intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lý Tự Trọng, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lý Tự Trọng, Quảng Nam” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lý Tự Trọng, Quảng Nam

  1. SỞ GDĐT TỈNH QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG MÔN: SỬ 10 Thời gian làm bài: 45 Phút (không kể phát đề) (Đề thi có 2 trang) Mã đề 601 I.Phần Trắc nghiệm: ( 5 Điểm) Câu 1. Nguyên tắc nào sau đây là quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển khối Đại đoàn kết dân tộc? A. Đoàn kết, giúp đỡ nhau để vượt qua mọi khó khăn. B. Hợp tác, tương trợ và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. C. Bình đẳng, hợp tác và giúp đỡ nhau cùng phát triển. D. Đoàn kết, bình đẳng và tương trợ cùng phát triển. Câu 2. Canh tác lúa nước là hoạt động kính tế chính của tộc ở Việt Nam? A. Thái. B. Chăm. C. Kinh. D. Mường. Câu 3. Nội dung nào dưới đây không đúng đặc điểm để xếp các dân tộc vào nhóm cùng một Ngữ hệ ở Việt Nam? A. giống nhau về ngữ pháp. B. giống nhau về hệ thống từ vựng cơ bản. C. giống nhau về thanh điệu và ngữ âm. D. giống nhau về nhóm dân tộc. Câu 4. Hai loại hình văn học chính của Đại Việt dưới các triều đại phong kiến gồm A. văn học nhà nước và văn học tự do. B. văn học dân gian và văn học viết. C. văn học viết và văn học truyền miệng. D. văn học nhà nước và văn học dân gian. Câu 5. Theo đặc điểm để xếp các dân tộc vào cùng một ngữ hệ ở Việt Nam, dân tộc Kinh thuộc ngữ hệ nào dưới đây? A. Ngữ hệ Tây Á. B. Ngữ hệ Đông Á. C. Ngữ hệ Bắc Á. D. Ngữ hệ Nam Á. Câu 6. Nhân tố quan trọng nào sau đây quyết định sự thành công của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam trong lịch sử? A. Tinh thần đấu tranh anh dũng. B. Khối Đại đoàn kết dân tộc. C. Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt. D. Nghệ thuật quân sự độc đáo. Câu 7. Việc cho dựng bia đá ở Văn Miếu Quốc Tử giám thể hiện chính sách nào sau đây của các triều đại phong kiến Việt Nam? A. Nhà nước coi trọng giáo dục, khoa cử. B. Ghi lại tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. C. Ghi danh những anh hùng có công với nước. D. Đề cao vai trò của sản xuất nông nghiệp. Câu 8. Người Khơ-me và người Chăm cũng canh tác lúa nước ở đâu? A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng duyên hải miền Trung. C. Các sườn núi ở Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 9. Dưới triều đại nhà Lê (thế kỉ XV), bộ luật thành văn nào sau đây được ban hành? A. Quốc triều hình luật. B. Hoàng Việt luật lệ. C. Hình luật. D. Hình thư. Câu 10. Tín ngưỡng tôn giáo sau đây được người Việt tiếp thu từ bên ngoài? A. Thờ ông Thành hoàng. B. Thờ anh hùng dân tộc. C. Thờ cúng tổ tiên. D. Thờ Phật. Câu 11. Khối đoàn kết dân tộc Việt Nam đã được hình thành từ khi nào? A. Từ khi thắng lợi 1000 năm Bắc thuộc. B. Từ khi giặc phương Bắc sang xâm lược. Mã đề 601 Trang 1/2
  2. C. Từ thời dựng nước Văn Lang – Âu Lạc. D. Từ khi giành được nền độc lập tự chủ. Câu 12. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong công tác dân tộc và chính sách dân tộc? A. Nghiêm cấm mọi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. B. Kêu gọi toàn dân tham gia vào Mặt trận dân tộc. C. Đề ra chủ trương chính sách phù hợp từng dân tộc. D. Đề ra chủ trương chính sách hoạt động tôn giáo. Câu 13. Triều đại nào mở đầu cho thời đại phong kiến độc lập của dân tộc ta? A. Triều Tiền Lý. B. Triều Nguyễn. C. Triều Lê. D. Triều Ngô. Câu 14. “Tam giáo đồng nguyên” là sự hòa hợp của của các tôn giáo nào sau đây? A. Phật giáo - Nho giáo - Thiên Chúa giáo. B. Phật giáo - Đạo giáo - Tín ngưỡng dân gian. C. Phật giáo - Đạo giáo - Nho giáo. D. Nho giáo - Phật giáo - Ấn Độ giáo. Câu 15. Một trong những cơ sở hình thành khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam là từ yêu cầu A. tập hợp chống thú dữ khi cuộc sống còn sơ khai. B. giúp đỡ, chia sẻ nhau trong trong cuộc sống. C. tập hợp lực lượng đấu tranh chống ngoại xâm. D. chế tạo công cụ lao động trong sinh hoạt hàng ngày. II. Phần Tự Luận: ( 5 điểm) Câu 1: (2.0 điểm). Nêu nhận xét về vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử giữ nước của dân tộc ta. Câu 2: (2.0 điểm). Nêu cơ sở hình thành văn minh Đại Việt? Theo em cơ sở nào là cốt lõi nhất? Vì sao? Câu 3: (1.0 điểm) Kể tên một hoạt động thể hiện tình đoàn kết dân tộc ở nơi em sống (hoặc em biết) và nêu đề xuất một việc em có thể làm để củng cố, phát triển tình đoàn kết đó. ------ HẾT ------ Mã đề 601 Trang 1/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2