intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Bắc Trà My” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Bắc Trà My

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NĂM HỌC 2023-2024 MÔN LỊCH SỬ 9 Tên CÂU Tổng chủ đề HỎI THEO MỨC ĐỘ NHẬ N THỨ C Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Việt Nam - Trình bày được - Hiểu nội dung - Rút ra từ cuối âm mưu của Pháp cơ bản của kế được bài học năm 1946 sau chiến dịch hoạch quân sự Na kinh nghiệm đến năm Việt Bắc, chủ – va. từ chiến 1954 trương của ta, - Phương châm thắng Điện diễn biến, kết quả chiến lược của ta Biên Phủ của chiến dịch trong Đông Xuân năm 1954. Biên giới thu – 1953-1954. đông năm 1950 - Trình bày được - Trình bày được diễn biến chính, nội dung, ý nghĩa (nội dung) kết quả, của Đại hội đại ý nghĩa của Chiến biểu lần thứ II của dịch lịch sử Điện Đảng. Biên Phủ (1954). Số câu 6 2 1 1 10 Số 2 0,66 2đ 1 5,66 điểm 20% 6,6% 20% 10% 56,6% Tỉ lệ Việt Nam - Biết được nét - Hiểu được âm - So sánh từ năm chính tình hình mưu và thủ đoạn “Chiến tranh 1954 đến nước ta sau Hiệp của Mĩ trong đặc biệt” và năm 1975 định Giơ-ne-vơ chiến lược "Việt “Chiến tranh năm 1954 về Nam hoá chiến cục bộ” của Đông Dương. tranh" và "Đông Mĩ ở miền - Trình bày được Dương hoá chiến Nam Việt hoàn cảnh, diễn tranh". Nam. biến, kết quả, ý nghĩa của phong
  2. trào “Đồng Khởi” 1959-1960) Số câu 6 1 1 8 Số 2 0,33 2 4,33 điểm 20% 3,3% 20 43,3% Tỉ lệ Tổng câu 12 4 1 1 18 Số điểm 4 3 2 1 10 Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100% Giáo viên duyệt đề Giáo viên ra đề Hiệu trưởng BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN LỊCH SỬ 9 Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Mức độ cao - Trình bày được - Hiểu nội dung cơ - Rút ra âm mưu của Pháp bản của kế hoạch được bài sau chiến dịch quân sự Na – va. học kinh Việt Bắc, chủ -Hiểu được phương nghiệm từ trương của ta, châm chiến lược của chiến Việt Nam từ cuối diễn biến, kết quả ta trong Đông Xuân tháng của năm 1946 đến của chiến dịch 1953-1954. chiến dịch năm 1954 Biên giới thu – - Trình bày được diễn Điện Biên đông năm 1950. biến chính, (nội dung) Phủ năm - Trình bày được kết quả, ý nghĩa của 1954. nội dung của Đai Chiến dịch lịch sử hội đại biểu lần Điện Biên Phủ (1954). thứ II của Đảng. Số câu: 4 6 3 1
  3. - Biết được tình - Hiểu được âm mưu - So sánh hình nước ta sau và thủ đoạn của Mĩ “Chiến tranh Hiệp định Giơ- trong chiến lược đặc biệt” và ne-vơ năm 1954 "Việt Nam hoá “Chiến tranh Việt Nam từ về Đông Dương. chiến tranh" và cục bộ” của năm 1954 đến -Trình bày được "Đông Dương hoá Mĩ ở miền năm 1975 hoàn cảnh, diễn chiến tranh". Nam Việt biến, kết quả, ý Nam. nghĩa của phong trào “Đồng Khởi” 1959-1960). Số câu: 7 6 1 1 Giáo viên duyệt đề Giáo viên ra đề Hiệu trưởng PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NĂM HỌC: 2023 - 2024 MY MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 9 TRƯỜNG THCS HUỲNH Thời gian: 45 phút (Không kể giao đề) THÚC KHÁNG Họ và tên:………………………………Lớp…………….Ngày kiểm tra:…………………………. Điểm Nhận xét của giáo viên I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu sau và ghi vào giấy bài làm. Câu 1. Năm 1950 thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve nhằm mục đích gì? A. Khoá cửa biên giới Việt-Trung. Mở cuộc tiến công quy mô lớn vào Việt Bắc. B. Cô lập Việt Bắc. Mở một cuộc tiến công quy mô lớn vào căn cứ địa Việt Bắc. C. Cô lập Việt Bắc. Thiết lập hành lang Đông-Tây (từ Hải Phòng đến Sơn La).
  4. D. Khoá cửa biên giới Việt-Trung, cô lập Việt Bắc, thiết lập hành lang Đông-Tây (từ Hải Phòng đến Sơn La). Câu 2. Trong chiến dịch Biên giới, trận đánh nào ác liệt và có ý nghĩa nhất? A. Đông Khê. B. Phục kích đánh địch trên đường số 4. C. Thất Khê. D. Phục kích đánh địch từ Cao Bằng rút chạy. Câu 3. Kết quả lớn nhất của ta trong chiến dịch Biên giới 1950 là gì? A. Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 quân địch. B. Hành lang Đông-Tây bị chọc thủng ở Hoà Bình C. Bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc. Kế hoạch Rơve của Pháp bị phá sản. D. Giải phóng vùng biên giới Việt Trung dài 750 km từ Cao Bằng đến Đình Lập. Câu 4. Thắng lợi này chứng minh sự trưởng thành của quân đội ta và cuộc kháng chiến từ thế phòng ngự sang thế tiến công. Đó là ý nghĩa lịch sử của chiến dịch nào? A. Chiến dịch Việt Bắc 1947. B. Chiến dịch Biên giới 1950. C. Chiến dịch Tây Bắc 1952. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Câu 5. Đại hội Đảng lần thứ II quyết định Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là A. Đảng Lao động Việt Nam. . B. Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Đảng Cộng sản Đông Dương. D. Đảng Cộng sản Liên đoàn. Câu 6. Ai được bầu làm Tổng bí thư của Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ II? A. Trường Chinh. B. Phạm Văn Đồng. C. Hồ Chí Minh. D. Trần Phú. Câu 7. Nội dung cơ bản trong bước I của kế hoạch quân sự Na-va là gì? A. Phòng ngự chiến lược ở 2 miền Nam - Bắc. B. Tấn công chiến lược ở 2 miền Nam - Bắc. C. Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bắc. D. Phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam. Câu 8. Nội dung nào sau đây thuộc về chủ trương của ta trong Đông - Xuân 1953 - 1954? A. Trong vòng 18 tháng chuyển bại thành thắng. B. Tránh giao chiến ở phía Bắc với địch để chuẩn bị đàm phán. C. Giành thắng lợi nhanh chóng về quân sự trong Đông - Xuân 1953 – 1954. D. Tập trung tiến công vào những hướng chiến lược quan trọng mà địch tương đối yếu. Câu 9. Nhiệm vụ chính của Miền Bắc từ sau năm 1954 là gì? A. Giúp đỡ cách mạng miền Nam để tiến tới thống nhất đất nước. B. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. Tiếp tục Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến tới thống nhất nước nhà. D. Xây dựng xã hội chủ nghĩa, đưa miền Bắc tiến nhanh trên con đường XHCN. Câu 10. Để hoàn thành nhiệm vụ chung, vai trò của cách mạng miền Nam là gì? A. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò quyết định nhất. B. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò quyết định trực tiếp nhất. C. Miền Nam là tiền tuyến, làm hậu thuẫn cho cách mạng miền Bắc. D. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò bảo vệ cách mạng XHCN ở miền Bắc. Câu 11. Kết quả lớn nhất của cải cách ruộng đất ở miền Bắc là gì? A. Thực hiện được “Người cày có ruộng”.
  5. B. Bộ mặt nông thôn Miền Bắc đã thay đổi. C. Tịch thu được toàn bộ ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân. D. Giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ, giai cấp nông dân được giải phóng. Câu 12. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào Đồng Khởi là gì? A. Giáng một đòn mạnh mẽ vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam. B. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. C. Chứng tỏ lực lượng cách mạng của ta đã phát triển mạnh. D. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Câu 13. Nội dung nào không phản ánh chính xác tình hình Việt Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương năm 1954? A. Tổng tuyển cử thống nhất không được thi hành. B. Pháp rút khỏi miền Bắc nhưng phá hoại các cơ sở kinh tế của Việt Nam. C. Mĩ thay thế Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam. D. Pháp rút quân khỏi Việt Nam. Viêt Nam tiến hành Tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Câu 14. ‘‘Đồng khởi” có nghĩa là A. đồng lòng đứng dậy khởi nghĩa. B. đồng sức đứng dậy khởi nghĩa. C. đồng loạt đứng dậy khởi nghĩa. D. đồng tâm hiệp lực khởi nghĩa. Câu 15. Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam từ những năm 1954 -1959 diễn ra dưới hình thức nào? A. Biểu tình. B. Đấu tranh chính trị. C. Đấu tranh vũ trang. D. Chính trị kết hợp vũ trang. II. Phần tự luận (5điểm) Câu 1. (2 điểm) Trình bày được diễn biến chính, (nội dung) kết quả, ý nghĩa của Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954) Câu 2. (2 điểm) So sánh “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam. Câu 3. (1 điểm) Từ thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, Em có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? …….Hết……
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 9 A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Mỗi câu đúng đạt 0,33 điểm. 3 câu được 1 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐA D A C B A A D D B B D D D C B
  7. II. TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 – Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ ngày 13 - 3 - 1954 đến 0,25 (2đ) hết ngày 7 - 5 - 195, chia làm 3 đợt: + Đợt 1, quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và 0,25 toàn bộ phân khu Bắc. + Đợt 2, quân ta tiến công tiêu diệt các cứ điểm phía đông phân 0,25 khu Trung tâm. + Đợt 3, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm còn lại ở phân 0,25 khu Trung tâm và phân khu Nam. Chiều 7 - 5, tướng Đờ Ca-xtơ- ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch đầu hàng. – Kết quả: Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 16 200 địch, bắn rơi 0,5 và phá huỷ 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh. – Ý nghĩa: làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại 0,5 hoà bình ở Đông Dương. 2 * Giống nhau: (2,0đ) – Hai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” đều là chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mĩ, 0,5 nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ. * Khác nhau: – Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền 0,25 Nam. – Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam và mở rộng chiến tranh không quân và hải quân bắn phá 0,25 miền Bắc. – Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” được tiến hành bằng quân 0,5 đội tay sai, do “Cố vấn” Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ. – Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành bằng lực 0,5 lượng quân đội Mĩ, do quân đồng minh và quân đội Sài Gòn, trong đó Mĩ giữ vai trò quan trọng, không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị.
  8. 3 Với thắng lợi của chiến dịch Điên Biên Phủ, có thể rút ra (1,0đ) những bài học kinh nghiệm quý báu sau: – xác định đường lối kháng chiến đúng đắn, tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, vừa kháng chiến vừa kiến 0,25 quốc tạo nên sức mạnh tổng hợp chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. – xây dựng sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy 0,25 tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. – phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, sáng tạo, 0.25 tìm tòi, xác định đúng đường lối cách mạng và nghệ thuật quân sự Việt Nam. 0,25 – kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sự ủng hộ, giúp đỡ của bè bạn quốc tế. (Lưu ý: Học sinh có thể nêu cách khác nhưng đảm bảo nội dung thì vẫn ghi điểm tối đa) Tôi cam kết tính bảo mật, tính khách quan và tính chính xác của đề kiểm tra Giáo viên duyệt đề Giáo viên ra đề
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2