intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa" được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

  1. SỞ GDĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG PTDTNT NĂM HỌC 2023 - 2024 THCS & THPT NƯỚC OA MÔN: LỊCH SỬ 11 Thời gian làm bài: 45 phút -------------------- (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 3 trang) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 111 I. Trắc nghiệm khách quan (7 điểm) Câu 1. Nội dung nào dưới đây là một trong những ý nghĩa về cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông ở thế kỉ XV? A. Tạo cơ sở cho nhà Lê sơ phát triển vững mạnh, đất nước hưng thịnh. B. Mở ra khả năng mới, tạo tiền đề cho cuộc chiến tranh xâm lược phương Bắc. C. Tạo thế và lực cho nước ta đánh bại quân xâm lược Minh, bảo vệ Tổ quốc. D. Mở ra khả năng độc lập, tự chủ, thống nhất lâu dài cho dân tộc ta. Câu 2. Năm 1460, vua Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước như thế nào? A. Kinh tế phát triển vượt bậc nhưng xã hội rơi vào tình trạng bất ổn. B. Kinh tế kém phát triển, chính trị, xã hội bắt đầu suy thoái. C. Chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước rơi vào khủng hoảng. D. Chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước từng bước được ổn định. Câu 3. Trọng tâm cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) là A. chính trị. B. quân sự. C. kinh tế. D. hành chính. Câu 4. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về vị trí chiến lược của một số đảo, quần đảo trên Biển Đông? A. Có điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế biển toàn diện. B. Xây dựng cơ sở hậu cần phục vụ cho hoạt động kinh tế. C. Tiến hành các cuộc tập trận hải quân có quy mô lớn. D. Xây dựng cơ sở hậu cần phục vụ cho hoạt động quân sự. Câu 5. Năm 1820 sau khi lên ngôi hoàng đế, vua Minh Mạng tiến hành cải cách các đơn vị hành chính ở địa phương và chia đất nước thành A. 4 đạo (Đông, Tây, Nam, Bắc). B. 12 lộ như thời nhà Trần. C. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên. D. 12 đạo như thời nhà Lê. Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cải cách Hồ Quý Ly cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV? A. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về việc trị nước. B. Góp phần xây dựng nền văn hoá, giáo dục mang bản sắc dân tộc. C. Là cuộc cải cách triệt để giúp đất nước vượt qua khủng hoảng. D. Bước đầu ổn định tình hình xã hội, củng cố tiềm lực đất nước Câu 7. Sau khi lên ngôi hoàng đế, vua Minh Mạng đã thực hiện biện pháp gì để tập trung quyền lực vào tay mình? A. Cải tổ hệ thống Văn thư phòng và thành lập Cơ mật viện. B. Xóa bỏ chức năng và nhiệm vụ của Nội các. C. Hạn chế vai trò của Lục bộ và Lục tự trong triều đình. D. Tăng cường khoa cử để tuyển chọn mới nhân tài. Câu 8. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của quốc gia nào sau đây? A. Đan Mạch. B. Việt Nam. C. Nam Phi. D. Thụy Điển. Câu 9. Địa hình của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là sự nối tiếp liên tục của lục địa Việt Nam từ Mã đề 101 Trang 1/3
  2. A. đất liền ra biển. B. hoạt động lấn biển. C. hoạt động núi lửa. D. vùng núi ra biển. Câu 10. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) có ý nghĩa quan trọng nào sau đây? A. xóa bỏ tình trạng cát cứ của các thế lực phong kiến. B. làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh, huyện hiện nay. C. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. D. xóa bỏ tình trạng “bế quan tỏa cảng” của đất nước. Câu 11. Về kinh tế - xã hội, nhằm hạn chế sự phát triển của chế độ sở hữu ruộng đất lớn trong các điền trang, thái ấp của quý tộc, Hồ Quý Ly đã A. ban hành chính sách hạn điền. B. thống nhất đơn vị đo lường. C. cho phát hành tiền giấy. D. cải cách chế độ giáo dục. Câu 12. Trong cải cách của Hồ Quý Ly, việc quy định số lượng gia nô được sở hữu của các vương hầu, quý tộc, quan lại được gọi là A. chính sách hạn điền. B. chính sách quân điền. C. phép hạn gia nô. D. bình quân gia nô. Câu 13. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng thực hiện đã đạt được kết quả là A. đất nước hùng cường, lãnh thổ không ngừng được mở rộng. B. đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trầm trọng. C. xây dựng được chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ. D. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. Câu 14. Một trong những điểm mới và tiến bộ của bộ luật Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức) là A. bảo vệ quyền và lợi ích của quân cấm binh. B. bảo vệ tuyệt đối quyền và lợi ích của vua. C. bảo vệ quyền lợi và địa vị của người phụ nữ. D. đề cao quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Câu 15. Vào nửa đầu thế kỉ XIX, vị vua nào của triều Nguyễn đã thực hiện chính sách cải cách đất nước? A. Thiệu trị. B. Tự Đức. C. Minh Mạng. D. Gia Long. Câu 16. Hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng, an ninh đối với nhiều quốc gia ven biển vì lí do nào sau đây? A. Biển Đông là tuyến vận tải đường biển ngắn nhất từ châu Âu sang châu Á. B. Đây là con đường duy nhất kết nối trực tiếp vùng biển châu Âu với biển Ả rập. C. Biển Đông là tuyến vận tải biển quan trọng bậc nhất nối châu Á và châu Âu. D. Nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, kết nối các châu lục. Câu 17. Eo biển nào sau đây ở Đông Nam Á là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất ở châu Á? A. Eo Ma-lắc-ca. B. Eo Đài Loan. C. Eo Cá Heo D. Eo Miệng Rồng Câu 18. Để tôn vinh những người thi đỗ đại khoa, vua Lê Thánh Tông đã thực hiện chính sách gì? A. Thăng chức tước thành hàng tam phẩm. B. Tổ chức vinh danh trong cả nước. C. Đưa về lại quê quán để làm quan. D. Cho xây dựng bia đá ở Văn Miếu. Câu 19. Để phát triển kinh tế, vua Lê Thánh Tông đã ban hành các chính sách A. chế độ lộc điền và chế độ quân điền. B. cho đào kênh máng, đắp đê “quai vạc”. C. lập quan Hà đê sứ và đắp đê “quai vạc”. D. lập quan Hà đê sứ và quan quân điền. Câu 20. Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông được thể hiện ở điểm nào sau đây? A. Lượng mưa thay đổi theo vĩ độ và mùa. B. Là vùng biển chính cho tàu thuyền neo đậu. C. Là tuyến đường giao thông biển huyết mạch. D. Nối Đại Tây Dương đến Ấn Độ Dương. Câu 21. Hệ thống các đảo, quần đảo trên Biển Đông của Việt Nam có ý nghĩa chiến lược trong lĩnh vực nào sau đây? A. Giao lưu văn hóa. B. Quốc phòng, an ninh. C. Phát triển giáo dục. D. Ổn định xã hội. Câu 22. Một trong những đặc điểm về bộ máy hành chính nhà nước thời vua Gia Long là A. bộ máy nhà nước đã hoàn chỉnh ở Bắc Thành. Mã đề 101 Trang 2/3
  3. B. ở địa phương, tính phân quyền còn đậm nét. C. bộ máy hành chính đã hoàn chỉnh ở Gia Định Thành. D. đã hoàn chỉnh bộ máy nhà nước trong cả nước. Câu 23. Năm 1400, Hồ Quý Ly buộc vua Trần nhường ngôi và lập ra triều đại A. nhà Hồ. B. nhà Lê sơ. C. nhà Lý. D. nhà Nguyễn. Câu 24. Đặc điểm nổi bật nhất về cải cách hành chính ở địa phương do vua Minh Mạng tiến hành là A. chia đơn vị hành chính ở địa phương thành các tỉnh. B. khôi phục các đơn vị hành chính cũ thời nhà Lê. C. khôi phục các Lộ, Trấn như thời nhà Trần. D. chia đất nước thành 4 đạo (Đông, Tây, Nam, Bắc). Câu 25. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng kết quả cuộc cải cách của Hồ Quý Ly cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV? A. Văn hoá dân tộc, nhất là chữ Nôm được đề cao. B. Giúp nông dân có thêm ruộng đất để sản xuất. C. Giữ vững nền độc lập dài lâu cho dân tộc. D. Góp phần nâng cao tiềm lực quốc phòng. Câu 26. Biển Đông là biển thuộc A. Nam Băng Dương. B. Nam Hải. C. Thái Bình Dương. D. Ấn Độ Dương. Câu 27. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tầm quan trọng của Biển Đông trong giao thông hàng hải quốc tế? A. Giao thông đường biển nhộn nhịp và năng động nhất thế giới. B. Là trung tâm của các tuyến đường thương mại hàng hải quốc tế. C. Giao thông đường biển nhộn nhịp vào hàng thứ hai thế giới. D. Là nơi duy nhất để thực hiện các thương mại hàng hải. Câu 28. Cuộc cải cách do vua Lê Thánh Tông thực hiện có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước? A. Kìm hãm sự chuyên quyền của quan lại triều đình. B. Là khuôn mẫu điển hình cho nhà Lê sơ noi theo. C. Làm chuyển biến toàn bộ hoạt động của đất nước. D. Tạo điều kiện cho kinh tế thương nghiệp phát triển mạnh. II. Tự luận: ( 3 điểm). Câu 1 (2 điểm): Phân tích kết quả, ý nghĩa của cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)? Câu 2 (1 điểm): Từ sự thất bại của cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV – đầu thế kỉ XV) hãy rút ra bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. ------ HẾT ------ Mã đề 101 Trang 3/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0