Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Nam
lượt xem 1
download
Cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Nam” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Nam
- SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIEM TRA HKII – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 - LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 28 câu) (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 602 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7đ) Câu 1: Hiện nay, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trồng nhiều cây lương thực và cây ăn quả theo hình thức A. xen canh. B. du canh. C. luân canh. D. định canh. Câu 2: Nguyên nhân chính nào giúp Nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn dưới thời Lê sơ? A. Phật giáo và Đạo giáo suy yếu. B. Nhân dân không ủng hộ đạo Phật. C. Nho giáo đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt từ lâu đời. D. Nho giáo hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng chính quyền trung ương tập quyền. Câu 3: Các vua thời Tiền Lê, Lý hằng năm tổ chức “lễ tịch điền” nhằm mục đích gì? A. Khuyến khích sản xuất nông nghiệp. B. Khuyến khích khai khẩn đất hoang. C. Khuyến khích bảo vệ, tôn tạo đê điều. D. Khuyến khích sản xuất nông, lâm nghiệp. Câu 4: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng hoạt động sản xuất của hầu hết các dân tộc ở Việt Nam? A. Nông nghiệp có vai trò bổ trợ cho thủ công nghiệp. B. Thương nghiệp đường biển là ngành kinh tế chính. C. Chăn nuôi gia súc, gia cầm là ngành kinh tế chủ đạo. D. Kết hợp trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Câu 5: Đời sống văn hóa của cư dân Chăm-pa, Phù Nam có gì khác so với cư dân Văn Lang – Âu Lạc? A. Chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ. B. Có nguồn gốc từ văn hóa Đông Sơn. C. Sùng tín Hin-đu giáo, Phật giáo. D. Chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa. Câu 6: Một trong những tác phẩm văn học chữ Nôm tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu là A. Chinh phụ ngâm. B. Lục Vân Tiên. C. Truyện Kiều. D. Quốc âm thi tập. Câu 7: Các dân tộc thiểu số chủ yếu vận chuyển bằng A. địu. B. tàu hỏa C. ô tô. D. gùi . Câu 8: Khăn Piêu là một sản phẩm thổ cẩm nổi tiếng của dân tộc nào? A. Kinh. B. Thái. C. Sán Dìu. D. Hoa. Câu 9: Từ đầu thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, văn minh Đại Việt A. phát triển mạnh mẽ và toàn diện. B. bước đầu được định hình. C. có sự giao lưu với văn minh phương Tây. D. bộc lộ những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu. Câu 10: Nhà nước phong kiến Đại Việt không thực hiện biện pháp nào dưới đây để thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp? A. Lập các chức quan quản lí, giám sát, khuyến khích sản xuất nông nghiệp. B. Khuyến khích nhân dân khai hoang, lấn biển mở rộng diện tích canh tác. C. Cho phép nhân dân tùy ý bỏ ruộng hoang nếu không có nhu cầu canh tác. Trang 1/3 - Mã đề 602
- D. Vận động nhân dân tham gia đắp đê, phòng lụt trên quy mô lớn. Câu 11: Từ thế kỉ XI - XV, văn minh Đại Việt A. phát triển mạnh mẽ và toàn diện. B. có sự giao lưu với văn minh phương Tây. C. bước đầu được định hình. D. có những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu. Câu 12: Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của nền văn minh Ấn Độ trên lĩnh vực nào để làm phong phú nền văn minh Đại Việt? A. Phật giáo, nghệ thuật, kiến trúc. B. Đạo giáo, văn học, khoa học - kĩ thuật. C. Tín ngưỡng thờ thần, giáo dục, khoa cử. D. Phật giáo, chữ viết, cách thức xây dựng hệ thống để điều. Câu 13: ‘Thời Lê sơ, theo quy định của luật pháp , những người tự tiện giết trâu ,ngựa sẽ bị xử phạt 80 trượng và phải nộp tiền giá con trâu ,ngựa đó vào công khố . Nếu ai đem thịt ra chợ bán mà người coi chợ và xã quan sở tại không cấm thì đều xử phạt 80 trượng’ SGK Lịch sử 10 tr 71. Đoạn trích trên thể hiện chính sách nào của vương triều Lê sơ ? A. Bảo vệ trâu bò cho các gia đình nghèo. B. Nhà nước độc quyền trong chăn nuôi trâu bò. C. Bảo vệ nguồn nguyên liệu cho nghề thủ công. D. Quan tâm bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp. Câu 14: Công trình nào được xem là một trong bốn quốc bảo của Đại Việt thời Lý, Trần ? A. Trống đồng Đông Sơn. B. Đỉnh tháp Báo Thiên. C. Hoàn thành Thăng Long. D. Nghệ thuật múa rối nước. Câu 15: Ở Việt Nam, loại hình nhà ở phổ biến của người Kinh là A. nhà trệt. B. nhà cấp 4. C. nhà mái bằng. D. nhà sàn. Câu 16: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành và phát triển của nền văn minh Đại Việt? A. Kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc. B. Sao chép nguyên bản thành tựu văn minh Trung Hoa. C. Tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn minh bên ngoài. D. Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt. Câu 17: Nho giáo sớm trở thành hệ tư tưởng của chế độ phong kiến ở Đại Việt, vì Nho giáo A. có nội dung đơn giản nên người dân dễ tiếp cận. B. được đông đảo các tầng lớp nhân dân sùng mộ. C. hòa nguyện với các tín ngưỡng dân gian của người Việt. D. góp phần củng cố quyền lực của giai cấp thống trị. Câu 18: Lễ hội của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu được tổ chức với quy mô như thế nào? A. Tộc người và quốc tế. B. Làng/bản và quốc tế. C. Quốc gia và quốc tế. D. Làng/bản và tộc người. Câu 19: Điểm khác nhau cơ bản của nền văn minh Đại Việt so với nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc ? A. Có những thành tựu về văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc và khoa học kỹ thuật. B. Có truyền thống lịch sử phong phú ,sự kiện lịch sử đáng nhớ. . C. Là nền văn minh phát triển trên đất nước Việt Nam. D. Văn minh Đại Việt đã phát triển ra một hệ thống chữ viết riêng (chữ Nôm). Câu 20: Nhà nước Phù Nam được tổ chức theo thể chế A. quân chủ lập hiến. B. dân chủ chủ nô. C. quân chủ chuyên chế. D. cộng hòa quý tộc. Câu 21: Cho các nhận định sau về nhà nước Âu Lạc Trang 2/3 - Mã đề 602
- a. Có vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố. b. Kinh đô đóng tại vùng Phong Khê. c. Lãnh thổ thu hẹp hơn so với Văn Lang. d. Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương. e. Chưa có quân đội và chữ viết. h. Kinh đô đặt tại Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ). Có bao nhiêu nhận định sai ? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 22: Tại sao nói nền độc lập, tự chủ là cơ sở của nền văn minh Đại Việt? A. Vì không có độc lập, tự chủ thì nhân dân Đại Việt không thể đánh thắng giặc ngoại xâm. B. Vì chỉ có nền độc lập, tự chủ thì mới có thể tiếp thu toàn bộ văn minh Trung Hoa, Ấn Độ. C. Vì nền độc lập, tự chủ là điều kiện thuận lợi để nhân dân xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc rực rỡ. D. Vì nền độc lập, tự chủ là nguyện vọng tha thiết của nhân dân Đại Việt. Câu 23: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tín ngưỡng bản địa của người Kinh là? A. Thờ cúng tổ tiên. B. Thờ tổ nghề. C. Thờ Thành hoàng. D. Thờ Thiên Chúa. Câu 24: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của các nghề thủ công đối với đời sống kinh tế - xã hội của người Việt? A. Đem lại việc làm cho người dân. B. Là động lực chính phát triển kinh tế. C. Tạo ra nguồn hàng hóa xuất khẩu. D. Đáp ứng nhu cầu của người dân. Câu 25: Nội dung nào là ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt? A. Đề cao vai trò, vị trí của Nho giáo trong xã hội. B. Chú trọng sự phát triển nông nghiệp lúa nước. C. Giúp Đại Việt thoát khỏi 1000 năm Bắc thuộc. D. Góp phần tạo nên sức mạnh để bảo vệ Tổ quốc. Câu 26: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những hạn chế của nền văn minh Đại Việt? A. Lĩnh vực khoa học, kĩ thuật chưa thực sự phát triển. B. Các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn kém phát triển. C. Đời sống tinh thần cư dân còn nhiều yếu tố tâm linh. D. Góp phần tạo ra tính thụ động, tư tưởng quân bình. Câu 27: Hiện nay, phần lớn dân tộc Chăm cư trú ở Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh theo A. Thiên Chúa giáo. B. Hin-đu giáo. C. Phật giáo. D. Hồi giáo. Câu 28: ác dân tộc Khơme, Ba Na, Xơ Đăng,… thuộc nhóm ngôn ngữ nào dưới đây? A. Tày - Thái. B. Việt - Mường. C. Hmông, Dao. D. Môn - Khơme. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: Nêu thành tựu tiêu biểu về giáo dục của văn minh Đại Việt. Vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục, khoa cử? (2đ) Câu 2: Trình bày nét chính về văn hóa ăn, mặc, ở của người Kinh và của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. (1đ) ------ HẾT ------ Trang 3/3 - Mã đề 602
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 451 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 301 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 510 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 331 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 693 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 277 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sặp Vạt
5 p | 74 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 68 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 249 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tam Hưng
4 p | 74 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Hiệp
3 p | 92 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân
6 p | 65 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 89 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 208 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 133 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn