intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My (Khuyết tật)’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My

  1. Phòng GD-ĐT Bắc Trà My KIỂM TRA CUỐI KÌ II Truờng PTDTBTTH &THCS Trần Phú NĂM HỌC 2022-2023 Họ và tên:………………………................ MÔN: Lịch sử 8 Lớp: 8 Thời gian: 45 phút Điểm Lời phê của giáo viên A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1. Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc lần thứ nhất? A. Giải quyết vụ tên lái buôn Đuy puy gây rối. B. Triều đình Nguyễn nhờ quân Thanh sang đàn áp Pháp. C. Triều Nguyễn không thi hành Hiệp ước 1862. D. Triều Nguyễn giết giáo sĩ Đuy puy. Câu 2. Đánh giá về vai trò của triều đình nhà Nguyễn khi ký Hiệp ước Hácmăng và Pa-tơ- nốt là A. lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp ở Trung Kỳ. B. vẫn tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. C. bí mật liên kết với các toán nghĩa quân âm thầm chống thực dân Pháp D. từ bỏ vai trò lãnh đạo nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Câu 3. Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn thực chất là A. chính sách nghiêm cấm các hoạt động buôn bán ở trong nước. B. chính sách nghiêm cấm các thương nhân buôn bán với người nước ngoài. C. chính sách nghiêm cấm giao thương với thương nhân phương Tây D. chính sách cấm người nước ngoài đến buôn bán tại Việt Nam. Câu 4. Hiệp ước nào đánh dấu thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam? A. Hiệp ước Nhâm Tuất. B. Hiệp ước Giáp Tuất. C. Hiệp ước Hácmăng. D. Hiệp ước Patơnốt. Câu 5. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX là A. khởi nghĩa Hương Khê. B. khởi nghĩa Yên Thế. C. khởi nghĩa Ba Đình. D. khởi nghĩa Bãi Sậy. Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là gì? A. Triều đình nhà Nguyễn nhanh chóng đầu hàng thực dân Pháp. B. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ, thiếu sự liên kết thống nhất. C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất. D. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam. Câu 7. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) đặt dưới sự lãnh đạo của A. Cao Điền và Tống Duy Tân. B. Tống Duy Tân và Cao Thắng. C. Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám. D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng. Câu 8. Khởi nghĩa nghĩa Yên Thế có điểm gì khác biệt so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương? A. Hưởng ứng chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. B. Chống thực dân Pháp, chống triều đình, giành chính quyền về tay nhân dân. C. Là phong trào nông dân chống Pháp, không thuộc phạm trù phong trào Cần vương. D. Là phản ứng của nhân dân trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình.
  2. Câu 9. Phong trào Cần vương chấm dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa nào? A. Khởi nghĩa Bãi Sậy. B. Khởi nghĩa Ba Đình. C. Khởi nghĩa Hương Khê. D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh. Câu 10. Trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành gì? A. Sản xuất xi, măng và gạch ngói. B. Khai thác than và kim loại. C. Chế biến gỗ và xay xát gạo. D. Khai thác điện nước. Câu 11. Trong quá trình khai thác trên lĩnh vực công nghiệp ở Việt Nam, thực dân Pháp chú trọng khai thác ngành nào? A. Ngành công nghiệp nặng. B. Ngành công nghiệp nhẹ. C. Ngành khai thác mỏ. D. Ngành luyện kim và cơ khí. Câu 12. Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào? A. Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt. B. Nông nghiệp giẫm chân tại chỗ. C. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn một nền công nghiệp nặng. D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc. Câu 13. Tại sao phong trào nông dân Yên Thế thất bại? A. Phạm vi hoạt động bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập. B. So sánh lực lượng chênh lệch, bị thực dân Pháp và phong kiên cấu kết đàn áp. C. Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến. D. Hoàng Hoa Thám đầu hàng triều đình. Câu 14. Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân? A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân, sĩ phu. B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân. C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân. D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân. Câu 15. Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX trải qua mấy giai đoạn? A. 1 giai đoạn. B. 2 giai đoạn. C. 3 giai đoạn. D. 4 giai đoạn. B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Trình bày cuộc kháng chiến của quân dân Hà nội và các tỉnh đồng bằng ở Bắc Kì 1873-1874 ? Câu 2. (2,0 điểm) Vì sao các đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối TK XIX không thực hiện được. Ý nghĩa của các tư tưởng cải cách đó? ---------- Hết ---------- = HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022– 2023 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 8
  3. A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi câu đúng đạt 0,33 điểm, 3 câu đúng đạt 1,0 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐA A D C D A C D C C B C D B D B B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 - Khi Pháp kéo vào Hà Nội, nhân dân ta anh dũng chống Pháp như trận chiến 1,0 (3,0đ) đấu ở cửa Ô Thanh Hà (Quan Chưởng). - Tại các tỉnh đồng bằng, ở đâu Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân 0,5 ta. Các căn cứ kháng chiến được hình thành ở Thái Bình, Nam Định... - Ngày 21 - 12 - 1873, quân Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy, Gác-ni-ê bị giết. 0,5 - Song triều đình Huế lại kí Hiệp ước Giáp Tuất (15 - 3 - 1874). Pháp rút quân 1,0 khỏi Bắc Kì; triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. 2 - Nguyên nhân khiến cho những đề nghị cải cách không thực hiện được: chủ 1,0 (2,0đ) yếu là do triều đình phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ không muốn chấp nhận, những thay đổi, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh. - Ý nghĩa của những đề nghị cải cách: gây tiếng vang lớn, tấn công vào 1,0 những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt Nam hiểu biết, thức thời. Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân đầu thế kỷ XX ở Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2