intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lê Văn Tám, Điện Bàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lê Văn Tám, Điện Bàn" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lê Văn Tám, Điện Bàn

  1. PHÒNG GD&ĐT MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NĂM HỌC 2022-2023 THỊ XÃ ĐIỆN BÀN Môn: LỊCH SỬ– Lớp 8 Thời gian: 45 phút KHUNG MA TRẬN Cấp độ tư duy Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Cộng cao TL TN TL TN TL TN TL TN 1. Cuộc kháng chiến từ năm Những nét chính về 3 3 1858 đến năm 1873 kháng chiến chống Pháp 10% ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam kì. 2. Kháng chiến lan rộng ra Kháng chiến ở Hà Nội 3 2 1 6 toàn quốc (1873 - 1884) và các tỉnh ở đồng bằng 20% Bắc kì (1873-1874) Kháng chiến của nhân 3 1 2 6 dân Bắc kì lần (1882- 20% 1883) 3. Phong trào kháng chiến Phong trào Cần vương 1 1 chống Pháp trong những bùng nổ và phát triển 20% năm cuối thế kỉ XIX 4. Khởi nghĩa Yên Thế và Nguyên nhân bùng nổ ½ ½ phong trào chống Pháp của 10% đồng bào miền núi cuối thế So sánh với các cuộc ½ ½ khởi nghĩa cùng thời 20% kỉ XIX Tổng số câu hỏi ½ 9 1 3 ½ 3 17 Số điểm 4,0 3,0 2,0 1,0 10,0 Tỉ lệ % 40,0% 30,0% 20,0% 10,0% 100,0%
  2. PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM KIỂM TRA CUỐI KÌ II -NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 8 TT CHỦ ĐỀ NỘI DUNG HÌNH CÁC MỨC ĐỘ ĐIỂM THỨC 1 1. CUỘC - Thời gian Pháp tấn công Gia Định TN Nhận biết 0,33 KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858- - Mốc thời gian gắn liền sự kiện TN Nhận biết 0,66 1873. - Người chỉ huy ở cửa Ô Thanh Hà hi TN Nhận biết 0,33 sinh đến người cuối cùng. - Trận đánh gây tiếng vang năm 1973 TN Nhận biết 0,33 - Ý nghĩa chiến thắng Cầu Giấy lần thứ TN Thông hiểu 0,33 nhất - THực dân Pháp thương lượng triều TN Thông hiểu 0,33 đình Huế năm 1873 - Tên tướng giặc bị giết trận Cầu Giấy TN Nhận biết 0,33 KHÁNG CHIẾN lần thứ nhất LAN RỘNG RA 2 TOÀN QUỐC - Đánh giá Hiệp ước Giáp Tuất TN Vận dụng 0,33 (1873 - 1884) - Lấy cớ Pháp tấn công Bắc Kì lần 2 TN Thông hiểu 0,33 - Thời gian Pháp tấn công Hà Nội TN Nhận biết 0,33 - Người trấn thủ thành Hà Nội khi Pháp TN Nhận biết 0,33 tấn công lần hai - Cơ hội Pháp mở cuộc tấn công Thuận TN Vận dụng 0,33 An. - Nội dung hiệp ước Hac-măng TN Nhận biết 0,33 - Đánh giá sự bất lực của triều Nguyễn TN Vận dụng 0,33 trong việc tổ chức chống Pháp.
  3. 3 3.PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN - Sự phát triển phong trào Cần Vương TL Thông hiểu 2,0 CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX 4. KHỞI NGHĨA - Nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa Yên TL Nhận biết 1,0 YÊN THẾ VÀ Thế PHONG TRÀO - So sánh điểm khác nhau khởi nghĩa TL Vận dụng 2,0 4 CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa cùng MIỀN NÚI CUỐI thời. THẾ KỈ XIX
  4. PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM MÔN LỊCH SỬ - LỚP 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) I.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5,0 điểm): Chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau rồi ghi vào giấy bài làm. Ví dụ: Câu 1: chọn câu A thì ghi 1-A: Câu 1. Pháp tấn công Gia Định vào năm nào? A. Năm 1859. B. Năm 1860. C. Năm 1861. D. Năm 1862. Câu 2. Người được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái ? A. Trương Định. B. Nguyễn Trung Trực. C. Nguyễn Hữu Huân. D. Trương Quyền. Câu 3. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông vào thời gian nào? A. Ngày 10-12-1860. B. Ngày 10-12-1861. C. Ngày 10-12-1863. D. Ngày 10-12-1864. Câu 4. Đội nghĩa binh do ai chỉ huy chiến đấu hi sinh đến người cuối cùng ở cửa ô Thanh Hà? A. Viên Chưởng Cơ. B. Phạm Văn Nghị. C. Nguyễn Mậu Kiến. D. Hoàng Tá Viêm. Câu 5. Trận đánh gây tiếng vang lớn nhất năm 1873 của nhân dân Bắc Kì là A. trận bao vây quân địch ở thành Hà Nội. B. trận đánh địch ở Thanh Hoá. C. trận phục kích quân Pháp ở Cầu Giấy (Hà Nội). D. trận tiêu diệt đội quân của Pháp ở Bắc Giang Câu 6. Ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất là A. quân Pháp hoang mang, quân ta phấn khởi hăng hái đánh giặc. B. quân Pháp hoang mang, triều đình lo sợ. C. quân Pháp phải rút khỏi Bắc Kì. D. nhiều sĩ quan, binh lính Pháp bị giết tại trận. Câu 7. Cuối năm 1873, thực dân Pháp buộc phải tìm cách thương lượng với triều đình Huế vì A. Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội. B. Pháp bị chặn đánh ở Thanh Hoá. C. Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy lần thứ nhất. D. Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy lần thứ hai. Câu 8. Tên tướng giặc bị giết tại trận trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất? A. Gác-ni-ê. B. Rơ-ve. C. Bô-la-ec. D. Ri-vi-e.
  5. Câu 9. Văn bản đã làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam là A. hiệp ước Nhâm Tuất. B. hiệp ước Giáp Tuất. C. hiệp ước Hac-măng. D. hiệp ước Pa-tơ-nốt. Câu 10. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần hai? A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp. C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen. D. Triều đình vi phạm hiệp ước1874, giao thiệp với nhà Thanh. Câu 11. Thực dân Pháp tấn công Hà Nội vào thời gian nào? A. Ngày 3 tháng 4 năm 1882. B. Ngày 13 tháng 4 năm 1882. C. Ngày 4 tháng 3 năm 1882. D. Ngày 14 tháng 3 năm 1882. Câu 12. Người trấn thủ thành Hà Nội khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai? A. Nguyễn Tri Phương. B. Hoàng Diệu. C. Tôn Thất Thuyết D. Phan Thanh Giản. Câu 13. Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế? A. Sự suy yếu triều đình Huế. B. Sau thất bại trận Cầu Giấy lần hai, Pháp củng cố lực lượng. C. Pháp được tang viện binh. D. Vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục. Câu 14. Khu vực nào thuộc quyền cai quản của triều đình Nguyễn theo hiệp ước Hac- măng (1883) A. Bắc Kì. B. Trung Kì. C.Nam kì. D.Thuận Quảng. Câu 15. Cái chết của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương, Tổng đốc Hoàng Diệu trong các cuộc chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội không chỉ thể hiện khí tiết của những vị quan lại yêu nước, chính trực mà còn cho thấy A. Pháp đã thành công trong cuộc chinh phục Việt Nam. B. chiến thuật đánh giặc đúng đắn của quan quân triều đình. C. sự ủng hộ của triều đình Huế đối với cuộc kháng Pháp của hai ông. D. sự bất lực của quan quân nhà Nguyễn trong việc tổ chức chống Pháp. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Trình bày sự phát triển của phong trào Cần vương? Câu 2. (3,0 điểm) Nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa Yên Thế? Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? --------------Hết--------------
  6. PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM MÔN LỊCH SỬ - LỚP 8 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM (Đáp án và Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5,0 điểm) Mỗi câu đúng đạt 0,33 điểm, 3 câu đúng đạt 1,0 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐA A A B A C A C A B D A B D B D II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 - Phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX. 0,5 (2,0đ) Chia làm 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1 (1885 - 1888): phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra. Tháng 11-1888, nhờ có tay sai dẫn đường, quân Pháp 0,75 bắt vua Hàm Nghi đi đày sang An-giê-ri (châu Phi). Phong trào Cần vương vẫn được duy trì. + Giai đoạn 2 (1888 - 1896): phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa 0,75 lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì. 2 a. Nguyên nhân (3,0đ) - Dưới thời Nguyễn, kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận đã phiêu tán lên Yên Thế, lập 0,5 làng, tổ chức sản xuất. - Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân 0,5 Yên Thế đã đứng lên đấu tranh. b. So sánh với các cuộc khởi nghĩa cùng thời Nội dung Các cuộc khởi nghĩa Khởi nghĩa Yên Thế cùng thời Mục tiêu Chống Pháp giành lại Tự vệ, bảo vệ quyền 0,5 độc lập dân tộc. lợi, đòi cuộc sống ấm no, giữ đất giữ làng. Lãnh đạo Văn thân, sĩ phu Nông dân
  7. Lực lượng tham gia Đông đảo các tầng lớp Nông dân 0,5 Tính chất Là phong trào đấu tranh Là phong trào nông dân 0,5 yêu nước chống Pháp mang tính tự phát. 0,5 theo khuynh hướng phong kiến Người duyệt đề Giáo viên ra đề Duyệt của Lãnh đạo Tổ trưởng chuyên môn Đặng Thị Hồng Đặng Thị Hồng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2