Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Trân, Bình Định
lượt xem 2
download
TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Trân, Bình Định” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Trân, Bình Định
- SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II, NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN Môn: Lịch Sử - Lớp 12 Thời gian làm bài: 45 phút không tính thời gian phát đề Mã đề: 209 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ và tên:..................................................................... Lớp: ............................. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Sự kiện nào buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam? A. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. B. Cuộc Tiến công chiến lược 1972. C. Chiến thắng trong cuộc phản công chiến lược 1966 - 1967. D. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Câu 2: Đến năm 1986, một yêu cầu cấp thiết phải tiến hành công cuộc đổi mới đó là A. Trung Quốc đang thực hiện đổi mới. B. đất nước chưa thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. C. đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. D. Liên Xô và các nước Đông Âu khủng hoảng trong công cuộc đổi mới. Câu 3: Nhân tố mang tính tất yếu đầu tiên chuẩn bị cho những thắng lợi về sau của cách mạng Việt Nam là A. sự ra đời và lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam. B. sự phát triển mạnh mẽ của đất nước về kinh tế, chính trị. C. tinh thần đại đoàn kết của các tầng lớp nhân dân. D. sự giúp đỡ của các lực lượng dân chủ thế giới. Câu 4: Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước giữa đại biểu hai miền Nam - Bắc họp tại Sài Gòn đã A. nhất trí các chủ trương, biện pháp thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. B. thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất. C. quyết định đặt tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. D. bầu các cơ quan lãnh đạo cao nhất, Ban dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam. Câu 5: Chiến thắng biên giới Tây Nam của quân dân ta có ý nghĩa như thế nào? A. Tiêu diệt hoàn toàn chế độ Pôn-pốt - Iêng-xê-ri. B. Tăng cường tình đoàn kết của ba nước Đông Dương. C. Tạo nên sức mạnh tổng hợp của nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia. D. Tạo thời cơ thuận lợi cho cách mạng Cam-pu-chia giành thắng lợi. Câu 6: Trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân 1975, chiến dịch đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược là A. Chiến thắng Phước Long B. Chiến dịch Tây Nguyên C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng D. Chiến dịch Hồ Chí Minh Câu 7: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò, vị trí như thế nào? A. Quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. B. Quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. C. Quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. D. Quyết định trực tiếp đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. Câu 8: Trong giai đoạn 1975-1979, nhân dân ta phải tiến hành các cuộc chiến đấu bảo vệ A. biên giới phía Tây và biên giới Tây Nam. B. biên giới phía Nam và biên giới Đông Bắc. Trang 1/4 - Mã đề thi 209
- C. biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam. D. biên giới phía Đông và biên giới phía Tây. Câu 9: Thắng lợi nào dưới đây có tác dụng củng cố quyết tâm của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong việc đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 - 1976? A. Trận Điện Biên Phủ trên không (1972). B. Hiệp định Pa-ri được kí kết năm 1973. C. Thắng lợi trong chiến dịch đường 14 - Phước Long (1975). D. Chiến dịch Tây Nguyên (tháng 3/1975). Câu 10: Tại kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (1976) của nước Việt Nam thống nhất đã quyết định A. tổ chức cuộc Tổng tuyển cử tự do trong cả nước. B. bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ. C. biện pháp thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. D. tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Câu 11: Thuận lợi cơ bản nhất của nước Việt Nam sau năm 1975 là A. đất nước đã được độc lập, thống nhất. B. các nước xã hội chủ nghĩa tiếp tục ủng hộ ta. C. nhân dân phấn khởi với chiến thắng vừa giành được. D. có miền Bắc xã hội chủ nghĩa, miền Nam hoàn toàn giải phóng. Câu 12: Quan điểm đổi mới của Đảng ta tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986) là đổi mới toàn diện và đồng bộ, nhưng trọng tâm là đổi mới về A. Văn hoá. B. Xã hội. C. Chính trị. D. Kinh tế. Câu 13: Tại sao cách mạng hai miền Nam - Bắc lại có quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động lẫn nhau? A. Đều dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin. B. Đều chung mục tiêu, chiến lược. C. Đều do có chung một nhà nước. D. Đều dựa trên nòng cốt của khối liên minh công- nông. Câu 14: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) là A. truyền thống yêu nước, đoàn kết của nhân nhân ta. B. tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân hai miền Nam - Bắc. C. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. D. có hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh. Câu 15: So với chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", chiến lược "Chiến tranh cục bộ" có điểm mới là A. mở rộng chiến tranh xâm lược Lào. B. mở rộng chiến tranh xâm lược Campuchia. C. mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. D. mở rộng chiến tranh phá hoại Miền Bắc. Câu 16: Biện pháp được xem như "xương sống" của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" là A. tiến hành dồn dân, lập "ấp chiến lược". B. sử dụng chiến thuật "trực thăng vận", "thiết xa vận". C. tăng cường viện trợ quân sự. D. tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn. Câu 17: Điểm khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế Việt Nam trước và sau thời điểm đổi mới (1986) là gì? A. Chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Trang 2/4 - Mã đề thi 209
- B. Chuyển từ nền kinh tế thị trường sang nền kinh tế tập trung bao cấp. C. Xóa bỏ nền kinh tế tập trung bao cấp hình thành nền kinh tế mới. D. Xóa bỏ nền kinh tế thị trường hình thành nền kinh tế mới. Câu 18: Kế hoạch giải phóng miền Nam được Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra như thế nào? A. Tổng khởi nghĩa giải phóng miền Nam trong năm 1975. B. Giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976, cả năm 1975 là thời cơ. C. Lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975 nếu thời cơ đến. D. Giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975. Câu 19: Đặc điểm nổi bật về chính trị của nước Việt Nam sau đại thắng mùa Xuân 1975 là: A. sự chia rẽ trong nội bộ mỗi miền. B. Nhà nước trong cả nước đã thống nhất. C. mỗi miền tồn tại một hình thức tổ chức Nhà nước khác nhau D. tồn tại sự chia rẽ trong nội bộ hai miền. Câu 20: Nguyễn Ái Quốc đóng vai trò như thế nào tại Hội nghị thành lập Đảng (1/1930)? A. Chủ trì hội nghị thành lập Đảng. B. Tham gia hội nghị với tư cách đại biểu của Quốc tế cộng sản. C. Là đại biểu của một trong các tổ chức cộng sản của Việt Nam. D. Chủ trì và thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Câu 21: Tác động của cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân (1953-1954) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) tạo điều kiện thuận lợi cho A. cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi. B. miền Bắc tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. C. cuộc đấu tranh quân sự và chính trị của ta giành thắng lợi. D. cuộc đấu tranh quân sự của ta giành thắng lợi. Câu 22: Hiệp định Pa-ri ngày 27/1/1973 có nội dung quan trọng nhất là A. công nhận miền Nam có ba lực lượng chính trị. B. ngừng ném bom ở miền Nam. C. tôn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam. D. công nhận miền Nam có hai chính quyền. Câu 23: Đặc điểm nổi bật nhất của tình hình Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết là A. đất nước tạm thời bị chia cắt làm 2 miền với hai chế độ chính trị khác nhau. B. Ngô Đình Diệm lên nắm quyền, Mĩ âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam. C. Pháp chấm dứt chiến tranh và các hành động quân sự với ba nước Đông Dương. D. Pháp rút khỏi miền Bắc, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng. Câu 24: Để thu hút công nghệ, nguồn vốn và thị trường, Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách nào? A. Tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước xã hội chủ nghĩa. B. Thực hiện mở cửa và hội nhập, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. C. Tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước tư bản chủ nghĩa. D. Tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước châu Á. Câu 25: Vì sao Việt Nam phải tiến hành đổi mới (12/1986)? A. Đổi mới là một yêu cầu cấp thiết từ trước năm 1986. B. Để khắc phục những sai lầm, đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng. C. Đổi mới để xây dựng đất nước với cơ cấu ngành kinh tế đa dạng. D. Đối mới sẽ tạo điều kiện bắt đầu đi vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trang 3/4 - Mã đề thi 209
- Câu 26: Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng A. phân phối theo lao động B. kinh tế thị trường C. kinh tế tập trung D. xã hội chủ nghĩa Câu 27: Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám 1945? A. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. B. Hoàn chỉnh chủ trương chiến lược được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11/1939. C. Củng cố được khối đoàn kết toàn dân. D. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. Câu 28: Chiến thắng nào được gọi là “Ấp Bắc’ đối với quân đội Mĩ? A. Chiến thắng mùa khô 1966-1967 B. Chiến thắng Vạn Tường (1965) C. Chiến thắng mùa khô 1955-1956 D. Chiến thắng Tết Mậu Thân (1968). II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: (2,0 điểm)Tại sao Đảng ta quyết định thực hiện công cuộc đổi mới đất nước? Nội dung đường lối đổi mới đất nước của Đảng. Câu 2: (1,0 điểm) Trên cơ sở nào mà Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975? ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 209
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 392 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 447 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 299 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 508 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 325 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 405 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 273 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 687 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 67 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 247 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sặp Vạt
5 p | 74 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Hiệp
3 p | 90 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tam Hưng
4 p | 73 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 83 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 203 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 132 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn