Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu, HCM
lượt xem 1
download
Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu, HCM’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu, HCM
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2023 - 2024 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: Lịch sử 12 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU Ngày kiểm tra: 22 – 04 – 2024 Thời gian làm bài: 50 phút (Đề thi có 04 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ...................................................................... Số báo danh:.............................. Mã đề 121 Câu 1. Phong trào “Tuần lễ vàng” do Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động là để giải quyết khó khăn nào sau đây trong hơn một năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Tài chính. B. Ngoại xâm. C. Nạn đói. D. Nạn dốt. Câu 2. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5 – 1941) chủ trương thành lập mặt trận nào dưới đây? A. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh). B. Mặt trận Liên Việt. C. Mặt trận Đồng Minh. D. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. Câu 3. Kết quả của phong trào “Đồng khởi” là gì? A. Lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển. B. Sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20 – 12 – 1960). C. Ủy ban nhân dân tự quản tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ chia cho dân cày nghèo. D. Phá vở từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch. Câu 4. Kết quả lớn nhất của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam là A. giải phóng 4000 km đất đai và 40 vạn dân. B. tiêu diệt và bắt sống 16200 tên địch, hạ 62 máy bay, thu nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại khác của Pháp và Mĩ. C. làm thất bại hoàn toàn âm mưu kéo dài chiến tranh của Pháp – Mĩ. D. đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao. Câu 5. Điểm khác nhau về nguyên nhân thắng lợi giữa cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) với Cách mạng tháng Tám (1945) là A. tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương. B. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc. C. căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân. D. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 6. Thắng lợi nào dưới đây chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ? A. Chiến thắng Đồng Xoài. B. Chiến thắng Ấp Bắc. C. Chiến thắng Bình Giã. D. Chiến thắng Vạn Tường. Câu 7. Chiến dịch Huế – Đà Nẵng diễn ra trong khoảng thời gian nào? A. Từ ngày 20/3 đến ngày 30/3/1975. B. Từ ngày 19/3 đến ngày 28/3/1975. C. Từ ngày 21/3 đến ngày 28/3/1975. D. Từ ngày 21/3 đến ngày 29/3/1975. Câu 8. Thắng lợi quân sự nào của quân dân ta đã tác động trực tiếp đến việc kí Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam? A. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968. B. Cuộc Tổng tiến công chiến lược xuân – hè 1972. C. Chiến thắng hai mùa khô 1965 – 1966, 1966 – 1967. D. Trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972. Câu 9. Vì sao Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975? A. Tây Nguyên là một căn cứ quân sự liên hợp mạnh nhất của Mĩ – ngụy ở miền Nam. B. Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, lực lượng địch tập trung đông, có nhiều căn cứ vững chắc. C. Tây Nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng, địch chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng, bố phòng có nhiều sơ hở. D. Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, có nhiều tướng tá giỏi chỉ huy. Mã đề 121 Trang 1/4
- Câu 10. Chiều ngày 16 – 8 – 1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đội Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy xuất phát từ Tân Trào về giải phóng A. thị xã Cao Bằng. B. thị xã Lào Cai. C. thị xã Thái Nguyên. D. thị xã Tuyên Quang. Câu 11. Điểm giống nhau về nội dung giữa Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam và Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là A. thừa nhận miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị. B. quy định việc tổng tuyển cử thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam sẽ không có sự can thiệp nước ngoài. C. quy định vùng tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực ở hai miền Nam – Bắc Việt Nam. D. các nước đế quốc xâm lược phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. Câu 12. Theo nghị quyết Đại hội lần thứ III của Đảng, để hoàn thành nhiệm vụ chung của cả nước, vai trò của cách mạng miền Nam là gì? A. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. B. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò bảo vệ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. C. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. D. Miền Nam là tiền tuyến, hậu thuẫn cho cách mạng xã hội chủ nghĩa ở cách mạng miền Bắc. Câu 13. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) đã tác động như thế nào đến tình hình miền Bắc nước ta? A. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, trở thành hậu phương của miền Nam. B. Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. C. Miền Bắc trở thành hậu phương của cách mạng cả nước. D. Miền Bắc hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Câu 14. Yếu tố nào sau đây tác động đến sự chuyển hướng đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11 – 1939? A. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. B. Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp. C. Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương. D. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Câu 15. Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành trung Đảng (1 – 1959) đã để lại bài học kinh nghiệm nào cho Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam? A. Sử dụng con đường đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. B. Sử dụng con đường đấu tranh vũ trang giành chính quyền. C. Sử dụng con đường đấu tranh ngoại giao giành chính quyền. D. Sử dụng bạo lực cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân. Câu 16. Pháp buộc phải chuyển sang chiến lược “đánh lâu dài” từ khi nào? A. Sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947. B. Sau thất bại ở Biên giới năm 1950. C. Sau khi kiểm soát các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 (1947). D. Trước khi thực hiện Kế hoạch Bôlae (1947). Câu 17. Văn bản nào sau đây được kí kết giữa Mĩ và Pháp vào tháng 12 – 1950? A. Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương. B. Hiệp ước hợp tác kinh tế Mĩ – Pháp. C. Hiệp định không xâm phạm lẫn nhau. D. Hiệp ước tương trợ Mĩ – Pháp. Câu 18. Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi sang Pháp (1946) đã căn dặn Huỳnh Thúc Kháng: “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Theo em, điều “bất biến” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhắc đến là gì? A. Độc lập B. Tự chủ C. Tự do D. Hòa bình Câu 19. Mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp chiến trường miền Nam là ý nghĩa của chiến thắng nào? A. Trận Vạn Tường (1965). B. Trận Ấp Bắc (1963). C. Chiến thắng trong mùa khô 1965 – 1966. D. Chiến thắng trong mùa khô 1966 – 1967. Câu 20. Vì sao Đảng và Chính phủ quyết định kêu gọi toàn dân kháng chiến chống Pháp vào tháng 12 – 1946? A. Lợi dụng thời điểm Pháp đang trên đà thất bại, ta đanh đuổi pháp về nước. B. Chúng ta không thể tiếp tục nhân nhượng Pháp khi Pháp có hành động xâm lược ngày càng trắng trợn. C. Nhờ có sự ủng hộ to lớn của Liên xô và Trung Quốc giúp ta đủ lực đánh Pháp. D. Pháp được Mĩ tăng cường viện trợ. Mã đề 121 Trang 2/4
- Câu 21. “Đồng bào rầm rập kéo tới Quảng trường Nhà hát lớn dự mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Đại biểu Việt Minh đọc tuyên ngôn, chương trình của Việt Minh và kêu gọi nhân dân giành chính quyền. Bài hát “Tiến quân ca” lần đầu tiên vang lên”. Đây là không khí từ cuộc mít tinh chuyển thành khởi nghĩa giành chính quyền ở A. Bắc Giang, Hải Dương (18 – 8 – 1945). B. Hà Nội (19 – 8 – 1945). C. Sài Gòn (25 – 8 – 1945). D. Huế (23 – 8 – 1945). Câu 22. Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương thực hiện đường lối đánh lâu dài trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954) là vì A. chênh lệch lớn về tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp. B. muốn làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. C. cần thời gian để tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. D. muốn kéo dài thời gian củng cố, phát triển lực lượng. Câu 23. Điểm giống nhau cơ bản giữa nội dung Hội nghị 11 – 1939 và Hội nghị 5 – 1941 là gì? A. Chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh. B. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách. C. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp lên hàng đầu. D. Liên kết công – nông chống phát xít. Câu 24. Vì sao nói thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) là thắng lợi có tính thời đại? A. Vì đã làm đảo lộn hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ. B. Vì đã tạo thời cơ lớn cho cách mạng Lào và Campuchia giành thắng lợi. C. Vì đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới có quy mô lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. D. Vì đã đánh bại 4 kế hoạch chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ. Câu 25. Ý nào sau đây là nội dung đúng của Hiệp định Pari năm 1973? A. thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 lực lượng chính trị, 3 vùng kiểm soát. B. thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 3 quân đội, 3 lực lượng chính trị, 3 vùng kiểm soát. C. thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 3 quân đội, 3 lực lượng chính trị, 2 vùng kiểm soát. D. thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 3 lực lượng chính trị, 2 vùng kiểm soát. Câu 26. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 có vai trò như thế nào đối với Cách mạng tháng Tám 1945? A. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. B. Hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng. C. Củng cố được khối đoàn kết nhân dân. D. Chủ trương thành lập Việt Minh. Câu 27. Đại hội nào dưới đây được xem là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”? A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12/1976). B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I (3/1935). C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2/1951). D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960). Câu 28. Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 của ta thắng lợi đã buộc địch phải phân tán lực lượng ở những cứ điểm nào? A. Điện Biên Phủ, Sênô, Plâycu, Luông Phabang. B. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Sênô, Luông Phabang. C. Điện Biên Phủ, Sênô, Plâycu, Sầm Nưa. D. Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Plâycu, Luông Phabang. Câu 29. Quyền dân tộc cơ bản mà nhân dân Việt Nam được ghi nhận trong nội dung Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là A. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. B. độc lập, thống nhất, quyền tự quyết và quyền bình đẳng. C. độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ. D. quyền tự chủ, dân tộc tự quyết, toàn vẹn lãnh thổ. Mã đề 121 Trang 3/4
- Câu 30. Mục đích chủ yếu của việc tập trung quân Âu – Phi trong Kế hoạch Đờ Lát Đơ Tatxinhi (1950) là gì? A. Tiến hành chiến tranh toàn diện, tổng lực. B. Xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh. C. Càn quét vào các căn cứ địa của quân dân ta. D. Bình định các vùng tạm chiếm của Pháp. Câu 31. Sách lược của Đảng và Chính phủ đề ra cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ 2 – 9 – 1945 đến trước ngày 6 – 3 – 1946 là gì? A. Hòa với Pháp và Trung Hoa Dân quốc để chuẩn bị lực lượng. B. Nhân nhượng với quân Trung Hoa Dân quốc. C. Hòa với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc. D. Nhân nhượng với Trung Hoa Dân quốc để đánh Pháp. Câu 32. Khó khăn nào sau đây đe dọa trực tiếp đến nền độc lập dân tộc sau Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Nạn đói. B. Khó khăn tài chính. C. Nạn dốt. D. Giặc ngoại xâm. Câu 33. Sau Hiệp định Pari 1973, Mĩ đã có hành động gì ở miền Nam Việt Nam? A. Giữ lại 2 vạn cố vấn, lập bộ chỉ huy quân sự, viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. B. Rút hết quân đội và cố vấn quân sự khỏi miền Nam. C. Mĩ hóa trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam. D. Thỏa hiệp với Liên Xô, Trung Quốc gây khó khăn cho ta. Câu 34. Phong trào nào sau đây là một phong trào thi đua ở miền Nam trong thời kì chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”? A. Vành đai diệt Mĩ. B. Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công. C. Nắm lấy thắt lưng địch mà đánh. D. Tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt. Câu 35. Đâu là hướng tiến công của Mĩ trong cuộc hành quân chiến lược “Lam Sơn - 719”? A. Đường 9 – Nam Lào. B. Đông Nam Bộ. C. Liên khu V. D. chiến khu Dương Minh Châu. Câu 36. Sự kiện chủ yếu nào dưới đây diễn ra trong năm 1946 đã đánh dấu củng cố nền móng cho chế độ mới? A. Thành lập Ủy ban hành chính các cấp. B. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. C. Thành lập Quân đội quốc gia D. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước. Câu 37. Điền thêm từ còn thiếu trong câu sau: “Trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường………., phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đánh địch trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao”. A. cách mạng bạo lực B. cách mạng giải phóng dân tộc C. chiến tranh cách mạng D. đấu tranh thống nhất đất nước Câu 38. Sự kiện nào dưới đây có ý nghĩa góp phần quyết định đưa cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) đến thắng lợi? A. Đại hội chiến sĩ thu đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần 1. B. Thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt. C. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương. D. Thành lập Mặt trận Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào. Câu 39. Vì sao Mĩ buộc phải tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược và thừa nhận sự thất bại của “Việt Nam hóa chiến tranh”? A. Do thắng lợi liên tiếp của ta trên các mặt trận quân sự trong những năm 1969 – 1971. B. Sau đòn tấn công bất ngờ, choáng váng của ta trong cuộc Tiến công chiến lược 1972. C. Do thắng lợi của ta trên mặt trận ngoại giao ở bàn đàm phán tại Pari. D. Do thắng lợi của nhân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại. Câu 40. Thắng lợi nào trong chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 đã làm cho cứ điểm của Pháp ở Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập? A. Đình Lập B. Na Sầm C. Lạng Sơn D. Đông Khê - HẾT - (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Mã đề 121 Trang 4/4
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2023 - 2024 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: Lịch sử 12 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU Ngày kiểm tra: 22 – 04 – 2024 Thời gian làm bài: 50 phút (Đề thi có 04 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ...................................................................... Số báo danh:.............................. Mã đề 122 Câu 1. Sự kiện chủ yếu nào dưới đây diễn ra trong năm 1946 đã đánh dấu củng cố nền móng cho chế độ mới? A. Thành lập Ủy ban hành chính các cấp. B. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước. C. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. D. Thành lập Quân đội quốc gia Câu 2. Điền thêm từ còn thiếu trong câu sau: “Trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường………., phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đánh địch trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao”. A. cách mạng bạo lực B. chiến tranh cách mạng C. đấu tranh thống nhất đất nước D. cách mạng giải phóng dân tộc Câu 3. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 có vai trò như thế nào đối với Cách mạng tháng Tám 1945? A. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. B. Hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng. C. Chủ trương thành lập Việt Minh. D. Củng cố được khối đoàn kết nhân dân. Câu 4. Phong trào “Tuần lễ vàng” do Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động là để giải quyết khó khăn nào sau đây trong hơn một năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Nạn đói. B. Ngoại xâm. C. Nạn dốt. D. Tài chính. Câu 5. Điểm giống nhau về nội dung giữa Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam và Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là A. quy định vùng tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực ở hai miền Nam – Bắc Việt Nam. B. thừa nhận miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị. C. các nước đế quốc xâm lược phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. D. quy định việc tổng tuyển cử thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam sẽ không có sự can thiệp nước ngoài. Câu 6. Vì sao nói thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) là thắng lợi có tính thời đại? A. Vì đã làm đảo lộn hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ. B. Vì đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới có quy mô lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. C. Vì đã tạo thời cơ lớn cho cách mạng Lào và Campuchia giành thắng lợi. D. Vì đã đánh bại 4 kế hoạch chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ. Câu 7. Vì sao Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975? A. Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, lực lượng địch tập trung đông, có nhiều căn cứ vững chắc. B. Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, có nhiều tướng tá giỏi chỉ huy. C. Tây Nguyên là một căn cứ quân sự liên hợp mạnh nhất của Mĩ – ngụy ở miền Nam. D. Tây Nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng, địch chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng, bố phòng có nhiều sơ hở. Câu 8. Khó khăn nào sau đây đe dọa trực tiếp đến nền độc lập dân tộc sau Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Khó khăn tài chính. B. Nạn dốt. C. Giặc ngoại xâm. D. Nạn đói. Câu 9. Đâu là hướng tiến công của Mĩ trong cuộc hành quân chiến lược “Lam Sơn - 719”? A. Đường 9 – Nam Lào. B. Liên khu V. C. chiến khu Dương Minh Châu. D. Đông Nam Bộ. Câu 10. Phong trào nào sau đây là một phong trào thi đua ở miền Nam trong thời kì chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”? Mã đề 122 Trang 1/4
- A. Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công. B. Nắm lấy thắt lưng địch mà đánh. C. Vành đai diệt Mĩ. D. Tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt. Câu 11. Đại hội nào dưới đây được xem là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”? A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I (3 – 1935). B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2 – 1951). C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9 – 1960). D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12 – 1976). Câu 12. Theo nghị quyết Đại hội lần thứ III của Đảng, để hoàn thành nhiệm vụ chung của cả nước, vai trò của cách mạng miền Nam là gì? A. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. B. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. C. Miền Nam là tiền tuyến, hậu thuẫn cho cách mạng xã hội chủ nghĩa ở cách mạng miền Bắc. D. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò bảo vệ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Câu 13. Kết quả của phong trào “Đồng khởi” là gì? A. Sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20 – 12 – 1960). B. Lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển. C. Phá vở từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch. D. Ủy ban nhân dân tự quản tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ chia cho dân cày nghèo. Câu 14. Ý nào sau đây là nội dung đúng của Hiệp định Pari năm 1973? A. thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 3 quân đội, 3 lực lượng chính trị, 2 vùng kiểm soát. B. thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 3 quân đội, 3 lực lượng chính trị, 3 vùng kiểm soát. C. thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 3 lực lượng chính trị, 2 vùng kiểm soát. D. thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 lực lượng chính trị, 3 vùng kiểm soát. Câu 15. Mục đích chủ yếu của việc tập trung quân Âu – Phi trong Kế hoạch Đờ Lát Đơ Tatxinhi (1950) là gì? A. Xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh. B. Tiến hành chiến tranh toàn diện, tổng lực. C. Bình định các vùng tạm chiếm của Pháp. D. Càn quét vào các căn cứ địa của quân dân ta. Câu 16. Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi sang Pháp (1946) đã căn dặn Huỳnh Thúc Kháng: “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Theo em, điều “bất biến” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhắc đến là gì? A. Độc lập B. Hòa bình C. Tự chủ D. Tự do Câu 17. Vì sao Đảng và Chính phủ quyết định kêu gọi toàn dân kháng chiến chống Pháp vào tháng 12 – 1946? A. Nhờ có sự ủng hộ to lớn của Liên xô và Trung Quốc giúp ta đủ lực đánh Pháp. B. Chúng ta không thể tiếp tục nhân nhượng Pháp khi Pháp có hành động xâm lược ngày càng trắng trợn. C. Pháp được Mĩ tăng cường viện trợ. D. Lợi dụng thời điểm Pháp đang trên đà thất bại, ta đanh đuổi pháp về nước. Câu 18. Thắng lợi nào trong chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 đã làm cho cứ điểm của Pháp ở Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập? A. Đình Lập B. Na Sầm C. Đông Khê D. Lạng Sơn Câu 19. Quyền dân tộc cơ bản mà nhân dân Việt Nam được ghi nhận trong nội dung Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là A. quyền tự chủ, dân tộc tự quyết, toàn vẹn lãnh thổ. B. độc lập, thống nhất, quyền tự quyết và quyền bình đẳng. C. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. D. độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ. Câu 20. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5 – 1941) chủ trương thành lập mặt trận nào dưới đây? A. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. B. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh). C. Mặt trận Liên Việt. D. Mặt trận Đồng Minh. Mã đề 122 Trang 2/4
- Câu 21. Pháp buộc phải chuyển sang chiến lược “đánh lâu dài” từ khi nào? A. Sau thất bại ở Biên giới năm 1950. B. Trước khi thực hiện Kế hoạch Bôlae (1947). C. Sau khi kiểm soát các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 (1947). D. Sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947. Câu 22. Điểm khác nhau về nguyên nhân thắng lợi giữa cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) với Cách mạng tháng Tám (1945) là A. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc. B. căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân. C. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. D. tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương. Câu 23. “Đồng bào rầm rập kéo tới Quảng trường Nhà hát lớn dự mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Đại biểu Việt Minh đọc tuyên ngôn, chương trình của Việt Minh và kêu gọi nhân dân giành chính quyền. Bài hát “Tiến quân ca” lần đầu tiên vang lên”. Đây là không khí từ cuộc mít tinh chuyển thành khởi nghĩa giành chính quyền ở A. Hà Nội (19 – 8 – 1945). B. Huế (23 – 8 – 1945). C. Sài Gòn (25 – 8 – 1945). D. Bắc Giang, Hải Dương (18 – 8 – 1945). Câu 24. Văn bản nào sau đây được kí kết giữa Mĩ và Pháp vào tháng 12 – 1950? A. Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương. B. Hiệp định không xâm phạm lẫn nhau. C. Hiệp ước hợp tác kinh tế Mĩ – Pháp. D. Hiệp ước tương trợ Mĩ – Pháp. Câu 25. Điểm giống nhau cơ bản giữa nội dung Hội nghị 11 – 1939 và Hội nghị 5 – 1941 là gì? A. Chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh. B. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách. C. Liên kết công – nông chống phát xít. D. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp lên hàng đầu. Câu 26. Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành trung Đảng (1 – 1959) đã để lại bài học kinh nghiệm nào cho Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam? A. Sử dụng con đường đấu tranh vũ trang giành chính quyền. B. Sử dụng bạo lực cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân. C. Sử dụng con đường đấu tranh ngoại giao giành chính quyền. D. Sử dụng con đường đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. Câu 27. Sau Hiệp định Pari 1973, Mĩ đã có hành động gì ở miền Nam Việt Nam? A. Mĩ hóa trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam. B. Thỏa hiệp với Liên Xô, Trung Quốc gây khó khăn cho ta. C. Giữ lại 2 vạn cố vấn, lập bộ chỉ huy quân sự, viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. D. Rút hết quân đội và cố vấn quân sự khỏi miền Nam. Câu 28. Chiến dịch Huế – Đà Nẵng diễn ra trong khoảng thời gian nào? A. Từ ngày 21/3 đến ngày 28/3/1975. B. Từ ngày 21/3 đến ngày 29/3/1975. C. Từ ngày 19/3 đến ngày 28/3/1975. D. Từ ngày 20/3 đến ngày 30/3/1975. Câu 29. Sự kiện nào dưới đây có ý nghĩa góp phần quyết định đưa cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) đến thắng lợi? A. Đại hội chiến sĩ thu đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần 1. B. Thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt. C. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương. D. Thành lập Mặt trận Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào. Câu 30. Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 của ta thắng lợi đã buộc địch phải phân tán lực lượng ở những cứ điểm nào? A. Điện Biên Phủ, Sênô, Plâycu, Sầm Nưa. B. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Sênô, Luông Phabang. C. Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Plâycu, Luông Phabang. D. Điện Biên Phủ, Sênô, Plâycu, Luông Phabang. Câu 31. Kết quả lớn nhất của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam là A. làm thất bại hoàn toàn âm mưu kéo dài chiến tranh của Pháp – Mĩ. B. tiêu diệt và bắt sống 16200 tên địch, hạ 62 máy bay, thu nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại khác của Pháp và Mĩ. Mã đề 122 Trang 3/4
- C. đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao. D. giải phóng 4000 km đất đai và 40 vạn dân. Câu 32. Thắng lợi nào dưới đây chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ? A. Chiến thắng Vạn Tường. B. Chiến thắng Bình Giã. C. Chiến thắng Ấp Bắc. D. Chiến thắng Đồng Xoài. Câu 33. Vì sao Mĩ buộc phải tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược và thừa nhận sự thất bại của “Việt Nam hóa chiến tranh”? A. Do thắng lợi liên tiếp của ta trên các mặt trận quân sự trong những năm 1969 – 1971. B. Sau đòn tấn công bất ngờ, choáng váng của ta trong cuộc Tiến công chiến lược 1972. C. Do thắng lợi của nhân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại. D. Do thắng lợi của ta trên mặt trận ngoại giao ở bàn đàm phán tại Pari. Câu 34. Thắng lợi quân sự nào của quân dân ta đã tác động trực tiếp đến việc kí Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam? A. Chiến thắng hai mùa khô 1965 – 1966, 1966 – 1967. B. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968. C. Cuộc Tổng tiến công chiến lược xuân – hè 1972. D. Trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972. Câu 35. Chiều ngày 16 – 8 – 1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đội Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy xuất phát từ Tân Trào về giải phóng A. thị xã Lào Cai. B. thị xã Thái Nguyên. C. thị xã Cao Bằng. D. thị xã Tuyên Quang. Câu 36. Yếu tố nào sau đây tác động đến sự chuyển hướng đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11 – 1939? A. Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương. B. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. C. Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp. D. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Câu 37. Mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp chiến trường miền Nam là ý nghĩa của chiến thắng nào? A. Trận Ấp Bắc (1963). B. Chiến thắng trong mùa khô 1965 – 1966. C. Trận Vạn Tường (1965). D. Chiến thắng trong mùa khô 1966 – 1967. Câu 38. Sách lược của Đảng và Chính phủ đề ra cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ 2 – 9 – 1945 đến trước ngày 6 – 3 – 1946 là gì? A. Nhân nhượng với quân Trung Hoa Dân quốc. B. Hòa với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc. C. Nhân nhượng với Trung Hoa Dân quốc để đánh Pháp. D. Hòa với Pháp và Trung Hoa Dân quốc để chuẩn bị lực lượng. Câu 39. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) đã tác động như thế nào đến tình hình miền Bắc nước ta? A. Miền Bắc trở thành hậu phương của cách mạng cả nước. B. Miền Bắc hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, trở thành hậu phương của miền Nam. Câu 40. Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương thực hiện đường lối đánh lâu dài trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954) là vì A. chênh lệch lớn về tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp. B. muốn làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. C. muốn kéo dài thời gian củng cố, phát triển lực lượng. D. cần thời gian để tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. - HẾT - (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Mã đề 122 Trang 4/4
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2023 - 2024 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: Lịch sử 12 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU Ngày kiểm tra: 22 – 04 – 2024 Thời gian làm bài: 50 phút (Đề thi có 04 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ...................................................................... Số báo danh:.............................. Mã đề 123 Câu 1. Vì sao Đảng và Chính phủ quyết định kêu gọi toàn dân kháng chiến chống Pháp vào tháng 12 – 1946? A. Chúng ta không thể tiếp tục nhân nhượng Pháp khi Pháp có hành động xâm lược ngày càng trắng trợn. B. Lợi dụng thời điểm Pháp đang trên đà thất bại, ta đanh đuổi pháp về nước. C. Nhờ có sự ủng hộ to lớn của Liên xô và Trung Quốc giúp ta đủ lực đánh Pháp. D. Pháp được Mĩ tăng cường viện trợ. Câu 2. Khó khăn nào sau đây đe dọa trực tiếp đến nền độc lập dân tộc sau Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Nạn đói. B. Nạn dốt. C. Giặc ngoại xâm. D. Khó khăn tài chính. Câu 3. Đâu là hướng tiến công của Mĩ trong cuộc hành quân chiến lược “Lam Sơn - 719”? A. chiến khu Dương Minh Châu. B. Đông Nam Bộ. C. Liên khu V. D. Đường 9 – Nam Lào. Câu 4. Vì sao Mĩ buộc phải tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược và thừa nhận sự thất bại của “Việt Nam hóa chiến tranh”? A. Do thắng lợi của nhân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại. B. Sau đòn tấn công bất ngờ, choáng váng của ta trong cuộc Tiến công chiến lược 1972. C. Do thắng lợi liên tiếp của ta trên các mặt trận quân sự trong những năm 1969 – 1971. D. Do thắng lợi của ta trên mặt trận ngoại giao ở bàn đàm phán tại Pari. Câu 5. Sự kiện chủ yếu nào dưới đây diễn ra trong năm 1946 đã đánh dấu củng cố nền móng cho chế độ mới? A. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước. B. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. C. Thành lập Quân đội quốc gia D. Thành lập Ủy ban hành chính các cấp. Câu 6. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) đã tác động như thế nào đến tình hình miền Bắc nước ta? A. Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. B. Miền Bắc hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, trở thành hậu phương của miền Nam. D. Miền Bắc trở thành hậu phương của cách mạng cả nước. Câu 7. Điểm khác nhau về nguyên nhân thắng lợi giữa cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) với Cách mạng tháng Tám (1945) là A. căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân. B. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc. C. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. D. tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương. Câu 8. Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương thực hiện đường lối đánh lâu dài trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954) là vì A. muốn kéo dài thời gian củng cố, phát triển lực lượng. B. muốn làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. C. cần thời gian để tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. D. chênh lệch lớn về tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp. Câu 9. Phong trào “Tuần lễ vàng” do Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động là để giải quyết khó khăn nào sau đây trong hơn một năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Nạn dốt. B. Nạn đói. C. Tài chính. D. Ngoại xâm. Câu 10. Sự kiện nào dưới đây có ý nghĩa góp phần quyết định đưa cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) đến thắng lợi? A. Thành lập Mặt trận Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào. B. Đại hội chiến sĩ thu đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần 1. C. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương. Mã đề 123 Trang 1/4
- D. Thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt. Câu 11. “Đồng bào rầm rập kéo tới Quảng trường Nhà hát lớn dự mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Đại biểu Việt Minh đọc tuyên ngôn, chương trình của Việt Minh và kêu gọi nhân dân giành chính quyền. Bài hát “Tiến quân ca” lần đầu tiên vang lên”. Đây là không khí từ cuộc mít tinh chuyển thành khởi nghĩa giành chính quyền ở A. Hà Nội (19 – 8 – 1945). B. Bắc Giang, Hải Dương (18 – 8 – 1945). C. Sài Gòn (25 – 8 – 1945). D. Huế (23 – 8 – 1945). Câu 12. Theo nghị quyết Đại hội lần thứ III của Đảng, để hoàn thành nhiệm vụ chung của cả nước, vai trò của cách mạng miền Nam là gì? A. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. B. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò bảo vệ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. C. Miền Nam là tiền tuyến, hậu thuẫn cho cách mạng xã hội chủ nghĩa ở cách mạng miền Bắc. D. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. Câu 13. Điền thêm từ còn thiếu trong câu sau: “Trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường………., phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đánh địch trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao”. A. cách mạng giải phóng dân tộc B. chiến tranh cách mạng C. cách mạng bạo lực D. đấu tranh thống nhất đất nước Câu 14. Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi sang Pháp (1946) đã căn dặn Huỳnh Thúc Kháng: “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Theo em, điều “bất biến” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhắc đến là gì? A. Độc lập B. Tự do C. Tự chủ D. Hòa bình Câu 15. Thắng lợi nào dưới đây chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ? A. Chiến thắng Đồng Xoài. B. Chiến thắng Ấp Bắc. C. Chiến thắng Bình Giã. D. Chiến thắng Vạn Tường. Câu 16. Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành trung Đảng (1 – 1959) đã để lại bài học kinh nghiệm nào cho Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam? A. Sử dụng con đường đấu tranh vũ trang giành chính quyền. B. Sử dụng con đường đấu tranh ngoại giao giành chính quyền. C. Sử dụng con đường đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. D. Sử dụng bạo lực cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân. Câu 17. Đại hội nào dưới đây được xem là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”? A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I (3 – 1935). B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2 – 1951). C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9 – 1960). D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12 – 1976). Câu 18. Chiến dịch Huế – Đà Nẵng diễn ra trong khoảng thời gian nào? A. Từ ngày 21/3 đến ngày 28/3/1975. B. Từ ngày 21/3 đến ngày 29/3/1975. C. Từ ngày 19/3 đến ngày 28/3/1975. D. Từ ngày 20/3 đến ngày 30/3/1975. Câu 19. Thắng lợi quân sự nào của quân dân ta đã tác động trực tiếp đến việc kí Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam? A. Cuộc Tổng tiến công chiến lược xuân – hè 1972. B. Chiến thắng hai mùa khô 1965 – 1966, 1966 – 1967. C. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968. D. Trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972. Câu 20. Vì sao Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975? A. Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, có nhiều tướng tá giỏi chỉ huy. B. Tây Nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng, địch chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng, bố phòng có nhiều sơ hở. C. Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, lực lượng địch tập trung đông, có nhiều căn cứ vững chắc. D. Tây Nguyên là một căn cứ quân sự liên hợp mạnh nhất của Mĩ – ngụy ở miền Nam. Câu 21. Kết quả của phong trào “Đồng khởi” là gì? A. Lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển. B. Ủy ban nhân dân tự quản tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ chia cho dân cày nghèo. Mã đề 123 Trang 2/4
- C. Sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20 – 12 – 1960). D. Phá vở từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch. Câu 22. Pháp buộc phải chuyển sang chiến lược “đánh lâu dài” từ khi nào? A. Sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947. B. Sau thất bại ở Biên giới năm 1950. C. Sau khi kiểm soát các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 (1947). D. Trước khi thực hiện Kế hoạch Bôlae (1947). Câu 23. Sau Hiệp định Pari 1973, Mĩ đã có hành động gì ở miền Nam Việt Nam? A. Thỏa hiệp với Liên Xô, Trung Quốc gây khó khăn cho ta. B. Giữ lại 2 vạn cố vấn, lập bộ chỉ huy quân sự, viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. C. Rút hết quân đội và cố vấn quân sự khỏi miền Nam. D. Mĩ hóa trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam. Câu 24. Sách lược của Đảng và Chính phủ đề ra cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ 2 – 9 – 1945 đến trước ngày 6 – 3 – 1946 là gì? A. Nhân nhượng với quân Trung Hoa Dân quốc. B. Hòa với Pháp và Trung Hoa Dân quốc để chuẩn bị lực lượng. C. Hòa với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc. D. Nhân nhượng với Trung Hoa Dân quốc để đánh Pháp. Câu 25. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 có vai trò như thế nào đối với Cách mạng tháng Tám 1945? A. Chủ trương thành lập Việt Minh. B. Hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng. C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. Củng cố được khối đoàn kết nhân dân. Câu 26. Kết quả lớn nhất của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam là A. làm thất bại hoàn toàn âm mưu kéo dài chiến tranh của Pháp – Mĩ. B. giải phóng 4000 km đất đai và 40 vạn dân. C. đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao. D. tiêu diệt và bắt sống 16200 tên địch, hạ 62 máy bay, thu nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại khác của Pháp và Mĩ. Câu 27. Điểm giống nhau cơ bản giữa nội dung Hội nghị 11 – 1939 và Hội nghị 5 – 1941 là gì? A. Chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh. B. Liên kết công – nông chống phát xít. C. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp lên hàng đầu. D. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách. Câu 28. Yếu tố nào sau đây tác động đến sự chuyển hướng đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11 – 1939? A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. B. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. C. Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương. D. Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp. Câu 29. Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 của ta thắng lợi đã buộc địch phải phân tán lực lượng ở những cứ điểm nào? A. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Sênô, Luông Phabang. B. Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Plâycu, Luông Phabang. C. Điện Biên Phủ, Sênô, Plâycu, Luông Phabang. D. Điện Biên Phủ, Sênô, Plâycu, Sầm Nưa. Câu 30. Văn bản nào sau đây được kí kết giữa Mĩ và Pháp vào tháng 12 – 1950? A. Hiệp định không xâm phạm lẫn nhau. B. Hiệp ước tương trợ Mĩ – Pháp. C. Hiệp ước hợp tác kinh tế Mĩ – Pháp. D. Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương. Câu 31. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5 – 1941) chủ trương thành lập mặt trận nào dưới đây? A. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. B. Mặt trận Liên Việt. Mã đề 123 Trang 3/4
- C. Mặt trận Đồng Minh. D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh). Câu 32. Mục đích chủ yếu của việc tập trung quân Âu – Phi trong Kế hoạch Đờ Lát Đơ Tatxinhi (1950) là gì? A. Xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh. B. Càn quét vào các căn cứ địa của quân dân ta. C. Tiến hành chiến tranh toàn diện, tổng lực. D. Bình định các vùng tạm chiếm của Pháp. Câu 33. Điểm giống nhau về nội dung giữa Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam và Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là A. quy định vùng tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực ở hai miền Nam – Bắc Việt Nam. B. các nước đế quốc xâm lược phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. C. quy định việc tổng tuyển cử thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam sẽ không có sự can thiệp nước ngoài. D. thừa nhận miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị. Câu 34. Vì sao nói thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) là thắng lợi có tính thời đại? A. Vì đã đánh bại 4 kế hoạch chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ. B. Vì đã tạo thời cơ lớn cho cách mạng Lào và Campuchia giành thắng lợi. C. Vì đã làm đảo lộn hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ. D. Vì đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới có quy mô lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 35. Quyền dân tộc cơ bản mà nhân dân Việt Nam được ghi nhận trong nội dung Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là A. độc lập, thống nhất, quyền tự quyết và quyền bình đẳng. B. độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ. C. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. D. quyền tự chủ, dân tộc tự quyết, toàn vẹn lãnh thổ. Câu 36. Phong trào nào sau đây là một phong trào thi đua ở miền Nam trong thời kì chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”? A. Tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt. B. Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công. C. Nắm lấy thắt lưng địch mà đánh. D. Vành đai diệt Mĩ. Câu 37. Ý nào sau đây là nội dung đúng của Hiệp định Pari năm 1973? A. thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 3 quân đội, 3 lực lượng chính trị, 2 vùng kiểm soát. B. thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 3 quân đội, 3 lực lượng chính trị, 3 vùng kiểm soát. C. thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 lực lượng chính trị, 3 vùng kiểm soát. D. thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 3 lực lượng chính trị, 2 vùng kiểm soát. Câu 38. Chiều ngày 16 – 8 – 1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đội Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy xuất phát từ Tân Trào về giải phóng A. thị xã Tuyên Quang. B. thị xã Lào Cai. C. thị xã Thái Nguyên. D. thị xã Cao Bằng. Câu 39. Mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp chiến trường miền Nam là ý nghĩa của chiến thắng nào? A. Chiến thắng trong mùa khô 1966 – 1967. B. Trận Ấp Bắc (1963). C. Chiến thắng trong mùa khô 1965 – 1966. D. Trận Vạn Tường (1965). Câu 40. Thắng lợi nào trong chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 đã làm cho cứ điểm của Pháp ở Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập? A. Đông Khê B. Lạng Sơn C. Đình Lập D. Na Sầm - HẾT - (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Mã đề 123 Trang 4/4
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2023 - 2024 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: Lịch sử 12 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU Ngày kiểm tra: 22 – 04 – 2024 Thời gian làm bài: 50 phút (Đề thi có 04 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ...................................................................... Số báo danh:.............................. Mã đề 124 Câu 1. Chiến dịch Huế – Đà Nẵng diễn ra trong khoảng thời gian nào? A. Từ ngày 21/3 đến ngày 29/3/1975. B. Từ ngày 21/3 đến ngày 28/3/1975. C. Từ ngày 20/3 đến ngày 30/3/1975. D. Từ ngày 19/3 đến ngày 28/3/1975. Câu 2. Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi sang Pháp (1946) đã căn dặn Huỳnh Thúc Kháng: “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Theo em, điều “bất biến” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhắc đến là gì? A. Độc lập B. Hòa bình C. Tự do D. Tự chủ Câu 3. Điền thêm từ còn thiếu trong câu sau: “Trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường………., phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đánh địch trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao”. A. cách mạng giải phóng dân tộc B. chiến tranh cách mạng C. đấu tranh thống nhất đất nước D. cách mạng bạo lực Câu 4. Văn bản nào sau đây được kí kết giữa Mĩ và Pháp vào tháng 12 – 1950? A. Hiệp định không xâm phạm lẫn nhau. B. Hiệp ước hợp tác kinh tế Mĩ – Pháp. C. Hiệp ước tương trợ Mĩ – Pháp. D. Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương. Câu 5. Đâu là hướng tiến công của Mĩ trong cuộc hành quân chiến lược “Lam Sơn - 719”? A. Liên khu V. B. Đông Nam Bộ. C. Đường 9 – Nam Lào. D. chiến khu Dương Minh Châu. Câu 6. Thắng lợi nào dưới đây chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ? A. Chiến thắng Ấp Bắc. B. Chiến thắng Bình Giã. C. Chiến thắng Đồng Xoài. D. Chiến thắng Vạn Tường. Câu 7. Thắng lợi quân sự nào của quân dân ta đã tác động trực tiếp đến việc kí Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam? A. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968. B. Chiến thắng hai mùa khô 1965 – 1966, 1966 – 1967. C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972. D. Cuộc Tổng tiến công chiến lược xuân – hè 1972. Câu 8. Vì sao Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975? A. Tây Nguyên là một căn cứ quân sự liên hợp mạnh nhất của Mĩ – ngụy ở miền Nam. B. Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, lực lượng địch tập trung đông, có nhiều căn cứ vững chắc. C. Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, có nhiều tướng tá giỏi chỉ huy. D. Tây Nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng, địch chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng, bố phòng có nhiều sơ hở. Câu 9. Theo nghị quyết Đại hội lần thứ III của Đảng, để hoàn thành nhiệm vụ chung của cả nước, vai trò của cách mạng miền Nam là gì? A. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. B. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò bảo vệ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. C. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. D. Miền Nam là tiền tuyến, hậu thuẫn cho cách mạng xã hội chủ nghĩa ở cách mạng miền Bắc. Câu 10. Vì sao Đảng và Chính phủ quyết định kêu gọi toàn dân kháng chiến chống Pháp vào tháng 12 – 1946? A. Pháp được Mĩ tăng cường viện trợ. B. Lợi dụng thời điểm Pháp đang trên đà thất bại, ta đanh đuổi pháp về nước. C. Chúng ta không thể tiếp tục nhân nhượng Pháp khi Pháp có hành động xâm lược ngày càng trắng trợn. D. Nhờ có sự ủng hộ to lớn của Liên xô và Trung Quốc giúp ta đủ lực đánh Pháp. Câu 11. Phong trào nào sau đây là một phong trào thi đua ở miền Nam trong thời kì chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”? Mã đề 124 Trang 1/4
- A. Tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt. B. Vành đai diệt Mĩ. C. Nắm lấy thắt lưng địch mà đánh. D. Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công. Câu 12. Quyền dân tộc cơ bản mà nhân dân Việt Nam được ghi nhận trong nội dung Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là A. độc lập, thống nhất, quyền tự quyết và quyền bình đẳng. B. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. C. độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ. D. quyền tự chủ, dân tộc tự quyết, toàn vẹn lãnh thổ. Câu 13. Khó khăn nào sau đây đe dọa trực tiếp đến nền độc lập dân tộc sau Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Nạn đói. B. Nạn dốt. C. Khó khăn tài chính. D. Giặc ngoại xâm. Câu 14. Ý nào sau đây là nội dung đúng của Hiệp định Pari năm 1973? A. thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 lực lượng chính trị, 3 vùng kiểm soát. B. thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 3 quân đội, 3 lực lượng chính trị, 3 vùng kiểm soát. C. thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 3 quân đội, 3 lực lượng chính trị, 2 vùng kiểm soát. D. thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 3 lực lượng chính trị, 2 vùng kiểm soát. Câu 15. Điểm giống nhau cơ bản giữa nội dung Hội nghị 11 – 1939 và Hội nghị 5 – 1941 là gì? A. Chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh. B. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp lên hàng đầu. C. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách. D. Liên kết công – nông chống phát xít. Câu 16. Sau Hiệp định Pari 1973, Mĩ đã có hành động gì ở miền Nam Việt Nam? A. Giữ lại 2 vạn cố vấn, lập bộ chỉ huy quân sự, viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. B. Thỏa hiệp với Liên Xô, Trung Quốc gây khó khăn cho ta. C. Mĩ hóa trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam. D. Rút hết quân đội và cố vấn quân sự khỏi miền Nam. Câu 17. Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 của ta thắng lợi đã buộc địch phải phân tán lực lượng ở những cứ điểm nào? A. Điện Biên Phủ, Sênô, Plâycu, Luông Phabang. B. Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Plâycu, Luông Phabang. C. Điện Biên Phủ, Sênô, Plâycu, Sầm Nưa. D. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Sênô, Luông Phabang. Câu 18. Sự kiện nào dưới đây có ý nghĩa góp phần quyết định đưa cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) đến thắng lợi? A. Đại hội chiến sĩ thu đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần 1. B. Thành lập Mặt trận Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào. C. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương. D. Thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt. Câu 19. Sách lược của Đảng và Chính phủ đề ra cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ 2 – 9 – 1945 đến trước ngày 6 – 3 – 1946 là gì? A. Nhân nhượng với quân Trung Hoa Dân quốc. B. Hòa với Pháp và Trung Hoa Dân quốc để chuẩn bị lực lượng. C. Hòa với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc. D. Nhân nhượng với Trung Hoa Dân quốc để đánh Pháp. Câu 20. Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương thực hiện đường lối đánh lâu dài trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954) là vì A. muốn kéo dài thời gian củng cố, phát triển lực lượng. B. cần thời gian để tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. C. chênh lệch lớn về tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp. Mã đề 124 Trang 2/4
- D. muốn làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. Câu 21. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 có vai trò như thế nào đối với Cách mạng tháng Tám 1945? A. Củng cố được khối đoàn kết nhân dân. B. Hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng. C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. Chủ trương thành lập Việt Minh. Câu 22. Pháp buộc phải chuyển sang chiến lược “đánh lâu dài” từ khi nào? A. Trước khi thực hiện Kế hoạch Bôlae (1947). B. Sau khi kiểm soát các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 (1947). C. Sau thất bại ở Biên giới năm 1950. D. Sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947. Câu 23. Yếu tố nào sau đây tác động đến sự chuyển hướng đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11 – 1939? A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. B. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. C. Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp. D. Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương. Câu 24. Vì sao Mĩ buộc phải tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược và thừa nhận sự thất bại của “Việt Nam hóa chiến tranh”? A. Sau đòn tấn công bất ngờ, choáng váng của ta trong cuộc Tiến công chiến lược 1972. B. Do thắng lợi liên tiếp của ta trên các mặt trận quân sự trong những năm 1969 – 1971. C. Do thắng lợi của ta trên mặt trận ngoại giao ở bàn đàm phán tại Pari. D. Do thắng lợi của nhân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại. Câu 25. Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành trung Đảng (1 – 1959) đã để lại bài học kinh nghiệm nào cho Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam? A. Sử dụng bạo lực cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân. B. Sử dụng con đường đấu tranh vũ trang giành chính quyền. C. Sử dụng con đường đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. D. Sử dụng con đường đấu tranh ngoại giao giành chính quyền. Câu 26. Phong trào “Tuần lễ vàng” do Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động là để giải quyết khó khăn nào sau đây trong hơn một năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Tài chính. B. Nạn dốt. C. Nạn đói. D. Ngoại xâm. Câu 27. Vì sao nói thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) là thắng lợi có tính thời đại? A. Vì đã đánh bại 4 kế hoạch chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ. B. Vì đã tạo thời cơ lớn cho cách mạng Lào và Campuchia giành thắng lợi. C. Vì đã làm đảo lộn hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ. D. Vì đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới có quy mô lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 28. Chiều ngày 16 – 8 – 1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đội Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy xuất phát từ Tân Trào về giải phóng A. thị xã Lào Cai. B. thị xã Tuyên Quang. C. thị xã Cao Bằng. D. thị xã Thái Nguyên. Câu 29. Mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp chiến trường miền Nam là ý nghĩa của chiến thắng nào? A. Trận Vạn Tường (1965). B. Chiến thắng trong mùa khô 1965 – 1966. C. Chiến thắng trong mùa khô 1966 – 1967. D. Trận Ấp Bắc (1963). Câu 30. Điểm khác nhau về nguyên nhân thắng lợi giữa cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) với Cách mạng tháng Tám (1945) là A. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc. B. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. C. căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân. D. tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương. Mã đề 124 Trang 3/4
- Câu 31. Mục đích chủ yếu của việc tập trung quân Âu – Phi trong Kế hoạch Đờ Lát Đơ Tatxinhi (1950) là gì? A. Tiến hành chiến tranh toàn diện, tổng lực. B. Bình định các vùng tạm chiếm của Pháp. C. Càn quét vào các căn cứ địa của quân dân ta. D. Xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh. Câu 32. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) đã tác động như thế nào đến tình hình miền Bắc nước ta? A. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, trở thành hậu phương của miền Nam. B. Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. C. Miền Bắc trở thành hậu phương của cách mạng cả nước. D. Miền Bắc hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Câu 33. Thắng lợi nào trong chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 đã làm cho cứ điểm của Pháp ở Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập? A. Đông Khê B. Lạng Sơn C. Đình Lập D. Na Sầm Câu 34. Đại hội nào dưới đây được xem là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”? A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2 – 1951). B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9 – 1960). C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12 – 1976). D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I (3 – 1935). Câu 35. Điểm giống nhau về nội dung giữa Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam và Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là A. quy định việc tổng tuyển cử thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam sẽ không có sự can thiệp nước ngoài. B. quy định vùng tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực ở hai miền Nam – Bắc Việt Nam. C. thừa nhận miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị. D. các nước đế quốc xâm lược phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. Câu 36. Kết quả lớn nhất của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam là A. làm thất bại hoàn toàn âm mưu kéo dài chiến tranh của Pháp – Mĩ. B. tiêu diệt và bắt sống 16200 tên địch, hạ 62 máy bay, thu nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại khác của Pháp và Mĩ. C. giải phóng 4000 km đất đai và 40 vạn dân. D. đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao. Câu 37. “Đồng bào rầm rập kéo tới Quảng trường Nhà hát lớn dự mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Đại biểu Việt Minh đọc tuyên ngôn, chương trình của Việt Minh và kêu gọi nhân dân giành chính quyền. Bài hát “Tiến quân ca” lần đầu tiên vang lên”. Đây là không khí từ cuộc mít tinh chuyển thành khởi nghĩa giành chính quyền ở A. Hà Nội (19 – 8 – 1945). B. Huế (23 – 8 – 1945). C. Bắc Giang, Hải Dương (18 – 8 – 1945). D. Sài Gòn (25 – 8 – 1945). Câu 38. Sự kiện chủ yếu nào dưới đây diễn ra trong năm 1946 đã đánh dấu củng cố nền móng cho chế độ mới? A. Thành lập Ủy ban hành chính các cấp. B. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. C. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước. D. Thành lập Quân đội quốc gia Câu 39. Kết quả của phong trào “Đồng khởi” là gì? A. Sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20 – 12 – 1960). B. Lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển. C. Ủy ban nhân dân tự quản tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ chia cho dân cày nghèo. D. Phá vở từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch. Câu 40. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5 – 1941) chủ trương thành lập mặt trận nào dưới đây? A. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh). B. Mặt trận Đồng Minh. C. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. D. Mặt trận Liên Việt. - HẾT - (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Mã đề 124 Trang 4/4
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU MÔN: Lịch sử 12 Ngày kiểm tra: 22 – 04 – 2024 (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) Số báo danh: Họ và tên: ..................................................................... Mã đề 129 – Hòa nhập ............................... Câu 1. Vì sao Đảng và Chính phủ quyết định kêu gọi toàn dân kháng chiến chống Pháp vào tháng 12 – 1946? A. nhờ có sự ủng hộ to lớn của Liên xô và Trung Quốc giúp ta đủ lực đánh Pháp. B. lợi dụng thời điểm Pháp đang trên đà thất bại, ta đanh đuổi pháp về nước. C. chúng ta không thể tiếp tục nhân nhượng Pháp khi Pháp có hành động xâm lược ngày càng trắng trợn. D. Pháp được Mĩ tăng cường viện trợ. Câu 2. Ngày 8 – 9 – 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh gì dưới đây? A. Thành lập Nha An ninh B. Thành lập Nha Bình dân học vụ C. Thành lập Nha Cảnh sát D. Thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam Câu 3. Thắng lợi tiêu biểu nhất trong đông – xuân 1974 – 1975 là A. chiến thắng Đường 9 – Nam Lào. B. chiến thắng Tây Nguyên. C. đánh bại cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của Mĩ và quân đội Sài Gòn. D. chiến thắng Đường 14 – Phước Long. Câu 4. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5 – 1941) chủ trương thành lập mặt trận nào dưới đây? A. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh). B. Mặt trận Đồng Minh. C. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. D. Mặt trận Liên Việt. Câu 5. Địa phương nào giành được chính quyền muộn nhất trong cả nước trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945? A. Bắc Ninh. B. Hà Tiên. C. An Giang. D. Bạc Liêu. Câu 6. Thời cơ “ngàn năm có một” trong Cách mạng tháng Tám tồn tại trong khoảng thời gian nào? A. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến lúc Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam lần hai. B. Khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật. C. Từ khi Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. D. Từ khi Chiến tranh thế giới hai kết thúc ở châu Âu đến khi Chiến tranh thế giới hai kết thúc ở châu Á. Câu 7. Ngày 17 – 1 – 1960 tại Bến Tre nổ ra phong trào đấu tranh nào? A. Trừ gian diệt ác. B. Phá ấp chiến lược. C. Đồng khởi. D. Chống bình định. Câu 8. “Ấp chiến lược” được coi là “xương sống” của chiến lược chiến tranh nào Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam từ 1961 – 1973? A. Chiến tranh cục bộ. B. Chiến tranh đặc biệt. C. Đông Dương hóa chiến tranh. D. Việt Nam hóa chiến tranh. Câu 9. Phong trào “Tuần lễ vàng” do Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động là để giải quyết khó khăn nào sau đây trong hơn một năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Nạn dốt B. Tài chính C. Ngoại xâm D. Nạn đói Câu 10. Thắng lợi nào dưới đây chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ? A. Chiến thắng Bình Giã. B. Chiến thắng Vạn Tường. C. Chiến thắng Ấp Bắc. D. Chiến thắng Đồng Xoài. Mã đề 129 Trang 1/4
- Câu 11. Thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của nhân dân Việt Nam đã tác động như thế nào đến các nước ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh? A. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào dân chủ. B. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc. C. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào hòa bình. D. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào không liên kết. Câu 12. Mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp chiến trường miền Nam là ý nghĩa của chiến thắng nào? A. Trận Ấp Bắc (1963). B. Chiến thắng trong mùa khô 1966 – 1967. C. Trận Vạn Tường (1965). D. Chiến thắng trong mùa khô 1965 – 1966. Câu 13. Theo Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam sẽ thống nhất đất nước bằng con đường A. trưng cầu dân ý hai miền để xác định việc thống nhất sẽ diễn ra bằng cách thức nào. B. thỏa thuận giữa chính quyền hai bên để sát nhập 2 miền sau khi Pháp rút hết. C. tổng tuyển cử tự do trong cả nước dưới sự giám sát của một Ủy ban quốc tế. D. trưng cầu ý kiến của nhân dân Nam Bộ để xác định tương lai của miền Nam Việt Nam. Câu 14. Khó khăn nào sau đây đe dọa trực tiếp đến nền độc lập dân tộc sau Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Giặc ngoại xâm. B. Nạn đói. C. Khó khăn tài chính. D. Nạn dốt. Câu 15. Chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) là chiến dịch nào? A. chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. B. chiến dịch Thượng Lào năm 1954. C. chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947. D. chiến dịch Điện Biên Phủ năm năm 1954. Câu 16. Vì sao từ tháng 2 – 1946, ta chủ trương hòa hoãn với Pháp? A. Pháp vào Việt Nam với danh nghĩa Đồng minh giải giáp phát xít. B. Muốn tránh việc cùng lúc đối phó với cả Pháp và Trung Hoa Dân quốc. C. Pháp và Trung Hoa Dân quốc đang đánh nhau ở miền Bắc Việt Nam. D. Quân Trung Hoa Dân quốc đã rút về nước. Câu 17. Kết quả lớn nhất của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam là gì? A. làm thất bại hoàn toàn âm mưu kéo dài chiến tranh của Pháp – Mĩ. B. đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao. C. tiêu diệt và bắt sống 16200 tên địch, hạ 62 máy bay, thu nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại khác của Pháp và Mĩ. D. giải phóng 4000 km đất đai và 40 vạn dân. Câu 18. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (cuối năm 1946 – đầu năm 1947) có ý nghĩa gì? A. Tiêu diệt hoàn toàn lực lượng quân Pháp ở đây. B. Tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài. C. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. D. Đập tan âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. Câu 19. Từ ngày 13 đến ngày 17 – 3 – 1954, quân ta tiến công, tiêu diệt địch ở A. các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm. B. phân khu Nam. C. phân khu Trung tâm. D. cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc. Câu 20. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Tám 1945? A. Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật và phong kiến, đưa nhân dân nắm chính quyền. B. Góp phần vào chiến thắng chống phát xít của phe Đồng minh. C. Mở ra một kỉ nguyên mới: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. D. Buộc Pháp công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Câu 21. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông Biên giới Việt – Trung, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc là mục tiêu của chiến dịch nào sau đây? Mã đề 129 Trang 2/4
- A. Điện Biên Phủ 1954. B. Biên giới thu – đông 1950. C. Hòa Bình đông – xuân 1951 – 1952. D. Việt Bắc thu – đông 1947. Câu 22. Kết quả của phong trào “Đồng khởi” là gì? A. Sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20 – 12 – 1960). B. Lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển. C. Ủy ban nhân dân tự quản tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ chia cho dân cày nghèo. D. Phá vở từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch. Câu 23. Văn bản nào sau đây được kí kết giữa Mĩ với chính phủ Bảo Đại (9 – 1951)? A. Hiệp ước tương trợ Việt – Mĩ. B. Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mĩ. C. Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương. D. Hiệp định không xâm phạm lẫn nhau. Câu 24. Tháng 8 – 1945, điều kiện khách quan rất thuận lợi tạo thời cơ cho nhân dân ta vùng lên giành lại độc lập, đó là gì? A. sự đầu hàng của phát xít Italia và phát xít Đức. B. sự thắng lợi của phe Đồng minh ở châu Âu. C. sự đầu hàng không điều kiện của phát xít Nhật. D. sự thất bại của phe phát xít trên chiến trường châu Âu. Câu 25. Đại hội nào dưới đây đã quyết định thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác – Lênin riêng? A. Đại hội đại biểu toàn quốc thứ III (9 – 1960) B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I (3 – 1935) C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2 – 1951) D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12 – 1976) Câu 26. Sự kiện nào đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ? A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. B. Chiến thắng mùa khô 1966 – 1967. C. Chiến thắng mùa khô 1965 – 1966. D. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. Câu 27. Thắng lợi quân sự nào của quân dân ta đã tác động trực tiếp đến việc kí Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam? A. Chiến thắng hai mùa khô 1965 – 1966, 1966 – 1967. B. Trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972. C. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968. D. Cuộc Tổng tiến công chiến lược xuân – hè 1972. Câu 28. Nguyên nhân cơ bản nào quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) của nhân dân Việt Nam? A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. B. Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương. C. Truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc. D. Căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân. Câu 29. Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 – 4 – 1975 diễn ra sự kiện nào ở Sài Gòn? A. Dương Văn Minh kêu gọi “ngừng bắn để điều đình giao chính quyền”. B. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. C. Xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập. D. Lá cờ cách mạng tung bay trên phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Câu 30. Văn bản nào sau đây được kí kết giữa Mĩ và Pháp vào tháng 12 – 1950? A. Hiệp ước hợp tác kinh tế Mĩ – Pháp. B. Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương. C. Hiệp ước tương trợ Mĩ – Pháp. D. Hiệp định không xâm phạm lẫn nhau. Câu 31. Chiều ngày 16 – 8 – 1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đội Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy xuất phát từ Tân Trào về giải phóng A. thị xã Thái Nguyên. B. thị xã Tuyên Quang. C. thị xã Cao Bằng. D. thị xã Lào Cai. Câu 32. Nguyên nhân chủ quan cơ bản nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là Mã đề 129 Trang 3/4
- A. có hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh. B. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. C. truyền thống yêu nước, đoàn kết của nhân nhân ta. D. tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân hai miền Nam – Bắc. Câu 33. Đại hội nào dưới đây được xem là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”? A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2 – 1951). B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I (3 – 1935). C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9 – 1960). D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12 – 1976). Câu 34. Sự kiện nào sau đây tác động đến việc Ban Thường vụ Trung ương Đảng phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược? A. Pháp tổ chức cuộc tấn công căn cứ địa Việt Bắc. B. Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ. C. Pháp đề ra và thực hiện Kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi. D. Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu. Câu 35. Điểm giống nhau giữa các chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, “Chiến tranh cục bộ”, “Chiến tranh đặc biệt” là gì? A. Quân đội Sài Gòn là lược lượng chủ yếu. B. Đều là chiến tranh xâm lược thực dân mới. C. Quân Mĩ giữ vai trò quan trọng. D. Đều dùng quân đồng minh của Mĩ. Câu 36. Vì sao Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975? A. Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, lực lượng địch tập trung đông, có nhiều căn cứ vững chắc. B. Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, có nhiều tướng tá giỏi chỉ huy. C. Tây Nguyên là một căn cứ quân sự liên hợp mạnh nhất của Mĩ – ngụy ở miền Nam. D. Tây Nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng, địch chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng, bố phòng có nhiều sơ hở. Câu 37. Phong trào nào sau đây là một phong trào thi đua ở miền Nam trong thời kì chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”? A. Vành đai diệt Mĩ. B. Tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt. C. Nắm lấy thắt lưng địch mà đánh. D. Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công. Câu 38. Để giải quyết nạn đói trước mắt sau Cách mạng tháng Tám, Đảng Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có biện pháp gì dưới đây? A. Cấm dùng gạo, ngô để nấu rượu. B. Kêu gọi sự cứu trợ của thế giới. C. Nhường cơm sẻ áo, hủ gạo cứu đói. D. Tịch thu gạo của người giàu chia cho người nghèo. Câu 39. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 trải qua 3 chiến dịch lớn là A. Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, Huế – Đà Nẵng. B. Tây Nguyên, Hồ Chí Minh, Huế – Đà Nẵng. C. Tây Nguyên, Huế – Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. D. Huế – Đà Nẵng, Tây Nguyên, Hồ Chí Minh. Câu 40. Đâu là hướng tiến công chủ yếu của quân ta trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972? A. Đông Nam Bộ. B. Liên khu V. C. Quảng Trị. D. Tây Nguyên. - HẾT - (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Mã đề 129 Trang 4/4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 810 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 450 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 301 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 510 | 17
-
Bộ 15 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án
79 p | 123 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 219 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 690 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 215 | 8
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 198 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 68 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sặp Vạt
5 p | 74 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường TH&THCS Tú Thịnh
6 p | 71 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân
6 p | 65 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Hiệp
3 p | 92 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tam Hưng
4 p | 74 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phú Thịnh B
4 p | 71 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 88 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 133 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn