intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Việt Nam-Angiêri

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS VIỆT NAM-ANGIÊRI NĂM HỌC 2021 - 2022 Họ và tên:............................................... Môn: Lịch sử lớp 8 Lớp:............................................................... Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ 01 ( Đề gồm 04 trang) Ghi lại chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất để điền vào bảng sau (mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 ĐA Câu 1: Lực lượng chủ yếu tham gia trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là A. quan lại, sĩ phu yêu nước. B. bình dân thành thị. C. tư sản. D. nông dân. Câu 2: Vị chỉ huy tối cao của nghĩa quân Yên Thế từ năm 1893 đến năm 1913 là A. Đề Nắm. B. Đề Chung. C. Đề Thám. D. Đề Thuật. Câu 3: Điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX là gì? A. Học tập Nhật Bản, đẩy mạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. B. Đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. C. Củng cố chế độ phong kiến Việt Nam, không lệ thuộc vào Pháp. D. Yêu cầu nhà vua thực hiện cải cách duy tân đất nước. Câu 4: Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam bao gồm hai giai cấp cơ bản nào? A. Địa chủ phong kiến và tư sản. B. Địa chủ phong kiến và tiểu tư sản. C. Công nhân và nông dân. D. Địa chủ phong kiến và nông dân. Câu 5: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì? A. Cải cách kinh tế, xã hội. B. Duy trì chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu. C. Cải cách Duy Tân. D. Ngoại giao mở cửa. Câu 6: Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Đức 2 bản "Thời vụ sách" đề nghị cải cách vấn đề gì? A. Phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng. B. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. C. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục. D. Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai thác mỏ. Câu 7: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không mang ý nghĩa nào sau đây? A. Thể hiện lòng yêu nước thương dân của các văn thân, sĩ phu. B. Thúc đẩy mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Việt Nam. C. Đặt cơ sở cho sự ra đời của phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX. D. Tấn công vào tư tưởng phong kiến bảo thủ. Câu 8: Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX là gì? A. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội. B. Góp phần vào chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. C. Đã gây được tiếng vang lớn ở trong nước cũng như trong khu vực. D. Tấn công vào những tư tưởng lỗi thời, bảo thủ đang cản trở bước tiến hóa của dân tộc. 1
  2. Câu 9: Vì sao nông dân Yên Thế lại đứng lên đấu tranh chống Pháp? A. Chống lại chính sách bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống. B. Khôi phục lại chế độ phong kiến, thiết lập lại ngôi vua phong kiến. C. Hưởng ứng chiếu Cần vương do vua Hàm Nghi ban ra. D. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình. Câu 10: So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) có sự khác biệt căn bản là A. đối tượng đấu tranh và hình thức đấu tranh. B. mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia. C. hình thức, phương pháp đấu tranh. D. đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào. Câu 11: Nội dung nào không phải nguyên nhân phong trào nông dân Yên Thế diễn ra dài hơn so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? A. Trình độ tổ chức cao, đã chế tạo được súng trường kiểu Pháp. B. Phương thức tác chiến linh hoạt. C. Thực dân Pháp đang bận đàn áp phong trào Cần vương. D. Phong trào diễn ra ở một vị trí địa lý thuận lợi. Câu 12: Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ? A. Họ bị địa chủ phong kiến bóc lột tàn bạo. B. Họ bị thực dân, phong kiến và tư sản bóc lột tàn bạo. C. Tiền lương đi làm không đủ ăn. D. Họ đòi cải thiện điều kiện việc làm và sinh hoạt. Câu 13: Đâu là mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? A. Mâu thuẫn giữa tiểu tư sản với vô sản. B. Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản. C. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. D. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai. Câu 14: Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra trong thời gian dài đã tác động như thế nào đến thực dân Pháp? A. Làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp. B. Xã hội Việt Nam đang lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối. C. Để lại những bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh giai đoạn sau. D. Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam. Câu 15: Đâu không phải cơ sở xuất hiện trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam thế kỉ XIX? A. Đất nước khủng hoảng. B. Lòng yêu nước thương dân của các sĩ phu. C. Thực dân Pháp mở rộng xâm lược Việt Nam. D. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện và phát triển. Câu 16: Tầng lớp tư sản Việt Nam có nguồn gốc từ A. từ Pháp du nhập vào Việt Nam. B. một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp. C. một số tiểu tư sản vốn có ít vốn chuyển hướng kinh doanh. D. một số người nông dân giàu có chuyển hướng kinh doanh. Câu 17: Năm 1868, để thuận lợi cho việc thông thương, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin vua cho mở cửa biển A. Hải Phòng. B. Đà Nẵng. C. Thuận An (Huế). D. Trà Lí (Nam Định). 2
  3. Câu 18: Khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân vì đây là đây là cuộc khởi nghĩa có A. nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân, sĩ phu. B. mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân. C. lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân. D. lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân. Câu 19: Giai đoạn 1893 – 1908, Đề Thám đã có một quyết định sáng suốt đó là A. lo tích lũy lương thực. B. xây dựng quân đội tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu. C. tìm cách giảng hòa với địch. D. liên lạc với một số nhà yêu nước Phan Bộ Châu, Phan Châu Trinh. Câu 20: Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam những năm 60 của thế kỉ XIX như thế nào? A. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt. B. Tài chính cạn kiệt, nhân dân đói khổ. C. Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đình trệ. D. Kinh tế, xã hội khủng hoảng nghiêm trọng. Câu 21: Trước tình hình khó khăn của đất nước cuối thế kỉ XIX, yêu cầu đặt ra đó là A. cải cách duy tân đất nước. B. thực hiện chính sách phát triển kinh tế. C. thực hiện chính sách đóng cửa tránh sự xâm nhập từ bên ngoài. D. thay đổi chế độ xã hội. Câu 22: Lực lượng nào tham gia đông nhất trong khởi nghĩa nông dân Yên Thế? A. Các dân tộc sống ở miền núi. B. Công nhân. C. Nông dân. D. Nông dân và công nhân. Câu 23: Nội dung nào sau đây không phải sự thay đổi chính sách thống trị của thực dân Pháp trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)? A. Chuyển sang trồng các cây công nghiệp phục vụ chiến tranh. B. Tăng cường bắt nông dân đi lính. C. Mở rộng các ngành công nghiệp nặng. D. Tăng cường khai thác kim loại quý hiếm phục vụ sản xuất. Câu 24: Yên Thế thuộc địa phận của tỉnh nào? A. Bắc Ninh. B. Hưng Yên. C. Bắc Giang. D. Thanh Hóa. Câu 25: Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông? A. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương. B. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự. C. Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân. D. Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp. Câu 26: Bản chất của phong trào nông dân Yên Thế là A. phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến. B. cuộc đấu tranh tự phát của nông dân. C. phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản. D. phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản. Câu 27: Giai cấp nông dân Việt Nam có thái độ như thế nào đối với thực dân Pháp và tay sai? A. Trung lập, không có hành động nào chống đế quốc và tay sai. B. Căm ghét chế độ thực dân phong kiến, sẵn sàng đứng lên đấu tranh. C. Ủng hộ chế độ thực dân phong kiến. D. Đấu tranh khi bị áp bức, thỏa hiệp khi được nhân nhượng về quyền lợi. 3
  4. Câu 28: Người Pháp chấp nhận giảng hòa với Đề Thám vào năm 1894 với điều kiện A. người Pháp được cai quản bốn tổng ở Yên Thế. B. Đề Thám giao người thực hiện vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội. C. Đề Thám trao trả trùm mộ phu Ba-danh. D. Đề Thám trao trả tên điền chủ Sét-nay. Câu 29: Giai đoạn 1893 - 1903 là thời kì nghĩa quân Yên Thế A. vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở. B. xây dựng phòng tuyến. C. tìm cách giải hòa với quân Pháp. D.tích lũy lương thực, xây dựng quân tinh nhuệ. Câu 30: Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam không bao gồm thành phần nào dưới đây? A. Nhà báo, nhà giáo. B. Học sinh, sinh viên. C. Chủ các hãng buôn. D. Tiểu thương, địa chủ. Câu 31: Lãnh đạo của khởi nghĩa Yên Thế thuộc tầng lớp nào? A. Nông dân. B. Võ quan. C. Văn thân, sĩ phu. D. Địa chủ. Câu 32: Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ giai cấp nào? A. Nô tì. B. Binh lính. C. Thợ thủ công. D. Nông dân. Câu 33: Đâu không phải mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương? A. Bù đắp thiệt hại của quá trình xâm lược và bình định quân sự. B. Khuếch trương công lao khai hóa của Pháp. C. Bù đắp thiệt hại từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. D. Bóc lột để làm giàu cho chính quốc. Câu 34: Nội dung nào không phải là nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế? A. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp. B. Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến. C. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập. D. Cuộc khởi nghĩa thu hút quá nhiều các nhà yêu nước. Câu 35: Vào năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng lên vua Tự Đức bản điều trần nào? A. Dương vụ. B. Thời vụ sách. C. Bình Ngô sách. D. Canh tân. Câu 36: Ai là người đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần? A. Nguyễn Trường Tộ. B. Bùi Viện. C. Nguyễn Lộ Trạch. D. Phạm Phú Thứ. Câu 37: Trước tình hình đất nước ngày càng nguy khốn, một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đề nghị triều đình nhà Nguyễn A. đổi mới công việc nội trị. B. đổi mới việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa. C. cải cách nền kinh tế, văn hóa. D. cải cách chính sách đối ngoại. Câu 38: Bộ phận nào của giai cấp địa chủ phong kiến có tinh thần yêu nước chống đế quốc? A. Địa chủ người Việt. B. Không có bộ phận nào. C. Trung, tiểu địa chủ. D. Đại địa chủ người Pháp. Câu 39: Giữa thế kỉ XIX, tình hình kinh tế - xã hội Bắc Kì có điểm gì nổi bật? A. Nông nghiệp sa sút, thủ công nghiệp phát triển mạnh. B. Hình thành các đô thị tập trung đông dân cư. C. Kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh. D. Nông nghiệp sa sút, nông dân phải đi phiêu tán. Câu 40: Thực dân Pháp đã sử dụng biện pháp gì để nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam? A. Phát hành tiền giấy bạc và cho vay lãi. B. Đặt ra nhiều thứ thuế mới cho nhân dân Việt Nam. C. Đánh thuế cao vào hàng nước ngoài nhập vào Việt Nam. D. Thành lập ngân hàng Đông Dương. ----------- HẾT ---------- 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2