Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang
lượt xem 2
download
Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang" hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang
- SỞ GD&ĐT AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II TRƯỜNG THCS VÀ THPT NĂM HỌC 2023 – 2024 VĨNH NHUẬN Môn : Lịch sử 10 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.(6,0 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án Câu 1. Dưới triều đại nhà Lê (thế kỉ XV), bộ luật thành văn nào sau đây được ban hành? A. Hình luật. B. Hình thư. C. Quốc triều hình luật. D. Hoàng Việt luật lệ. Câu 2. Các nhà nước phong kiến Việt Nam được xây dựng theo thể chế A. quân chủ lập hiến. B. chiếm hữu nô lệ. C. dân chủ chủ nô. D. quân chủ chuyên chế. Câu 3. Việc nhà Lý cho xây dựng đàn Xã Tắc ở Thăng Long mang ý nghĩa nào sau đây? A. Nhà nước coi trọng sản xuất nông nghiệp. B. Nhà nước coi trọng bảo vệ độc lập dân tộc. C. Cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta. D. Khuyến khích nhân dân phát triển thương nghiệp. Câu 4. Trung tâm chính trị - văn hóa và đô thị lớn nhất Đại Việt trong các thế kỷ X-XV là A. Phố Hiến. B. Thanh Hà. C. Thăng Long. D. Hội An. Câu 5. “Tam giáo đồng nguyên” là sự hòa hợp của các tôn giáo nào sau đây? A. Phật giáo - Đạo giáo - Nho giáo. B. Phật giáo - Nho giáo - Thiên Chúa giáo. C. Phật giáo - Đạo giáo - Tín ngưỡng dân gian. D. Nho giáo - Phật giáo - Ấn Độ giáo. Câu 6. Chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống dưới triều đại phong kiến nào của nước ta? A. Nhà Lý. B. Nhà Trần. C. Lê sơ. D. Tây Sơn. Câu 7. Đặc điểm của văn học Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XIX là A. văn học chữ Hán phát triển hơn văn học chữ Nôm. B. văn học chữ Nôm phát triển lấn át văn học chữ Hán. C. văn học chữ Hán và chữ Nôm suy tàn. D. phát triển văn học viết bằng chữ Quốc Ngữ. Câu 8. Văn học chữ Nôm ra đời có ý nghĩa nào sau đây?
- A. Thể hiện sự phát triển của văn minh Đại Việt thời Lý-Trần. B. Vai trò của việc tiếp thu văn hóa Ấn Độ vào Đại Việt. C. Thể hiện sự sáng tạo, tiếp biến văn hóa của người Việt. D. Ảnh hưởng của việc truyền bá Công giáo vào Việt Nam. Câu 9. Nội dung nào sau đây là một trong những cơ sở của việc hình thành nền văn minh Đại Viêt? A. Có cội nguồn từ các nền văn minh lâu đời tồn tại trên đất nước Việt Nam. B. Hình thành từ việc lưu truyền các kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. C. Có nguồn gốc từ việc tiếp thu hoàn toàn văn minh bên ngoài. D. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn hóa Trung Hoa qua ngàn năm Bắc thuộc. Câu 10. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa sự ra đời các làng nghề thủ công truyền thống ở Đại Việt? A. Nâng cao năng lực cạnh tranh với các xưởng thủ công của nhà nước. B. Sản xuất được chuyên môn hóa, sản phẩm có chất lượng cao hơn. C. Sản phẩm mang nét độc đáo, gây dựng thành thương hiệu nổi tiếng. D. Góp phần quan trọng thúc đẩy thương nghiệp phát triển. Câu 11. Từ chính sách giáo dục Nho học của Đại Việt có thể rút ra được bài học kinh nghiệm gì cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay? A. Phát triển giáo dục khoa học xã hội. B. Xây dựng nền giáo dục toàn diện. C. Phải duy trì nền giáo dục khoa học. D. Phát triển giáo dục khoa học tự nhiên. Câu 12. Trong tiến trình phát triển của lịch sử của dân tộc Việt Nam, nền văn minh Đại Việt không mang ý nghĩa nào sau đây? A. Thể hiện tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo, bền bỉ của nhân dân. B. Chứng minh sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. C. Góp phần to lớn tạo nên sức mạnh dân tộc chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập. D. Là nền tảng để dân tộc Việt Nam sánh ngang với các cường quốc trên thế giới. Câu 13. Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của nền văn minh Đại Việt? A. Văn minh Đại Việt không có nguồn gốc bản địa mà du nhập từ bên ngoài vào. B. Trong kỷ nguyên Đại Việt, mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa đều phát triển. C. Là nền văn minh phát triển rực rỡ nhất khu vực Đông Nam Á. D. là nền văn minh nông nghiệp lúa nước gắn với văn hóa làng xã. Câu 14. Các dân tộc ở Việt Nam được chia thành mấy nhóm? A. Hai nhóm. B. Ba nhóm. C. Bốn nhóm. D. Năm nhóm. Câu 15. Căn cứ vào tiêu chí nào dưới đây để phân chia nhóm các dân tộc ở Việt Nam? A. Dân số của các dân tộc trên phạm vi lãnh thổ. B. Thời gian xuất hiện của dân tộc đầu tiên. C. Thành tích đấu tranh chống giặc ngoại xâm. D. Không gian địa lí trên phạm vi lãnh thổ. Câu 16. Lễ hội của tộc người thiểu số ở nước ta chủ yếu được tổ chức với quy mô A. theo từng dòng họ ruột thịt.
- B. nhiều làng/bảng hay cả khu vực. C. tập trung ở các đô thị lớn. D. từng làng/bảng và tộc người. Câu 17. Nội dung nào dưới đây không đúng đặc điểm để xếp các dân tộc vào nhóm cùng một Ngữ hệ ở Việt Nam? A. giống nhau về nhóm dân tộc. B. giống nhau về hệ thống từ vựng cơ bản. C. giống nhau về thanh điệu và ngữ âm. D. giống nhau về ngữ pháp. Câu 18. Vì sao các dân tộc thiểu số ở nước ta trước đây chủ yếu đi lại, vận chuyển là đi bộ và vận chuyển đồ bằng gùi? A. Do sống chủ yếu ở miền núi dốc, hẹp. B. Do sống chủ yếu ở vùng đồng bằng nhiều sông, kênh. C. Do nhu cầu vận chuyển đồ đạt ngày càng nhiều. D. Do lúc bấy giờ phương tiện xe và thuyền chưa xuất hiện. Câu 19. Một trong những chính sách dân tộc trên lĩnh vực văn hóa - xã hội của Nhà nước Việt Nam là A. tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống. B. phổ cập giáo dục cho các dân tộc thiểu số. C. mở rộng giao lưu văn hóa với bên ngoài. D. xây dựng nền văn hóa hiện đại, cởi mở. Câu 20. Một trong những cơ sở hình thành khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam là từ yêu cầu A. giúp đỡ, chia sẻ nhau trong trong cuộc sống. B. tập hợp lực lượng đấu tranh chống ngoại xâm. C. tập hợp chống thú dữ khi cuộc sống còn sơ khai. D. chế tạo công cụ lao động trong sinh hoạt hàng ngày. Câu 21. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? A. Là cơ sở để mở rộng giao lưu và tiếp thu văn hóa bên ngoài. B. Là nền tảng để tiến hành liên minh với các dân tộc láng giềng. C. Là cơ sở để xóa bỏ mọi mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam. D. Là nguồn sức mạnh để bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước. Câu 22. Ngày nay trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa và giữ gìn ổn định xã hội, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, khối Đại đoàn kết dân tộc có vai trò gì? A. Củng cố an ninh quốc phòng. B. Bảo vê chủ quyền quốc gia. C. Huy động sức mạnh toàn dân tộc. D. Chống lại các thế lực thù địch. Câu 23. Hiện nay cơ quan nào giữ vai trò cao nhất tập trung khối Đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam trong mặt trận thống nhất? A. Mặt Trận Dân Tộc Thống Nhất. B. Mặt Trận Dân Tộc Dân Chủ. C. Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. D. Mặt Trận Dân Chủ Việt Nam.
- Câu 24. Một trong những nội dung của nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam là A. các dân tộc tôn trọng và giúp đỡ nhau về mọi mặt. B. phát huy truyền thống đoàn kết trong lịch sử. C. các dân tộc Việt Nam đều có quyền ngang nhau. D. các dân tộc cùng nâng cao đời sống vật chất - tinh thần. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai.(4,0 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo với cây trồng chính là lúa nước. Các triều đại phong kiến Việt Nam đều có chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp, các hoàng đế thường thực hiện nghi lễ Tịch điền vào mùa xuân để khuyến khích nghề nông phát triển. Nhà nước thành lập các cơ quan chuyên trách đê điều, cử quan lại thường xuyên trông coi việc đắp đê, nạo vét kênh mương, đào nắn các dòng chảy,… phục vụ sản xuất. Quy định cấm giết trâu bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp, nếu vi phạm sẽ bị phạt nặng. Khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích canh tác, nâng cao kĩ thuật canh tác, du nhập và cải tạo giống lúa,…Dưới thời phong kiến, chế độ tư hữu ruộng đất luôn tồn tại và ngày càng phổ biến. Do đó phương án xóa bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu ruộng đất trong cả nước không phải là chính sách của các triều đại phong kiến.(SGKLS10CTST- trang 84) a. Chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến Việt Nam khuyến khích nhân dân khai hoang, lấn biển mở rộng diện tích canh tác. b. Lập các chức quan quản lí, giám sát, khuyến khích sản xuất nông nghiệp. c. Các triều đại phong kiến Việt Nam cho phép xóa bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu ruộng đất trong cả nước. d. Chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến Việt Nam vận động nhân dân tham gia quá trình áp đặt về kinh tế nông nghiệp lên các quốc gia láng giềng. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc, truyền thống lao động và đấu tranh hơn nghìn năm chống Bắc thuộc để bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc, văn minh Đại Việt từng bước hình thành. Văn minh Đại Việt hình thành và phát triển trên cơ sở xây dựng và phát triển quốc gia Đại Việt từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, với sự trưởng thành của dân tộc trên nhiều phương diện: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, an ninh, quốc phòng... Thành tựu văn minh phát triển nhanh chóng và vững chắc qua các bước chuyển biến mạnh mẽ vị thế đất nước. (SGK LS10 CTST - Trang 82) a. Kế thừa những di sản và truyền thống từ văn minh Văn Lang - Âu Lạc tiếp tục được bảo lưu và phát triển. b. Quá trình xây dựng và phát triển quốc gia, gắn quá trình áp đặt về kinh tế và văn hóa lên các quốc gia láng giềng. c. Sự kiên cường trong cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc, giữ vững và phát triển văn hóa dân tộc thời trong hàng nghìn năm. d. Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt được củng cố vững chắc nên tạo điều kiện cho nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc tiếp tục phát triển. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Trong đời sống văn hoá tinh thần của các dân tộc, lễ hội có một vai trò rất quan trọng. Lễ hội là dịp để con người gửi gắm ước mong về một cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu, bày tỏ lòng biết ơn sự
- che chở, phù hộ của thần linh và tổ tiên đối với cộng đồng. Thông qua các hoạt động lễ hội, bản sắc văn hoá của các dân tộc được gìn giữ và truyền thừa qua các thế hệ. Đây cũng là dịp để các thành viên trong cộng đồng dân tộc gặp gỡ, giao lưu và thắt chặt tình đoàn kết. (SGK LS10 CTST - Trang 99) a. Lễ hội là dịp bày tỏ lòng biết ơn sự che chở, phù hộ của thần linh, tổ tiên. b. Là cơ sở vật chất tạo nên sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. c. Góp phần giữ gìn và truyền thừa bản sắc văn hóa qua các dân tộc khác khi giao lưu. d. Là dịp các dân tộc gặp gỡ, giao lưu và thắt chặt tình đoàn kết. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Trên lĩnh vực kinh tế, Đảng và Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế các vùng dân tộc và miền núi. Trong đó, các nguồn lực được huy động vào việc xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào. Phát triển các ngành sản xuất phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng dân tộc. Có chính sách hỗ trợ đồng bào về đất đai, thuế và vay vốn để phát triển sản xuất. Hỗ trợ đồng bào mua giống cây trồng, phân bón, vật tư, gia súc, tập huấn nâng cao kiến thức sản xuất. Khuyến khích đồng bào các dân tộc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để xây dựng đời sống mới ngày càng ấm no, hạnh phúc. (SGK LS10 CTST - Trang 105) a. Trên lĩnh vực kinh tế, Đảng và Nhà nước xây dựng cơ chế quản lí kinh tế thị trường năng động, linh hoạt. b. Phát triển nền kinh tế nhiều ngành, quy mô, trình độ công nghệ. c. Trong chính sách dân tộc về kinh tế, Đảng và Nhà nước Việt Nam có chủ trương ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế các vùng dân tộc và miền núi. d. Khuyến khích đồng bào các dân tộc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để góp phần nâng cao cuộc sống người dân. -------Hết------ Lưu ý: Đề kiểm tra có….trang….. SỞ GD&ĐT AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II TRƯỜNG THCS VÀ THPT NĂM HỌC 2023 – 2024 VĨNH NHUẬN Môn : Lịch sử 10 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.(6,0 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án Câu 1. Triều đại nào mở đầu cho thời đại phong kiến độc lập của dân tộc ta? A. Triều Tiền Lý. B. Triều Ngô. C. Triều Lê. D. Triều Nguyễn. Câu 2. Bộ máy nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền của Đại Việt được hoàn chỉnh dưới triều đại nào? A. Thời Lý. B. Thời Trần. C. Thời Lê sơ.
- D. Thời Hồ. Câu 3. Các xưởng thủ công của nhà nước dưới các triều đại phong kiến Việt Nam còn được gọi là A. Cục bách tác. B. Quốc sử quán. C. Quốc tử giám. D. Hàn lâm viện. Câu 4. Năm 1149, để đẩy mạnh phát triển ngoại thương nhà Lý đã có chủ trương gì? A. Phát triển Thăng Long với 36 phố phường. B. Xây dựng cảng Vân Đồn (Quảng Ninh). C. Cho phát triển các chợ làng, chợ huyện. D. Xây dựng một số địa điểm trao đổi hàng hóa ở biên giới. Câu 5. Hai loại hình văn học chính của Đại Việt dưới các triều đại phong kiến gồm A. văn học nhà nước và văn học dân gian. B. văn học viết và văn học truyền miệng. C. văn học nhà nước và văn học tự do. D. văn học dân gian và văn học viết. Câu 6. Việc cho dựng bia đá ở Văn Miếu Quốc Tử giám thể hiện chính sách nào sau đây của các triều đại phong kiến Việt Nam? A. Nhà nước coi trọng giáo dục, khoa cử. B. Ghi danh những anh hùng có công với nước. C. Ghi lại tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. D. Đề cao vai trò của sản xuất nông nghiệp. Câu 7. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của “Quan xưởng” trong thủ công nghiệp nhà nước? A. Tạo ra sản phẩm chất lượng cao để trao đổi buôn bán trong và ngoài nước. B. Huy động lực lượng thợ thủ công tay nghề cao phục vụ chế tác, buôn bán. C. Tạo ra sản phẩm chất lượng cao phục vụ nhu cầu của triều đình phong kiến. D. Tạo ra các hình mẫu hỗ trợ thủ công nghiệp cả nước phát triển. Câu 8. Dưới triều đại phong kiến nhà Lê (thể kỉ XV), nhà nước cho dựng Bia ghi danh tiến sĩ không mang ý nghĩa nào sau đây? A. Khuyến khích nhân tài. B. Vinh danh hiền tài. C. Đề cao vai trò của nhà vua. D. Khuyến khích hoạt động học tập. Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phải là thành tựu của nông nghiệp Việt Nam thời phong kiến? A. Cải thiện kỹ thuật thâm canh lúa nước. B. Mở rộng diện tích canh tác bằng nhiều biện pháp. C. Du nhập và cải tạo các giống cây từ bên ngoài. D. Sản phẩm nông nghiệp nâng lên hàng đầu khu vực. Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải là chính sách của nhà nước phong kiến Đại Việt trong khuyến khích nông nghiệp phát triển? A. Nhà nước quan tâm trị thủy, bảo vệ sức kéo nông nghiệp. B. Khuyến khích khai hoang, mở rộng diện tích đất canh tác. C. Tổ chức nghi lễ cày ruộng tịch điền khuyến khích sản xuất.
- D. Tách thủ công nghiệp thành một ngành độc lập. Câu 11. Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về hạn chế của văn minh Đại Việt? A. Xuất phát từ nghề nông lúa nước nên chỉ chú trọng phát triển nông nghiệp. B. Không khuyến khích thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển. C. Chỉ đề cao vị thế của Nho giáo nhằm giữ vững kỷ cương, ổn định xã hội. D. Việc phát minh khoa học-kỹ thuật không được chú trọng phát triển. Câu 12. Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của nền văn minh Đại Việt? A. Văn minh Đại Việt phát triển đa dạng, phong phú, mang đậm tính dân tộc. B. Văn minh Đại Việt phát triển đa dạng, lâu đời và có tính dân chủ. C. Là sự kết hợp hoàn toàn giữa văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ. D. Thiết chế chính trị của các triều đại phong kiến Đại Việt được đều mang tính dân chủ. Câu 13. Việc đề cao Nho giáo của các nhà nước phong kiến Đại Việt đã không dẫn đến hệ quả nào dưới đây? A. Giữ ổn định trật tự kỷ cương của nhà nước phong kiến. B. Tạo điều kiện giao lưu giữa các tôn giáo làm đậm đà bản sắc dân tộc. C. Nguy cơ tụt hậu, đứng trước sự xâm lược của thực dân phương Tây. D. Tạo ra sự bảo thủ, chậm cải cách trước những biến đổi xã hội. Câu 14. Căn cứ vào tiêu chí phân chia nhóm các dân tộc ở Việt Nam, dân tộc Kinh thuộc nhóm A. dân tộc đa số. B. dân tộc thiểu số. C. dân tộc vùng thấp. D. dân tộc vùng đồng bằng. Câu 15. Theo đặc điểm để xếp các dân tộc vào cùng một ngữ hệ ở Việt Nam, dân tộc Kinh thuộc ngữ hệ nào dưới đây? A. Ngữ hệ Tây Á. B. Ngữ hệ Bắc Á. C. Ngữ hệ Đông Á. D. Ngữ hệ Nam Á. Câu 16. Tín ngưỡng tôn giáo sau đây được người Việt tiếp thu từ bên ngoài? A. Thờ Phật. B. Thờ anh hùng dân tộc. C. Thờ ông Thành hoàng. D. Thờ cúng tổ tiên. Câu 17. Nhận định nào sau đây là không đúng về trang phục của các dân tộc ở Việt Nam? A. Chủ yếu vay mượn từ bên ngoài. B. Phong phú về hoa văn trang trí. C. Đa dạng về kiểu dáng và màu sắc. D. Thể hiện tập quán của mỗi dân tộc. Câu 18. Vì sao hoạt động kinh tế chính của người Kinh ngày xưa là sản xuất nông nghiệp trồng cây lúa nước? A. Do chỉ có cây lúa nước là cây lương thực. B. Do cư trú ở các sườn núi và đồi cao. C. Do cú trú chủ yếu ở các thung lũng. D. Do cư trú chủ yếu ở vùng đồng bằng.
- Câu 19. Khối đoàn kết dân tộc Việt Nam đã được hình thành từ khi nào? A. Từ thời dựng nước Văn Lang – Âu Lạc. B. Từ khi thắng lợi 1000 năm Bắc thuộc. C. Từ khi giành được nền độc lập tự chủ. D. Từ khi giặc phương Bắc sang xâm lược. Câu 20. Một trong những cơ sở dẫn tới sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam là A. yêu cầu thống nhất lãnh thổ quốc gia. B. yêu cầu đấu tranh chống ngoại xâm. C. tham vọng bành trướng lãnh thổ. D. nhu cầu buôn bán với bên ngoài. Câu 21. Khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò như thế nào đối với công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam? A. Không đóng góp nhiều cho sự nghiệp chống ngoại xâm. B. Là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thắng lợi. C. Là nhân tố thứ yếu, góp phần dẫn đến sự thành công. D. Nhân tố duy nhất quyết định đến sự thành công. Câu 22. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đem lại ý nghĩa nào sau đây đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam? A. Góp phần nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam. B. Tạo nên sự đa dạng về văn hóa giữa các dân tộc. C. Góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc. D. Thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển nhanh và bền vững. Câu 23. Truyện cổ tích nào sau đây kể về nguồn gốc các dân tộc trên đất nước Việt Nam? A. Con Rồng Cháu Tiên. B. Quả Bầu Mẹ. C. Lạc Long Quân và Âu Cơ. D. Sự tích Trầu Cau. Câu 24. Nhận định nào sau đây là quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay? A. Đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện nay. B. Đại đoàn kết dân tộc là nền tảng của quá trình hội nhập, giao lưu quốc tế hiện nay. C. Đại đoàn kết dân tộc là cơ sở để đổi mới toàn diện đất nước trong xu thế hiện nay. D. Đại đoàn kết dân tộc là động lực thúc đẩy tiến tình hội nhập khu vực và thế giới. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai.(4,0 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Những thành tựu của nền văn minh Đại Việt thể hiện một nền văn hoá rực rỡ, phong phú, toàn diện, độc đáo, khẳng định bản sắc của một dân tộc, một quốc gia văn hiến, văn minh ở khu vực Đông Nam Á và thế giới phương Đông. Văn minh Đại Việt đã tạo nên sức mạnh để kháng chiến chống ngoại xâm, giành thắng lợi và là nền tảng để đạt nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng bảo vệ tổ quốc. những thành tựu của văn minh Đại Việt trên các lĩnh vực là di sản lịch sử văn hoá, tạo nên niềm tin, sức mạnh cho các thế hệ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. (SGKLS10CTST-trang 90) a. Nền văn minh Đại Việt khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo bền bỉ của nhân dân.
- b. Chứng tỏ nền văn hóa ngoại lai hoàn toàn lấn át nền văn hóa truyền thống. c. Chứng minh sự phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực thủ công nghiệp, thương nghiệp trong các thời kì lịch sử. d. Nền văn minh Đại Việt đã tạo nên sức mạnh dân tộc trong những cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Nho giáo dần phát triển cùng với sự phát triển của giáo dục và thi cử. Từ thế kỉ XI, nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử. Thế kỉ XV (thời Lê sơ), Nho giáo giữ địa vị độc tôn, là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị để xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Nho giáo đã góp phần to lớn trong việc đào tạo đội ngũ trí thức, những người hiền tài cho đất nước. (SGKLS10CTST - Trang 86) a. Từ thời Lê sơ, nho giáo đã giữ địa vị độc tôn ở nước ta. b. Từ thế kỉ XI, nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử người sáng lập ra Đạo giáo. c. Các tín ngưỡng và tôn giáo Đại Việt có sự hoà đồng (nhất là Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo), ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống tinh thần của nhân dân. d. Từ thế kỉ XIII đến nửa đầu thế kỉ XIV, giáo dục Nho học tiếp tục đóng vai trò chủ yếu đào tạo quan lại và nâng cao dân trí. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Do địa bàn cư trú trải rộng trên nhiều địa hình khác nhau, có điều kiện tự nhiên khác biệt nên tập quán sản xuất của các dân tộc không hoàn toàn giống nhau. Một số dân tộc canh tác trên ruộng nước (ở vùng đồng bằng hoặc ở các thung lũng), số khác canh tác trên ruộng khô, nương rẫy hoặc kết hợp giữa ruộng nước và nương rẫy (ở miền núi, vùng cao). Hầu hết các dân tộc Việt Nam đều kết hợp trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài ra, họ còn sản xuất thủ công nghiệp (dệt vải, đan lát, làm đồ gốm, làm đồ trang sức, làm nghề rèn, làm đồ gỗ,...) và buôn bán, trao đổi hàng hoá. Một số dân tộc có ngành nghề thủ công rất phát triển, tạo ra những sản phẩm độc đáo, mang bản sắc dân tộc đậm nét. (SGKLS10CTST - Trang 121) a. Hoạt động sản xuất của hầu hết các dân tộc ở Việt Nam là thương nghiệp và đường biển là ngành kinh tế chính. b. Hoạt động sản xuất nông nghiệp có vai trò bổ trợ cho thủ công nghiệp. c. Hầu hết trong nông nghiệp các dân tộc Việt Nam biết kết hợp trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm. d. Các dân tộc sống trong điều kiện tự nhiên khác biệt nên tập quán sản xuất của các dân tộc không hoàn toàn giống nhau. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, khối đại đoàn kết các dân tộc tiếp tục giữ một vai trò rất quan trọng. Mối quan hệ hoà hợp, tương trợ và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc sẽ tạo ra môi trường hoà bình, ổn định cho việc phát triển kinh tế, văn hoá. Đồng thời, khối đại đoàn kết là nguồn sức mạnh để cộng đồng các dân tộc Việt Nam bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. (SGKLS10CTST - Trang 103) a. Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tạo nên nguồn sức mạnh để bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước. b. Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, văn hóa. c. Là cơ sở để xóa bỏ mọi mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam. d. Tạo nên sự phong phú về văn hóa giữa các vùng miền đất nước.
- -------Hết------ Lưu ý: Đề kiểm tra có….trang…..
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1235 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 390 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 445 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 299 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 508 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 325 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 405 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 272 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 687 | 9
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p | 80 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 246 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 67 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 80 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 202 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 132 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn