intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, TP Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, TP Tam Kỳ” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, TP Tam Kỳ

  1. * MA TRẬN KIỂM TRA I. Mục Tiêu: 1.Kiến thức:Đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh qua các bài : Phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX, trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX, những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam và phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XX đến năm 1918 2. Kĩ năng:Rèn luyện kĩ năng làm bài, tư duy logic, hệ thống hóa kiến thức 3. Thái độ:Giáo dục tính nghiêm túc, thật thà, tự giác trong kiểm tra. II. Hình thức ra đề:Trắc nghiệm, kết hợp tự luận III. Ma trận đề kiểm tra : CẤP THÔNG ĐỘ NHẬN BIẾT VẬN DỤNG VẬN DỤNG TỔNG HIỂU CHỦ CAO CỘNG ĐỀ TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. - Biết được - Hiểu được - Giải thích PHONG cuộc phản các cuộc khởi được vì sao TRÀO công quân nghĩa tiêu khởi nghĩa CẦN Pháp của phái biểu trong Hương Khuê VƯƠNG chủ chiến tại phong trào là cuộc khởi kinh thành nghĩa tiêu Huế. biểu nhất - Biết được diễn biến chính , mục tiêu của phong trào. Số câu: 3 1 1 5 Số điểm: 1 0,33 2 3,33 Tỉ lệ 10% 3,3% 20% 33,3% 2. KHỞI - Biết được - Biết được NGHĨA nguyên nhân các giai đoạn YÊN THẾ thất bại của phát triển, VÀ khởi nghĩa diễn biến PHONG Yên Thế. chính của TRÀO khởi nghĩa CHỐNG Yên Thế. PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO
  2. MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỈ XIX . Số câu: 3 1 4 Số điểm: 1 0,33 1,33 Tỉ lệ 10% 3,3% 13,3% 3. TRÀO - Kể tên được - Hiểu được Vì sao các đề LƯU CẢI những sĩ phu kết cục của nghị cải cách CÁCH tiêu biểu trong các đề nghị ở Việt Nam DUY phong trào cải cải cách. cuối thế kỉ TÂN Ở cách. XIX không VIỆT - Biết được kết được thực NAM cục của các đề hiện. NỮA nghị cải cách. CUỐI THẾ KỈ XIX Số câu: 3 1 1 4 Số điểm: 1 0,33 1 2,33 Tỉ lệ 10% 3,3% 10% 23,3% 4.NHỮNG - Biết được các - Phân tích CHUYẾN chính sách tác động của CỦA XÃ khai thác thuộc chính sách HỘI địa của thực khai thác VIỆT dân Pháp về thuộc địa của NAM VÀ kinh tế, xã hội. thực dân PHONG - Biết được tác Pháp đối với TRÀO động của các xã hội Việt YÊU chính sách Nam. NƯỚC khai thác thuộc CHỐNG địa của thực PHÁP dân đối với TỪ 1897 nền kinh tế ĐẾN 1918 Việt Nam. Số câu: 3 1 4 Số điểm: 1 2 3 Tỉ lệ 10% 20% 30% Tổng số 12 4 1 1 18 câu: 4 3 2 1 10
  3. Tổng số điểm: 40% 30% 20% 10% 100% Tỉ lệ * BẢNG ĐẶC TẢ: CẤP THÔNG ĐỘ NHẬN BIẾT VẬN DỤNG VẬN DỤNG TỔNG HIỂU CHỦ CAO CỘNG ĐỀ TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. - Biết được - Hiểu được - Giải thích PHONG cuộc phản các cuộc khởi được vì sao TRÀO công quân nghĩa tiêu khởi nghĩa CẦN Pháp của phái biểu trong Hương Khuê VƯƠNG chủ chiến tại phong trào ( là cuộc khởi kinh thành C1) nghĩa tiêu Huế.( C2) biểu nhất - Biết được ( C1 TL) diễn biến chính , mục tiêu của phong trào.( C3, C4) Số câu: 3 1 1 5 Số điểm: 1 0,33 2 3,33 Tỉ lệ 10% 3,3% 20% 33,3% 2. KHỞI - Biết được - Biết được NGHĨA nguyên nhân các giai đoạn YÊN THẾ thất bại của phát triển, VÀ khởi nghĩa diễn biến PHONG Yên chính của TRÀO Thế.( C5,7,8) khởi nghĩa CHỐNG Yên PHÁP Thế.( C6) CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI
  4. THẾ KỈ XIX . Số câu: 3 1 4 Số điểm: 1 0,33 1,33 Tỉ lệ 10% 3,3% 13,3% 3. TRÀO - Kể tên được - Hiểu được Vì sao các đề LƯU CẢI những sĩ phu kết cục của nghị cải cách CÁCH tiêu biểu trong các đề nghị ở Việt Nam DUY phong trào cải cải cuối thế kỉ TÂN Ở cách.(C9) cách.(C12) XIX không VIỆT - Biết được kết được thực NAM cục của các đề hiện.( C2TL) NỮA nghị cải CUỐI cách.( C10, THẾ KỈ C11) XIX Số câu: 3 1 1 4 Số điểm: 1 0,33 1 2,33 Tỉ lệ 10% 3,3% 10% 23,3% 4.NHỮNG - Biết được các - Phân tích CHUYẾN chính sách tác động của CỦA XÃ khai thác thuộc chính sách HỘI địa của thực khai thác VIỆT dân Pháp về thuộc địa của NAM VÀ kinh tế, xã thực dân PHONG hội.( C13) Pháp đối với TRÀO - Biết được tác xã hội Việt YÊU động của các Nam.( C3 NƯỚC chính sách TL) CHỐNG khai thác thuộc PHÁP địa của thực TỪ 1897 dân đối với ĐẾN 1918 nền kinh tế Việt Nam.( C14, C15) Số câu: 3 1 4 Số điểm: 1 2 3 Tỉ lệ 10% 20% 30%
  5. Tổng số 12 4 1 1 18 câu: Tổng số 4 3 2 1 10 điểm: Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100% * ĐỀ KIỂM TRA Trường THCS Nguyễn Huệ Kiểm tra cuối kì II Điểm Họ và tên:…………………………. Năm học 2022-2023 Lớp:.................................................. Môn KT: Lịch sử 8 Ngày KT: ....../....../2023 Thời gian làm bài:45 phút MÃ ĐỀ: A .......................................................................................................................... I. TRẮC NGHIỆM :Khoanh tròn vào đáp án đúng ( 5 điểm) Câu 1.Trong phong trào Cần Vương, khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất A.Yên Thế B.Bãi Sậy C. Ba Đình D.Hương Khê Câu 2.Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân Pháp đã làm gì? A. Mua chuộc Tôn Thất Thuyết. B. Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến. C. Giảng hòa với phái chủ chiến. D. Tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại. Câu 3.Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX? A. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại. B. Khởi nghĩa Yên Thế thất bại. C. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt D. Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Câu 4.Mục tiêu của phong trào Cần Vương là A.Lật đổ chế độ phong kiến, giành độc lập dân tộc. B.Đánh đổ đế quốc,giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến. C.Đánh đổ phong kiến, đế quốc giành độc lập. D.Đánh đổ đế quốc khôi phục nước Cộng Hòa. Câu 5.Nông dân Yên Thế đứng lên nhằm mục đích gì? A. Giúp vua cứu nước B. Bảo vệ cuộc sống C. Giành lại độc lập. D. Cứu nước, cứu nhà. Câu 6.Giai đoạn 1893 – 1908 là thời kì nghĩa quân Yên Thế làm gì? A. Xây dựng phòng tuyến B. Tìm cách giải hoàn với quân Pháp. C. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở. D. Tích lũy lương thực . Câu 7.Nội dung nào không phải là nguyên nhân dẫn tới thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ? A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập B. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp
  6. C. Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến D. Cuộc khởi nghĩa thu hút quá nhiều các nhà yêu nước Câu 8. Đề Thám trở thành chỉ huy tối cao của phong trào nông dân Yên Thế từ khi nào? A. 4/1884 B. 4/1892 C. 4/1893 D. 4/1897 Câu 9. Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Đức 2 bản “ Thời vụ sách” đề nghị cải cách vấn đề gì? A. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. B. Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoan và khai thác mỏ. C. Phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng. D. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục. Câu 10.Việc triều đình Huế từ chối cải cách đã đưa đến hậu quả gì ? A. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội B. Xã hội bế tắc trong chế độ phong kiến. C. Mâu thuẫn xã hội không thể giải quyết. D. Tạo điều kiện để Pháp tiếp tục xâm chiếm Việt Nam. Câu 11.Những đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không mang hạn chế nào sau đây? A. Rời rạc, lẻ tẻ, thiếu hệ thống B. Thiếu tính khả thi nếu áp dụng vào thực tế. C. Chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của đất nước D. Chỉ chú trọng các vấn đề chính trị, xem nhẹ kinh tế - văn hóa - giáo dục Câu 12.Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành vào thời gian nào? A.Từ ăm 1897 đến năm 1912 B. Từ năm 1897 đến năm 1913 C.Từ năm 1897 đến năm 1914 D.Từ năm 1897 đến năm 1915 Câu 13.Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, thực dân Pháp đã áp dụng chính sách gì? A. Cướp đoạt ruộng đất B. Nhổ lúa trồng cây công nghiệp. C. Thu tô nặng D. Lập đồn điền Câu 14.Mục đích của Pháp trong việc mở rộng trường học để làm gì? A. Phát triển nền giáo dục Việt Nam . B. Khai minh nền văn hóa giáo dục Việt Nam. C. Do nhu cầu học tập, của con em quan chức để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp. D. Do nhu cầu học tập của nhân dân ngày một cao. Câu 15.Âm mưu thâm độc nhất của Pháp trong việc thành lập Liên bang Đồng Dương là gì? A. Chia rẽ các dân tộc Đông Dương trong sự thống nhất giả tạo. B.Tăng cường ách áp bức, kìm kẹp làm giàu cho tư bản Pháp. C.Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp, xoá tên Việt Nam, Lào, Cam-pu- chia trên bản đồ thế giới. D.Từng bước xây dựng và hoàn thiện bộ máy hành chính. II. TỰ LUẬN : 5 điểm Câu 1.Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khuê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? (2 điểm)
  7. Câu 2.Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không được thực hiện.( 1 điểm) Câu 3.Phân tích tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam.( 2 điểm) BÀI LÀM Trường THCS Nguyễn Huệ Kiểm tra cuối kì II Điểm Họ và tên:…………………………. Năm học 2022-2023 Lớp:.................................................. Môn KT: Lịch sử 8 Ngày KT: ....../....../2023 Thời gian làm bài:45 phút MÃ ĐỀ: B .......................................................................................................................... I. TRẮC NGHIỆM:Khoanh tròn vào đáp án đúng ( 5 điểm) Câu 1.Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân Pháp đã làm gì? A. Mua chuộc Tôn Thất Thuyết. B. Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến. C. Giảng hòa với phái chủ chiến. D. Tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại. Câu 2.Nông dân Yên Thế đứng lên nhằm mục đích gì? A. Giúp vua cứu nước. B. Bảo vệ cuộc sống. C. Giành lại độc lập. D. Cứu nước, cứu nhà. Câu 3. Vua Hàm Nghi bị bắt vào thời gian nào? A. Tháng 10 năm 1888. B. Tháng 11 năm 1888. C. Tháng 12 năm 1888. D. Tháng 01 năm 1889. Câu 4: Nội dung cơ bản của Chiếu cần vương là gì? A. Kêu gọi văn thân sĩ phu đứng lên cứu nước. B. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. C. Kêu gọi văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa. D. Kêu gọi văn thân sĩ phu lãnh đạo cuộc kháng chiến. Câu 5.Trong phong trào Cần Vương, khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất A.Yên Thế B.Bãi Sậy C. Ba Đình D.Hương Khê Câu 6.Đề Thám trở thành chỉ huy tối cao của phong trào nông dân Yên Thế từ khi nào? A. 1884 B. 4/1892 C. 1893 D. 1897 Câu 7.Trong suốt thời gian hoạt động, khởi nghĩa Yên Thế đã giảng hoà với quân Pháp A.1 lần . B. 2 lần C. 3 lần D. 4 lần
  8. Câu 8.Nội dung nào không phải là nguyên nhân dẫn tới thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ? A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập B. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp C. Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến D. Cuộc khởi nghĩa thu hút quá nhiều các nhà yêu nước Câu 9.Trước tình hình khó khăn của đất nước những năm cuối thế kỉ XIX, yêu cầu gì đặt ra? A. Thay đổi chế độ xã hội hoặc cải cách xã hội cho phù hợp. B. Cải cách duy tân đất nước. C. Thực hiện chính sách đổi mới đất nước. D. Thực hiện chính sách canh tân đất nước. Câu 10. Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Đức 2 bản “ Thời vụ sách” đề nghị cải cách vấn đề gì? A. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. B. Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoan và khai thác mỏ. C. Phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng. D. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục. Câu 11.Lý do cơ bản nào khiến các đề nghị cải cách không thể trở thành hiện thực? A. Chưa hợp thời thế. B. Rập khuân hoặc mô phỏng nước ngoài. C. Điều kiện nước ta có những điểm khác biệt. D. Triều đình bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi thay đổi. Câu 12.Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành vào thời gian nào? A.Từ ăm 1897 đến năm 1912. B. Từ năm 1897 đến năm 1913 . C.Từ năm 1897 đến năm 1914. D.Từ năm 1897 đến năm 1915. Câu 13.Theo sự phân chia của người Pháp, xứ Bắc Kì theo chế độ cai trị nào? A. Nửa bảo hộ. B. Bảo hộ. C. Thuộc địa. D. Tự trị. Câu 14.Mục đích của Pháp trong việc mở rộng trường học để làm gì? A. Phát triển nền giáo dục Việt Nam . B. Khai minh nền văn hóa giáo dục Việt Nam. C. Do nhu cầu học tập, của con em quan chức để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp. D. Do nhu cầu học tập của nhân dân ngày một cao. Câu 15. Cùng với sự phát triển đô thị, các giai cấp, tầng lớp mới đã xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, đó là A. địa chủ, công nhân, nông dân. B. tư sản, tiểu tư sản, công nhân. C. tư sản, tiểu tư sản, trí thức phong kiến. D. công nhân, tư sản, nông dân. II. TỰ LUẬN:5 điểm Câu 1.Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khuê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?(2 điểm) Câu .Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không được thực hiện.( 1 điểm)
  9. Câu 3.Phân tích tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam.( 2 điểm) BÀI LÀM * ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DÂNC CHẤM ĐỀ A I. Trắc nghiệm: 5 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 D B A B B C D B A B D C A C B II.Tự luận:5 điểm Câu 1.Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khuê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?(2 điểm) - Quy mô, địa bàn hoạt động:Rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.(0,5 đ) - Trình độ tổ chức quy củ:Gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.( 0,5 đ) - Thời gian tồn tại: Dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương (12 năm từ năm 1885 đến năm 1896).(0,5 đ) - Phương thức tác chiến:Tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.( 0,5 đ) Câu 2.Các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không được thực hiện vì.(1 điểm) - Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại.(0.5 đ) - Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách.( 0.5 đ) Câu 3.Tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đối với Xã hội Việt Nam.(3đ) Xã hội Việt Nam bị phân hóa - Giai cấp địa chủ phong kiến:Đầu hàng, làm tay sai cho Pháp.Một số bộ phận vừa và nhỏ có tinh thần chống Pháp (0.25đ) - Giai cấp nông dân:Bị đàn áp, bóc lột nặng nề nên họ sẵn sàng tham gia hưởng ứng các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.(0.25đ) - Tầng lớp tư sản:Có nguồn gốc từ các nhà thầu khoáng, chủ hãng buôn…tiềm lực kinh tế yếu, họ chỉ muốn có điều kiện làm ăn buôn bán , chưa có ý thức tham gia các cuộc đấu tranh giải phóng dâm tộc.(0.5đ) - Tầng lớp tiểu tư sản:Có nguồn gốc từ chủ xưởng nhỏ, viên chức cấp thấp.Họ có ý thức dân tộc nên tích cực tham gia vào các cuộc đấu trang giải phóng dân tộc.(0.5đ) - Giai cấp công nhân: Làm trong các hầm mỏ, xí nghiệp …bị áp bức bóc lột nên họ tinh thần chống Pháp, là lực lượng nòng cốt của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.(0.5đ) ĐỀ B
  10. I. Trắc nghiệm: 5 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 B B D C D C A D B A D C A C C II.Tự luận: 5 điểm Câu 1.Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khuê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?(2 điểm) - Quy mô, địa bàn hoạt động:Rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.(0,5 đ) - Trình độ tổ chức quy củ:Gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.( 0,5 đ) - Thời gian tồn tại: Dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương (12 năm từ năm 1885 đến năm 1896).(0,5 đ) - Phương thức tác chiến:Tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.( 0,5 đ) Câu 2.Các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không được thực hiện vì.(1 điểm) - Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại.(0.5 đ) - Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách.( 0.5 đ) Câu 2: Tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đối với Xã hội Việt Nam.(3đ) Xã hội Việt Nam bị phân hóa - Giai cấp địa chủ phong kiến:Đầu hàng, làm tay sai cho Pháp.Một số bộ phận vừa và nhỏ có tinh thần chống Pháp (0.25đ) - Giai cấp nông dân:Bị đàn áp, bóc lột nặng nề nên họ sẵn sàng tham gia hưởng ứng các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.(0.25đ) - Tầng lớp tư sản:Có nguồn gốc từ các nhà thầu khoáng, chủ hãng buôn…tiềm lực kinh tế yếu, họ chỉ muốn có điều kiện làm ăn buôn bán , chưa có ý thức tham gia các cuộc đấu tranh giải phóng dâm tộc.(0.5đ) - Tầng lớp tiểu tư sản:Có nguồn gốc từ chủ xưởng nhỏ, viên chức cấp thấp.Họ có ý thức dân tộc nên tích cực tham gia vào các cuộc đấu trang giải phóng dân tộc.(0.5đ) - Giai cấp công nhân:Làm trong các hầm mỏ, xí nghiệp …bị áp bức bóc lột nên họ tinh thần chống Pháp, là lực lượng nòng cốt của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.(0.5đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2