intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN LỊCH SỬ 11 CT 2018 - LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 Phút; (Đề có 3 trang) (không kể thời gian phát đề) (Đề có 30 câu) Họ tên: ............................................................... Số báo danh: ................... Mã đề 001 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Đối với lĩnh vực giao thông trên biển, vị trí của quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có thuận lợi gì? A. Xây dựng các trạm thông tin, dừng chân, tiếp nhiên liệu cho các tàu. B. Nuôi trồng, chế biến thủy sản, khai thác dược liệu biển và khoảng sản. C. Xây dựng các tuyến phòng thủ nhiều tầng bảo vệ đất liền. D. Xây dựng các khu bảo tồn, trung tâm nghiên cứu sinh vật biển. Câu 2: Để ngăn chặn tình trạng quan lại cấu kết bè phái ở địa phương, vua Minh Mạng đã ban hành nhiều lệnh, dụ quy định về A. chế độ hồi tỵ. B. chế độ lộc điền. C. chế độ quân điền. D. chế độ hạn điền. Câu 3: Dưới thời vua Minh Mạng, hoạt động khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa được thể hiện qua việc A. di dân số lượng lớn đến khai hoang và sinh sống lâu dài trên các đảo. B. vua Minh Mạng thường xuyên đến các đảo để thị sát, nắm tình hình. C. xây dựng Hoàng Sa và Trường Sa thành ngư trướng đánh bắt lớn. D. cử thủy quân ra đảo, vẽ bản đồ, cắm cột mốc, dựng miếu và trồng cây. Câu 4: Về quốc phòng, an ninh, tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam được thể hiện ở điểm nào sau đây? A. Là khu vực tập trung các tuyến đường chiến lược. B. Là nơi có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới. C. Là nơi có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng. D. Là tuyến phòng thủ từ phía đông của đất nước. Câu 5: Dưới thời vua Gia Long, hoạt động khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa được thể hiện qua việc A. vua Gia Long thường xuyên đến các đảo để thị sát, nắm tình hình. B. di dân số lượng lớn đến khai hoang và sinh sống lâu dài trên các đảo. C. xây dựng Hoàng Sa và Trường Sa thành ngư trướng đánh bắt lớn. D. tổ chức đội thủy quân chuyên trách thực thi chủ quyền ở các đảo. Câu 6: Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều bãi cát, vịnh, hang động, tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển nghành kinh tế mũi nhọn nào sau đây? A. Du lịch. B. Công nghiệp khai khoáng. C. Thương mại biển. D. Giao thông hàng hải. Câu 7: “Là một quần đảo san hô ở phía bắc Biển Đông, gồm có hơn 37 đảo, đá, bãi cạn, …”. Thông tin trên nói về quần đảo nào của nước ta? A. quần đảo Trường Sa. B. đảo Cô Tô. C. đảo Phú Quốc. D. quần đảo Hoàng Sa. Câu 8: Eo biển nào sau đây ở Đông Nam Á là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất ở châu Á? A. Eo Ma-lắc-ca. B. Eo Cá Heo. C. Eo Đài Loan. D. Eo Miệng Rồng. Câu 9: Để phát triển kinh tế, vua Lê Thánh Tông đã ban hành các chính sách A. lập quan Hà đê sứ và đắp đê “quai vạc”.
  2. B. cho đào kênh máng, đắp đê “quai vạc”. C. lập quan Hà đê sứ và quan quân điền. D. chế độ lộc điền và chế độ quân điền. Câu 10: Có từ thời Minh Mạng, trên bản đồ thể hiện rõ tên các tỉnh, đặc biệt là khẳng định chủ quyền của ta ở hai quần đảo Hoàng Sa và Vạn lý Trường Sa, tên bản đồ là A. Đại Nam nhất thống toàn đồ (1838). B. Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (1686). C. Bộ Át lát thế giới (1827). D. An Nam đại quốc họa đồ (1838). Câu 11: Hiện nay, Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành phố tiếp giáp với biển? A. 29 tỉnh, thành phố. B. 30 tỉnh, thành phố. C. 27 tỉnh, thành phố. D. 28 tỉnh, thành phố. Câu 12: Ngày nay, quần đảo Hoàng Sa thuộc địa phận tỉnh, thành nào của Việt Nam? A. Hà Nội. B. Đà Nẵng. C. Cần Thơ. D. Hải Phòng. Câu 13: Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng trong giao thông hàng hải quốc tế vì A. khu vực Biển Đông có nhiều eo biển quan trọng. B. ít có sự hoạt động của áp thất nhiệt đới, bão. C. là tuyến đường biển duy nhất trên thế giới. D. bị nhiều cường quốc lớn chi phối, khống chế. Câu 14: Vị vua nào đã phát hành tiền giấy đầu tiên của Việt Nam? A. Lê Thánh Tông. B. Ngô Quyền. C. Hồ Quý Ly. D. Minh Mạng. Câu 15: Đối với vùng dân tộc thiểu số, về hành chính, vua Minh Mạng đã A. đổi các bản, sách, động thành xã. B. xóa bỏ Bắc thành và Gia Định thành. C. cho triển khai đo đạc lại ruộng đất. D. ra lệnh xoá bỏ tập tục truyền thống. Câu 16: Dưới thời chúa Nguyễn thế kỉ XVII, tổ chức nào sau đây có nhiệm vụ đến khai thác sản vật, thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa? A. Đội Bắc Hải. B. Đội Trường Sa. C. Đội Hoàng Sa. D. Đội cánh sát biển. Câu 17: Trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), đảo nào sau đây được xem là “vọng gác tiền tiêu” của miền Bắc Việt Nam? A. Đảo Hoàng Sa. B. Đảo Cồn Cỏ. C. Đảo Trường Sa. D. Đảo Phú Quốc. Câu 18: Đối với Việt Nam, việc xác định chủ quyền của đối với các đảo và quần đảo ở Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng vì A. các đảo và quần đảo là bộ phận chủ quyền dễ bị các nước xâm lược nhất. B. đây là cơ sở để khẳng định chủ quyền của Việt Nam với vùng biển và thềm lục địa. C. các đảo và quần đảo của Việt Nam điều có tiềm năng kinh tế lớn nhất thế giới. D. các đảo và quần đảo đều nằm rất xa với đất liền của nước Việt Nam. Câu 19: Bờ biển nước ta nằm ở phía nào của Biển Đông? A. Phía Tây của Biển Đông. B. Phía Đông của Biển Đông. C. Phía Bắc của Biển Đông. D. Phía Nam của Biển Đông. Câu 20: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ... Kẻ nào dám đem một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di”. Lời căn dặn trên của vua Lê Thánh Tông phản ánh điều gì? A. Ý thức về việc bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc. B. Chính sách mở rộng lãnh thổ xuống phương Nam của nhà Lê. C. Chính sách đoàn kết để bảo vệ chủ quyền dân tộc.
  3. D. Sách lược ngoại giao của nhà Lê đối với Trung Hoa. Câu 21: Căn cứ vào điều kiện nào để quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có thể kiểm soát, đảm bảo an ninh các tuyến đường giao thông trên biển? A. Có trữ lượng lớn sinh vật biển. B. Vị trí trung tâm của biển Đông. C. Giàu tài nguyên khoáng sản biển. D. Có nhiều hải sản quý, giá trị cao. Câu 22: Bờ biển nước ta kéo dài từ tỉnh nào đến tỉnh nào? A. Quảng Ninh đến Cà Mau. B. Quảng Ninh đến Kiên Giang. C. Lạng Sơn đến Kiên Giang. D. Hải Phòng đến Cần Thơ. Câu 23: Điểm giống nhau cơ bản giữa cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mạng là tiến hành cải cách trọng tâm về lĩnh vực A. hành chính. B. pháp luật. C. quân đội. D. giáo dục. Câu 24: Hồ Quý Ly đã đặt phép hạn điền nhằm mục đích nào sau đây? A. Hạn chế sở hữu ruộng tư, đánh mạnh vào chế độ điền trang của quý tộc thời Trần. B. Giải quyết nhu cầu về ruộng đất cho những nông dân nghèo. C. Quy định số lượng gia nô được sở hữu của vương hầu, quý tộc thời Trần. D. Thể hiện sự quan tâm đến sản xuất, giúp nông nghiệp phát triển. Câu 25: Nguồn tài nguyên, khoáng sản, du lịch đa dạng là điều kiện để các đảo trên biển Đông phát triển lĩnh vực nào sau đây? A. Thuận lợi xây dựng các trạm thông tin, trạm dừng chân. B. Phát triển hoạt động kinh tế có tầm chiến lược. C. Xây dựng cơ sở hậu cần, kỹ thuật, phục vụ quân sự. D. Kiểm soát, đảm bảo an ninh giao thông trên biển. Câu 26: Hoạt động xác lập chủ quyền, quản lí liên tục mang tính nhà nước của các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa được khẳng định thông qua việc A. các chúa Nguyễn thường xuyên đến các đảo để thị sát. B. di dân đến khai hoang và sinh sống lâu dài trên các đảo. C. thành lập và hoạt động của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải. D. cử quân đội chính quy đến đồn trú để bảo vệ các đảo. Câu 27: Lực lượng chính quy chủ chốt thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo ở Việt Nam hiện nay là A. Hải quân. B. Không quân. C. Công binh. D. Phòng không. Câu 28: Để tăng cường tính thống nhất của đất nước, vua Minh Mạng đã chia cả nước thành A. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên. B. 63 tỉnh thành. C. 31 tỉnh và phủ Thừa Thiên. D. 13 đạo thừa tuyên và Trung Đô. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 29. Là một công dân Việt Nam, theo em, bản thân có thể làm gì để góp phần vào công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông hiện nay? (1,5 điểm) Câu 30. Em hãy liên hệ chỉ ra một số vai trò của biển đối với việc phát triển kinh tế ở Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay? (1,5 điểm) ------ HẾT ------ SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN LỊCH SỬ 11 CT 2018 - LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 Phút
  4. I. Phần đáp án câu trắc nghiệm: 001 1 A 2 A 3 D 4 D 5 D 6 A 7 D 8 A 9 D 10 A 11 D 12 B 13 A 14 C 15 A 16 C 17 B 18 B 19 A 20 A 21 B 22 B 23 A 24 A 25 B 26 C 27 A 28 A II. Hướng dẫn chấm tự luận Nội dung Điểm Câu 29. Là một công dân Việt Nam bản thân em có thể đóng góp cho 1,5 cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. + Chủ động tìm hiểu các tư liệu lịch sử, pháp luật … để có nhận thức đúng 0,25 đắn về vấn đề: chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông. + Quan tâm đến đời sống chính trị - xã hội của địa phương, đất nước. 0,25 + Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà 0,25 nước, đặc biệt là các chủ trương, chính sách liên quan đến vấn đề chủ quyền biển, đảo; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
  5. + Phê phán, đấu tranh với những hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo 0,25 Việt Nam; những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. + Tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào bảo vệ chủ quyền biển 0,25 đảo (HS chỉ ra những hành động cụ thể của bản thân.) + Sẵn sàng nhập ngũ, gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam để bảo vệ tổ 0,25 quốc. Câu 30. Liên hệ với tỉnh nhà để chỉ ra một số vai trò của biển đối với 1,5 việc phát triển kinh tế. Vai trò của biển đối với việc phát triển kinh tế ở Quảng Trị 0,25 - Quảng Trị có 4 huyện giáp biển (VL, GL, TP, HL) và huyện đảo Cồn Cỏ cách bờ 28km. - Phát triển du lịch: hệ thống các bãi tắm, khu nghĩ dưỡng, trung tâm ẩm 0,25 thực ven biển; tuyến du lịch đảo Cồn Cỏ, .v.v - Phát triển ngư nghiệp: nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, .v.v. 0,25 - Giao thông vận tải biển (cảng Cửa Việt, Mỹ Thủy, ...) 0,25 - Các nghề, làng nghề truyền thống: làm nước mắm, lên men/làm khô 0,25 thủy hải sản; đóng thuyền, lưới, dụng cụ đi biển, .v.v. - Tạo công ăn việc làm cho nhân hoạt động kinh tế và dịch vụ gắn liền và 0,25 kết nối với biển. Lưu ý: Câu 29, 30 là dạng câu hỏi mở nên trong qua trình chấm nếu GV phát hiện học sinh có những ý tưởng mới, cách lập luận tốt trên cơ sở nắm vững bài học thì đánh giá điểm cho học sinh và cân đối để không vượt khung điểm của câu. ******************
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2