh giá nhận thức Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao Nhận biết: CHỦ ĐỀ 6: - Nêu được quá trình phát triển của MỘT SỐ văn minh Đại Việt trên trục thời NỀN VĂN 1. BÀI gian và một số thành tựu cơ bản MINH TRÊN 10: VĂN của nền văn minh Đại Việt. 1 ĐẤT NƯỚC MINH Thông hiểu: 3 3 0 0 VIỆT NAM ĐẠI Xác định được: (TRƯỚC - Giải thích được khái niệm, phân VIỆT NĂM 1858) tích được cơ sở hình thành, ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt. Nhận biết: - Biết được nét chính về đời sống 2 2. 3 7 4 0 vật chất và tinh thần của các cộng đồng dân tộc Việt Nam.
- Thông hiểu: HS trình bày được nét cơ bản về hoạt đông kinh tế chính của các dân tộc ở Việt Nam - Trình bày được nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của các cộng đồng dân tộc Việt Nam. Vận dụng: phân tích, nhận xét đánh giá, so sánh Tổng 6 10 4 0 V. Đề kiểm tra SỞ GD&ĐT PHÚ YÊN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: LỊCH SỬ -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi có 3 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 101 I. TRẮC NGHIỆM(7đ) Phần I. Trắc nghiệm khách quan lựa chọn câu trả lời đúng nhất(5đ) Câu 1. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của các dân tộc thiểu số ở vùng cao (Việt Nam) có đặc điểm nổi bật nào sau đây? A. Lúa nước được trồng ở ruộng bậc thang. B. Phát triển nuôi trồng thủy - hải sản. C. Phải thường xuyên đắp đê ngăn lũ lụt. D. Phải thường xuyên thau chua rửa mặn. Câu 2. Canh tác lúa nước là hoạt động kinh tế chính của A. người Kinh. B. người Thái. C. người Nùng. D. người Mường. Câu 3. Ở Việt Nam, dân tộc thiểu số nào thường tổ chức các lễ hội liên quan đến chùa chiềng? A. Người Khơ-me. B. Người Kinh. C. Người Chăm. D. Người Mường. Câu 4. Để có nước canh tác trên ruộng bậc thang, cư dân các dân tộc thiểu số đã làm gì? A. Cho khoan cây nước tại chỗ phục vụ tưới tiêu. B. Dẫn nước từ các đồng bằng lên các sườn núi.
- C. Tạo hồ hứng và chứa nước mưa trên đỉnh núi. D. Sử dụng máy bom nước đưa từ đồng bằng lên. Câu 5. Vì sao cư dân các dân tộc thiểu số ở miền núi (Việt Nam) chủ yếu đi bộ và vận chuyển đồ bằng gùi? A. Địa hình phức tạp, độ dốc lớn, hẹp. B. Địa hình bằng phẵng, lộ xi măng. C. Địa hình phức tạp, độ dốc thấp, rộng. D. Có nhiều cây cối chặng các lối đi. Câu 6. Vì sao hoạt động kinh tế chính của người Kinh là sản xuất nông nghiệp trồng cây lúa nước? A. Do cư trú chủ yếu ở vùng đồng bằng. B. Do cư trú ở các sườn núi và đồi cao. C. Do cú trú chủ yếu ở các thung lũng. D. Do cư trú chủ ở vùng có địa hình cao. Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm trong hoạt động sản xuất chủ yếu của tộc người Kinh ở Việt Nam? A. Trồng lúa nước phổ biến ở ruộng bậc thang. B. Phát triển ngành nuôi trồng thủy - hải sản. C. Phải thường xuyên đắp đê ngăn lũ lụt. D. Ngoài lúa nước còn trồng cây lương thực khác. Câu 8. Cuối thế kỉ XIV – đầu thế kỉ XV, Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo thành công A. súng trường. B. đại bác. C. súng thần cơ. D. tàu chiến. Câu 9. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của nước ta dưới thời kì văn minh Đại Việt là A. thành nhà Hồ B. Thánh địa Mỹ Sơn C. Thành Cổ Loa D. dinh Độc lập Câu 10. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt? A. Khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo bền bỉ của nhân dân. B. Chứng tỏ nền văn hóa du nhập hoàn toàn chi phối nền văn hóa truyền thống. C. Chứng minh sự phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực trong các thời kì lịch sử. D. Tạo nên sức mạnh dân tộc trong những cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc. Câu 11. Về thủ công nghiệp, sản phẩm của người Kinh rất đa dạng và tinh xảo, không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn A. xuất khẩu. B. nhập khẩu. C. giao lưu. D. biếu, tặng. Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành và phát triển của nền văn minh Đại Việt? A. Kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc. B. Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt. C. Quá trình xâm lược và mở rộng lãnh thổ. D. Tiếp thu các thành tựu văn minh bên ngoài. Câu 13. Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc các thành tựu về thể chế chính trị, luật pháp từ nền văn minh nào sau đây? A. Văn minh Ấn Độ. B. văn minh Trung Hoa. C. Văn minh Ai Cập. D. Văn minh La Mã.
- Câu 14: Nội dung nào sau đây không phải là vai trò quan trọng trong canh tác lúa nước của người Kinh ở Việt Nam? A. Là nguồn lương thực chính. B. Đáp ứng nhu cầu trong nước. C. Mặt hàng xuất khẩu quan trọng. D. Chủ yếu hỗ trợ các nước nghèo. Câu 15. Tín ngưỡng, tôn giáo nào sau đây được người Việt tiếp thu từ bên ngoài? A. Thờ Phật. B. Thờ anh hùng dân tộc. C. Thờ Thành hoàng. D. Thờ cúng tổ tiên. Câu 16. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam dùng nguyên liệu nào để may trang phục? A. Vải lụa, vải thổ cẩm, vải lanh. B. Vải thổ cẩm, vải lụa, vải tơ tằm. C. Vải lanh, vải phi bóng, vải thổ cẩm. D. Vải bông, vải tơ tằm, vải lanh. Câu 17: Sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có điểm gì giống nhau? A. Đều sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước. B. Đều canh tác lúa nước ở vùng có địa hình dốc. C. Đều đánh bắt và nuôi trồng thủy – hải sản. D. Đều canh tác lúa nước ở vùng đồng bằng. Câu 18. Địa bàn cư trú chủ yếu của người Kinh là A. đồng bằng. B. ven biển. C. đồi núi. D. trung du. Câu 19. Nhà ở truyền thống của người Kinh là A. nhà trệt xây bằng gạch hoặc đắp bằng đất. C. nhà nửa sàn, nửa trệt, xây tường. B. nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá. D. nhà nhiều tầng được dựng bằng gỗ. Câu 20. So với dân tộc Kinh, điểm khác trong trang phục của các dân tộc thiểu số là gì? A. Trang phục thường có hoa văn trang trí sặc sỡ. B. Được may bằng nhiều loại vải có chất liệu tự nhiên. C. Trang phục chủ yếu là áo và quần (hoặc váy). D. Trang phục có sự thay đổi theo mùa. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây Bộ Quốc triều hình luật (gồm 722 điều) là bộ luật hoàn chỉnh nhất được thực thi từ thời Lê sơ đến thời Lê Trung hưng. Bộ luật này có những điều luật tiến bộ, ít thấy trong các bộ luật của các nước phương Đông đương thời. Tiêu biểu như các điều luật bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ: con gái được quyền chia tài sản như con trai (Điều 388); nếu không có con trai thì con gái được quyền thừa kế (Điều 391); chia đôi tài sản cho cả vợ và chồng (Điều 374 và Điều 375),… (Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr.76) a. Quốc triều hình luật là một bộ luật hoàn chỉnh và tiến bộ của nước ta dưới thời kì văn minh Đại Việt. b. Quốc triều hình luật là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, nhưng chỉ được thực thi từ thời Lê sơ đến thời Lê Trung hưng.
- c. Điểm chung của các Điều 388, 391, 374 và 375 trong bộ Quốc triều hình luật là bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và những người yếu thế trong xã hội. d. Theo quy định của bộ Quốc triều hình luật, con gái có quyền thừa kế tài sản cùng với con trai. Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây Các sản phẩm gốm sứ Đại Việt được xuất khẩu ra thị trường thế giới từ sớm. Tại Nhật Bản đã phát hiện gốm thời Trần. Tại các nước ở khu vực Đông Nam Á, Nam Á và châu Âu đã phát hiện nhiều gốm Chu Đậu thời Trần – Lê – Mạc. Theo tư liệu của công ti Đông Ấn Hà Lan (VOC), thời kì 1663 – 1681, khu vực phía Bắc Đại Việt đã xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á gần hai triệu đồ gốm, chiếm khoảng 30% thị phần của cả khu vực. (Sách giáo khoa Lịch sử 10, bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr.77) a. Gốm sứ là một nghề thủ công cổ truyền của người Việt cổ, tiếp tục được kế thừa và phát triển mạnh mẽ dưới thời kì văn minh Đại Việt. b. Sản phẩm gốm sứ của cư dân Đại Việt không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn phục vụ cho hoạt động giao thương, buôn bán. c. Gốm Chu Đậu của cư dân Đại Việt đã được xuất khẩu sang nhiều nước châu Âu và châu Á. d. Trong thế kỉ XVII, gốm sứ Đại Việt đã chiếm lĩnh hầu hết thị phần ở khu vực Đông Nam Á. II. TỰ LUẬN(3đ) Câu 1: Nêu ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam (1đ) Câu 2: Trình bày được nét chính về đời sống tinh thần của các dân tộc trên đất nước Việt Nam? Kể tên một vài tôn giáo ở nước ta. (2đ) Trả lời:
- ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: LỊCH SỬ 10 NĂM HỌC: 2023-2024 I. TRẮC NGHIỆM(7đ) Phần I. Trắc nghiệm khách quan lựa chọn câu trả lời đúng nhất(5đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 68 9 10 Đáp A A A C A A A C A B án Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp A C B D A A A A A A Án Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: a. Đ b. S c. S d. S Câu 2: a. Đ b. Đ c. Đ d. S II. TỰ LUẬN(3đ) Câu 1: Nêu ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam (1đ) + Khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo bền bỉ của nhân dân Đại Việt. + Những thành tựu đạt đã chứng minh sự phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá trong các thời kì lịch sử; góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh dân tộc, giúp Đại Việt giành thắng lợi trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc. + Thành tựu của văn minh Đại Việt đạt được trong gần mười thế kỉ là nền tảng để Việt Nam đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo dựng bản lĩnh, bản sắc của con người Việt Nam, vượt qua thử thách, vững bước tiến vào kỉ nguyên hội nhập và phát triển mới. Câu 2: Trình bày được nét chính về đời sống tinh thần của các dân tộc trên đất nước Việt Nam? (1.5đ) Đời sống tinh thần Người kinh Các dân tộc thiểu số Tín ngưỡng, tôn giáo - Thờ các vị thần, anh - Tín ngưỡng đa thần.. hùng dân tộc, cúng tổ - Đang chịu ảnh hưởng và tiêp thu tiên. các tôn giáo như: phậ giáo, hồi giáo, - Tiếp thu nhiều tôn thiên chúa giáo…. giáo lớn như: phật giáo, tin lành, công giáo… Phong tục, tập quán Người Kinh thực hành Duy trì phong tục liên quan đến: chu phong tục liên quan kỳ vòng đời, canh tác và có một số đến: chu kỳ vòng đời, liên quan đến chu kỳ thời gian. canh tác, thời gian.
- Lễ hội - Liên quan đến tín - Có các lễ hội như: lễ tế thần, lễ cơm ngưỡng dân gian, tôn mới, xuống đồng, các lễ hội liên giáo, tưởng nhớ các quan chùa, đền tháp… anh hùng dân tộc. - Qui mô: làng/ bản, tộc người - Quy mô đa dạng từ cộng đồng làng đến quốc gia, quốc tế. Kể tên một vài tôn giáo ở nước ta. (0.5đ) - Phật giáo, Đạo giáo, Tin lành. Thiên chúa giáo, đạo Hoà Hảo, đạo Cao Đài, đạo Hồi… Tổ trưởng Giáo viên Thiều Quốc Nhi Trần Thị Lắm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1235 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 389 | 33
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 445 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 298 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 507 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 325 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 963 | 11
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 404 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 270 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 687 | 9
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p | 80 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 244 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 67 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 79 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 202 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 130 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn