intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Quế Sơn, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Quế Sơn, Quảng Nam” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Quế Sơn, Quảng Nam

  1. TRƯỜNG THPT QUẾ SƠN KIỂM TRA CUỐI KỲ 2- NĂM HỌC 2023- TỔ:SỬ - ĐỊA – C DÂN 2024 Môn: LỊCH SỬ – Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề gồm có 03 trang) (Không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ 601 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7 điểm) Câu 1. Việt Nam nằm ở phía nào của Biển Đông? A. Phía Đông Nam. B. Phía Tây. C. Phía Tây Bắc. D. Phía Nam. Câu 2. Ý nào sau đây không phải là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay? A. Tăng cường phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường quốc phòng an ninh. B. Giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình. C. Tham gia Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982. D. Kiên quyết dùng vũ lực để tranh chấp trên Biển Đông. Câu 3. Ý nào sau đây phản ánh không đúng tầm quan trọng của Biển Đông về quốc phòng, an ninh đối với Việt Nam? A. Bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ. B. Góp phần phát triển các nghành kinh tế trọng điểm. C. Cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa. D. Bảo vệ vùng trời, vùng biển và đất liền. Câu 4. Hiện nay Hoàng Sa trực thuộc quyền quản lý hành chính của tỉnh, thành phố nào ở Việt Nam? A. Cà Mau. B. Bà Rịa – Vũng Tàu. C. Kiên Giang. D. Thành phố Đà Nẵng. Câu 5. Nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng của Biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam có thể phát triển nghành kinh tế nào? Mã đề 601 Trang 3/5
  2. A. Khai thác tài nguyên sinh vật biển. B. Giao thông hàng hải. C. Sửa chữa và đóng tàu. D. Công nghiệp khai khoáng. Câu 6. Biển Đông giữ vị trí là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới tính theo A. tổng lượng hàng hoá thương mại vận chuyển hàng năm. B. lượng hàng hoá nhập ở các cảng khu vực Biển Đông. C. số lượng tàu thuyền qua lại hằng năm trên Biển Đông. D. tổng số lượt người qua lại trên Biển Đông. Câu 7. Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu, đầu thế kỉ XVIII, tổ chức nào sau đây có nhiệm vụ đến khai thác sản vật, kiểm tra, kiểm soát, thực thi chủ quyền của Việt Nam ở khu vực Bắc Hải, đảo Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên? A. Đội Bắc Hải. B. Cảnh sát biển. C. Đội Hoàng Sa. D. Đội Trường Sa. Câu 8. Quần đảo Hoàng Sa bao gồm 2 nhóm đảo chính là A. nhóm phía nam và nhóm phía đông. B. nhóm phía tây và nhóm phía đông. C. nhóm phía nam và nhóm phía bắc. D. nhóm phía tây và nhóm phía bắc. Câu 9. Khu vực nào của Việt Nam không giáp với Biển Đông? A. Tây nam. B. Nam. C. Đông. D. Tây Bắc. Câu 10. Quốc gia đầu tiên khai phá, xác lập chủ quyền và quản lý liên tục đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là Mã đề 601 Trang 3/5
  3. A. Campuchia. B. Việt Nam. C. Thái Lan. D. Trung Quốc. Câu 11. Tháng 6 - 2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua văn bản pháp luật nào sau đây? A. Luật An ninh quốc gia. B. Sách trắng quốc phòng. C. Luật Biên giới quốc gia. D. Luật Biển Việt Nam. Câu 12. Dựa vào cơ sở nào để chia hệ thống các đảo và quần đảo thành hệ thống các loại đảo? A. Điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội và vị trí địa lý. B. Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, cư dân sinh sống. C. Cư dân sinh sống, văn hoá xã hội và vị trí địa lý D. Mật độ dân cư, điều kiện kinh tế và văn hoá xã hội. Câu 13. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) là văn kiện được các nước nào kí kết? A. ASEAN và Trung Quốc. B. ASEAN và Mĩ. C. ASEAN và Hàn Quốc. D. ASEAN và Nhật Bản. Câu 14. Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam thuộc hệ thống đảo nào sau đây? A. Đảo tiền tiêu. B. Đảo xa bờ. C. Đảo ven bờ. D. Đảo lớn. Câu 15. Công cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) đã đem lại một trong những kết quả nào sau đây? A. Góp phần mở cửa và hội nhập nền kinh tế khu vực. Mã đề 601 Trang 3/5
  4. B. Hệ thống chính quyền trên cả nước đã được thống nhất. C. Đưa đất nước phát triển nhanh lên chế độ tư bản chủ nghĩa. D. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. Câu 16. Hiện nay, Việt Nam vận dụng nguyên tắc cơ bản nào của Liên hợp quốc để đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo? A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước. B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào. C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. D. Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc. Câu 17. Một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất ở thềm lục địa Việt Nam ở Biển Đông là? A. Dầu khí. B. Cát đen. C. Thạch cao. D. Than đá. Câu 18. Sau chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 đến nay, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được đặt dưới sự quản lí của A. Nhà nước Việt Nam Cộng hòa. B. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. C. Chính phủ Cộng hoà Miền Nam Việt Nam. D. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Câu 19. Đối với lĩnh vực giao thông trên biển, vị trí của quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có thuận lợi gì? A. Xây dựng các khu bảo tồn, trung tâm nghiên cứu sinh vật biển. B. Xây dựng các trạm thông tin, dừng chân, tiếp nhiên liệu cho các tàu. C. Nuôi trồng, chế biến thủy sản, khai thác dược liệu biển và khoảng sản. D. Xây dựng các tuyến phòng thủ nhiều tầng bảo vệ đất liền. Câu 20. Nhằm bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông, hình thức đấu tranh nào sau đây không được nhà nước Việt Nam áp dụng? A. Chủ động tấn công vũ trang. B. Hỗ trợ ngư dân bám biển. C. Đàm phán ngoại giao. D. Vũ trang tự vệ. Câu 21. Quần đảo nào sau đây thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm ở trung tâm của Biển Đông? Mã đề 601 Trang 3/5
  5. A. New Guinea. B. Hoàng Sa. C. Greenland. D. Borneo. II. PHẦN TỰ LUẬN ( 3 điểm) Câu 1( 2 điểm) Tại sao nói Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược để phát triển câc ngành kinh tế giao thông hàng hải và du lịch? Câu 2( 1 điểm) Cho đoạn tư liệu:“ 34 năm trước, vào ngày 14/3/1988, trong một cuộc chiến không cân sức, 64 chiến sỹ Hải quân Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển sâu để bảo vệ chủ quyền của đất nước tại các đảo đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hình ảnh các chiến sỹ Hải quân Việt Nam hiên ngang đứng thành vòng tròn bảo vệ lá cờ Tổ quốc trên đảo đá Gạc Ma, vẽ thành "vòng tròn bất tử" mãi khắc ghi sử sách, viết nên bản anh hùng ca còn vang vọng mãi trong lịch sử dựng nước, giữ nước của ông cha, nhắc nhớ con cháu phải quyết giữ vững từng tấc đất, lãnh thổ, hải giới mà ông cha đã không tiếc máu xương để bảo vệ.”(trích bài viết “34 năm sự kiện Gạc Ma: Tri ân 'những người nằm lại phía chân trời'” đăng trên báo Việt Nam, số ngày 12/3/2022) Link: https://link.gov.vn/HkwFNgWM a. Đoạn tư liệu trên cho em biết điều gì? b. Phát huy tinh thần của các chiến sỹ hải quân, thế hệ trẻ ngày nay cần làm gì để bảo vệ chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông? HẾT Mã đề 601 Trang 3/5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2