intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Kon Tum” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Kon Tum

  1. PHÒNG GD&ĐT TP KON TUM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9 Họ và tên HS:.................................. Thời gian: 45 phút (không tính thời gian phát đề) Lớp 9......... (Đề có 30 câu, 03 trang) ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ I Điểm: Lời phê của thầy (cô) giáo: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (7,0 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu sau: (Mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1. Bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là A. Quảng Trị, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hà Tiên. B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. C. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Trị. D. Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Giang, Quảng Nam. Câu 2. Kế hoạch Na-va của Pháp gồm mấy bước? A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 3. Tại sao trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, các cơ quan của Đảng, Chính phủ ta chuyển từ Hà Nội về Việt Bắc? A. Địa hình thuận lợi, nhân dân ủng hộ. B. Việt Bắc gần Hà Nội. C. Ở đây có nhiều đảng viên. D. Di chuyển ngẫu nhiên. Câu 4. Ai là tác giả của tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”? A. Võ Nguyên Giáp. B. Phạm Văn Đồng. C. Chủ tịch Hồ Chí Minh. D. Trường Chinh. Câu 5. Cuộc Tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 của ta thắng lợi đã buộc địch phải phân tán lực lượng ở những cứ điểm nào? A. Điện Biên Phủ, Xê Nô, Plây-ku, Luông pha-bang. B. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Xê Nô, Luông pha-bang. C. Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Plây-ku, Luông pha-bang. D. Điện Biên Phủ, Xê Nô, Plây-ku, Sầm Nưa. Câu 6. Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là A. Tác phẩm "Đường Kách Mệnh". B. Báo "Người cùng khổ". C. "Bản án chế độ thực dân Pháp". D. Báo Thanh niên. Câu 7. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (194-1954) là gì? A. Sự lãnh đạo sang suốt của Đảng, với đường lối kháng chiến đúng đắn và sáng tạo. B. Sự đồng tình, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác, của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. C. Tinh thần đoàn kết trong liên minh chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương. D. Xây dựng được căn cứ hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt. Câu 8. “ Đồng khởi” có nghĩa là: A. Đồng tâm hiệp lực khởi nghĩa. B. Đồng lòng đứng dậy khởi nghĩa. C. Đồng sức đứng dậy khởi nghĩa D. Đồng loạt đứng dậy khởi nghĩa. Trang 1
  2. Câu 9. Chiến thắng mở đầu cho cao trào "Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngũy mà diệt"? A. Chiến thắng Ba Gia. B. Chiến thắng Chu Lai. C. Chiến thắng Vạn Tường. D. Chiến thắng Bình Giã. Câu 10. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2 – 1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên mới là A. Đảng Lao động Đông Dương. B. Đảng Lao động Việt Nam. C. Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Đảng Cộng sản Đông Dương. Câu 11. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, để giải quyết nạn mù chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào nào? A. Thi đua “Dạy tốt, học tốt”. B. Cải cách giáo dục. C. Bình dân học vụ. D. Bổ túc văn hóa. Câu 12. Là mốc thời gian đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng, có tác dụng thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi. Đó là ý nghĩa của sự kiện nào? A. Đại Hội lần thứ hai của Đảng (2/1951). B. Hội nghị thành lập Đảng (3/2/1930). C. Đại hội lần thứ nhất của Đảng (1935). D. Hội nghị lần thứ nhất của Đảng (10/1930). Câu 13. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Biên giới thu- đông năm 1950 là A. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Rơve. B. Khai thông con đường liên lạc quốc tế. C. Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc. D. Ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. Câu 14. Là mốc thời gian đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng, có tác dụng thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi. Đó là ý nghĩa của sự kiện nào? A. Hội nghị thành lập Đảng (3/2/1930). B. Đại Hội lần thứ hai của Đảng (2/1951). C. Đại hội lần thứ nhất của Đảng (1935). D. Hội nghị lần thứ nhất của Đảng (10/1930). Câu 15. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của ta là: A. Trường kì,tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. B. Toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. C. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. D. Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. Câu 16. Nội dung nào sau đây không phải là ngyên nhân chủ quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)? A. Xây dựng được căn cứ hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt. B. Lực lượng vũ trang 3 thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh. C. Sự lãnh đạo sang suốt của Đảng, với đường lối kháng chiến đúng đắn và sáng tạo. D. Liên minh chiến đấu chống Pháp giữa nhân dân 3 nước Đông Dương. Câu 17. Ai là tác giả của Luận cương chính trị (10-1930)? A. Nguyễn Ái Quốc. B. Lê Hồng Phong. C. Trần Phú. D. Nguyễn Văn Cừ. Câu 18. Vị trí nào được Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam chọn làm điểm mở đầu của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950? A. Thất Khê. B. Na Sầm. C. Cao Bằng. D. Đông Khê. Câu 19. Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu đã được tập hợp lại và in thành sách A. “Đường Kách mệnh”. B. “Nhà nước và Cách mạng”. C. “Vấn đề dân cày”. D. “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Câu 20. Cuộc tiến công chiến lược giải phóng Kon Tum (2/1954) chia làm mấy bước? A. 4 Bước. B. 5 bước. C. 3 bước. D. 2 bước. Câu 21. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập thời gian nào? Trang 2
  3. A. Ngày 2-9-1945. B. Ngày 19-8-1945. C. Ngày 2-9-1944. D. Ngày 28-1-1945. Câu 22. Lực lượng chủ yếu của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là: A. Công nhân và nông dân. B. Tư sản và công nhân. C. Nông dân, trí thức và tư sản. D. Công nhân, nông dân và trí thức. Câu 23. Tại sao Pháp lại chọn đô thị làm điểm mở đầu cuộc chiến tranh ở Việt Nam cuối năm 1946? A. Do lực lượng của Pháp chủ yếu chiếm đóng ở đô thị. B. Do đô thị là nơi thực dân Pháp có thể “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.” C. Do đô thị là nơi tập trung các cơ quan đầu não của Việt Nam. D. Do lực lượng phòng vệ của Việt Nam trong các đô thị mỏng. Câu 24. Đại hội Quốc dân (tháng 8/1945) đã chọn ca khúc nào dưới đây làm quốc ca của Việt Nam? A. Đất nước tôi. B. Tiến lên Việt Nam. C. Tiến quân ca. D. Xin chào Việt Nam. Câu 25. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào Đồng Khởi là gì? A. Giáng một đòn mạnh mẽ vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam. B. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. C. Chứng tỏ lực lượng cách mạng của ta đã phát triển mạnh. D. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Câu 26. Tại sao trong kế hoạch Rơve, thực dân Pháp lại phải tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4? A. Để ngăn chặn sự liên lạc giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa. B. Để cô lập Việt Bắc, tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta. C. Để mở rộng phạm vi chiếm đóng của quân Pháp. D. Để ngăn chăn sự chi viện từ liên khu 3 - 4 cho Việt Bắc. Câu 27. Chiến thắng nào tạo thời cơ thuận lợi để tiến lên giải phóng thị xã và toàn tỉnh Kon Tum(2/1954)? A. Chiến thắng Măng Búk. B. Chiến thắng Đắk Tô. C. Chiến thắng Măng Đen. D. Chiến thắng Konpraih. Câu 28. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954? A. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương. B. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp. C. Đập tan kế hoạch Na-va và mọi ý đồ xâm lược của Pháp-Mỹ. D. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước. II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm): Câu 29 (2,0đ). Trình bày điểm khác nhau cơ bản (lực lượng tham chiến, cách thức tiến hành) giữa chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam. Câu 30 (1,0đ). Tư tưởng toàn dân, toàn diện, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đã được Đảng ta kế thừa và phát huy như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay? BÀI LÀM Trang 3
  4. Trang 4
  5. Trang 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2