ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II<br />
MÔN LỊCH SỬ LỚP 7<br />
<br />
II. ĐỀ BÀI VÀ ĐIỂM SỐ<br />
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)<br />
Câu 1(0,5điểm): Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào?<br />
A. Phong kiến phân quyền.<br />
B. Trung ương tập quyền.<br />
C. Vừa trung ương tập quyền vừa phong kiến phân quyền.<br />
D. Vua nắm quyền tuyệt đối.<br />
Câu 2(0,5điểm): Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào?<br />
A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, võ.<br />
B. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội.<br />
C. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có các con vua.<br />
D. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có Thái sư và Đại sư.<br />
Câu 3(0,5điểm): Nguyên nhân nào dẫn tới việc bùng nổ các cuộc khởi nghĩa<br />
của quý tộc nhà Trần chống quân Minh đầu thế kỷ XV?<br />
A. Phục Trần diệt Hồ.<br />
B. Do chính sách cai trị thâm độc và bóc lột tàn bạo của quân Minh.<br />
C. Chống lại âm mưu đồng hóa của nhà Minh.<br />
D. Do bị bóc lột thậm tệ, bị đóng hàng trăm thứ thuế.<br />
Câu 4(0,5điểm): Vì sao Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn ngăn cấm truyền đạo<br />
Thiên Chúa vào nước ta?<br />
A. Vì không muốn nhân dân ta theo đạo Thiên Chúa.<br />
B. Vì sợ các giáo sĩ bên cạnh truyền đạo còn do thám nước ta.<br />
C. Vì cho rằng đạo Thiên Chúa không phù hợp với truyền thống văn hóa dân<br />
tộc.<br />
D. Vì đạo Thiên Chúa không phù hợp với cách cai trị dân của chúa Trịnh,<br />
Nguyễn.<br />
<br />
Câu 5(0,5điểm): Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý năm nào? niên hiệu?<br />
Quyết định dời đô về đâu?<br />
A. Cuối năm 1009, niên hiệu Thiên phúc, dời đô về Đại La.<br />
B. Cuối 1009, niên hiệu Thuận Thiên, dời đô về Đại la.<br />
C. Đầu 1010, niên hiệu Thái Bình, dời đô về Cổ Loa.<br />
D. Cuối năm 1010, niên hiệu Thiên Phúc, dời đô về Thăng Long.<br />
Câu 6 (0,5điểm): Thời Lê Sơ, đầu thế kỷ XVI có mâu thuẫn nào gay gắt nhất?<br />
A. Mâu thuẫn giữa các phe phái phong kiến.<br />
B. Mâu thuẫn giữa bọn quan lại địa phương với nhân dân.<br />
C. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ.<br />
D. Mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà nước phong kiến<br />
Phần 2. Tự luận: (7điểm)<br />
Câu 7 (2 điểm): Trình bày tình hình kinh tế nước ta thời Lê Sơ? Và nêu nhận<br />
xét?<br />
Câu 8( 1điểm): Hãy kể tên và thời gian diễn ra 4 cuộc khởi nghĩa nông dân<br />
tiêu biểu ở nửa đầu thế kỉ XIX?<br />
Câu 9 (3 điểm): Em hãy trình bày cuộc tiến quân của Quang Trung đại phá<br />
quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu 1789?<br />
Câu 10 (1 điểm): Nêu những thành tựu nổi bật về nghệ thuật dân tộc cuối thế<br />
kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX?<br />
<br />
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM<br />
Câu<br />
<br />
Đáp án<br />
<br />
Thang<br />
điểm<br />
<br />
1<br />
<br />
B<br />
<br />
0,5 điểm<br />
<br />
2<br />
<br />
D<br />
<br />
0,5 điểm<br />
<br />
3<br />
<br />
B<br />
<br />
4<br />
<br />
D<br />
<br />
Mỗi câu<br />
đúng được<br />
0,25 điểm<br />
<br />
5<br />
<br />
B<br />
<br />
6<br />
<br />
D<br />
<br />
7<br />
<br />
Tình hình kinh tế nước ta thời Lê Sơ:<br />
<br />
2<br />
<br />
a. Nông nghiệp:<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Để phục hồi và phát triển nông nghiệp, Vua Lê đã:<br />
- Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng, kêu gọi dân phiêu<br />
tán về quê làm ruộng<br />
- Đặt ra một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như<br />
khuyến nông sứ, hà đê sứ, đồn điền sứ.<br />
- Thực hiện “phép quân điền”<br />
- Cấm giết trâu bò bừa bãi.<br />
b. Công, thương nghiệp:<br />
+ Thủ công nghiệp:<br />
- Phát triển nhiều ngành nghề thủ công ở làng xã như rèn<br />
sắt, đúc đồng, dệt lụa. Kinh đô Thăng Long là nơi tập<br />
trung nhiều ngành nghề thủ công.<br />
- Các công xưởng do nhà nước quản lý (cục bách tác) sản<br />
<br />
0,5<br />
<br />
xuất đồ dùng cho nhà vua, đúc tiền, vũ khí…được quan<br />
tâm đẩy mạnh.<br />
+ Thương nghiệp:<br />
- Trong nước: vua khuyến khích lập chợ mới.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
- Buôn bán với nước ngoài vẫn duy trì<br />
* Nhận xét:<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Kinh tế thời Lê sơ ổn định và ngày càng phát triển.<br />
8<br />
<br />
4 cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở nửa đầu thế<br />
kỉ XIX là:<br />
1. Phan Bá Vành (1821-1827)<br />
2. Nông Văn Vân (1833-1835)<br />
3. Lê Văn Khôi (1833-1835)<br />
<br />
1<br />
Mỗi đáp án<br />
đúng 0,25<br />
điểm<br />
<br />
4. Cao Bá Quát (1854-1856)<br />
<br />
9<br />
<br />
Cuộc tiến quân của Quang Trung đại phá quân Thanh<br />
vào dịp tết kỉ dậu 1789 Quang Trung đại phá quân<br />
Thanh 1789:<br />
- Tháng 12/1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy niên<br />
hiệu là Quang Trung, lập tức tiến quân ra Bắc. Đến Nghệ<br />
An Thanh Hóa ông cho tuyển thêm quân và đọc lời tuyên<br />
thệ.<br />
- Đến Tam Điệp Ông khen ngợi kế hoạch rút quân của Ngô<br />
Thì Nhậm và cho quân ăn tết trước.<br />
- Từ Tam Điệp Quang Trung chia quân làm 5 đạo và tiến<br />
quân ra Bắc.<br />
<br />
4<br />
1,5điểm<br />
<br />
* Diễn biến:<br />
- Đêm 30 tết : vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt đồn tiền tiêu<br />
của địch.<br />
<br />
1điểm<br />
<br />
- Đêm mồng 3 tết : bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín Hà Nội). Quân giặc hạ khí giới đầu hàng.<br />
- Sang Mồng 5 tết: Quân ta đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì<br />
– Hà Nội), quân Thanh đại bại.<br />
- Cùng lúc đó, Quân đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa,<br />
tướng giặc Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị<br />
vội vã rút quân.<br />
- Trưa mồng 5 tết, Quang Trung cùng đoàn quân chiến<br />
thắng tiến vào Thăng Long.<br />
* Kết quả:<br />
Trong 5 ngày đêm ta đã quét sạch 29 vạn quân Thanh ra<br />
khỏi bờ cõi.<br />
<br />
10<br />
<br />
* Nghệ thuật:<br />
<br />
1<br />
<br />
- Văn nghệ dân gian phát triển phong phú. Nghệ thuật sân<br />
khấu, chèo, tuồng phổ biến.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
- Tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống<br />
yêu nước. Nổi tiếng nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc<br />
Ninh).<br />
* Kiến trúc: độc đáo<br />
- Các công trình kiến trúc nổi tiếng: chùa Tây Phương (Hà<br />
Tây), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh), Lăng tẩm các vua<br />
Nguyễn ở Huế.<br />
<br />
0,5<br />
<br />