intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến

  1. TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ: A I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn một ý đúng trong các câu sau và ghi chữ cái ở đầu câu vào giấy làm bài. Câu 1: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là A. Đảng Lao động Việt Nam. B. Đảng Cộng sản Đông Dương. C. Đảng Lao động Đông Dương. D. Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 2: Để bồi dưỡng sức dân trước hết là nông dân, đầu năm 1953 Đảng và Chính phủ đã A. chấn chỉnh chế độ thuế khoá. B. xây dựng nền tài chính, ngân hàng, thương nghiệp. C. vận động lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm. D. phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất. Câu 3: Đâu không phải là mục tiêu mà Trung ương Đảng và Chính phủ mở chiến dịch Biên giới 1950? A. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch. B. Khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới. C. Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến. D. Làm phá sản âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” của thực dân Pháp. Câu 4: Từ thu - đông 1954, hướng tiến công của quân Pháp theo kế hoạch Nava là A. chuyển hướng tiến công ra Bắc Bộ. B. chuyển hướng tiến công lên Tây Nguyên. C. chuyển hướng tiến công lên Bắc Đông Dương. D. tiếp tục tiến công ở Trung Bộ và Nam Đông Dương. Câu 5: Cuộc Tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 ta buộc địch phân tán lực lượng ở A. Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Thà Khẹt, Luông Phra-bang. B. Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Kon Tum, Luông Phra-bang. C. Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông Phra-bang, Plây-ku. D. Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Tây Nguyên, Luông Phra-bang. Câu 6: Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 là A. từ khi Nhật giao Đông Dương cho quân Trung Hoa Dân quốc. B. từ khi thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược trở lại Việt Nam. C. từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. D. từ trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Câu 7: Phong trào Đồng Khởi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam vì A. làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. B. làm phá sản chiến lược “chiến tranh đơn phương” của đế quốc Mĩ. C. phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở miền Nam Việt Nam. D. chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Câu 8: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) xác định cách mạng miền Bắc A. có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. B. có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. C. có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. D. có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
  2. Câu 9: Chiến thắng Vạn Tường đã mở đầu cao trào A. “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công”. B. “Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt”. C. “Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào”. D. “Chống bình định, phá ấp chiến lược”. Câu 10: Chiến thắng chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” là A. chiến thắng Ấp Bắc (1963). B. chiến thắng Núi Thành (1965). C. chiến thắng Vạn Tường (1965). D. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 11: (2.0 điểm) Phân tích ý nghĩa của cuộc chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947? Câu 12: (2.0 điểm) Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) và chiến tranh cục bộ (1965-1968) của đế quốc Mĩ có điểm gì giống và khác nhau? Câu 13: (1.0 điểm) Cho biết những bài học kinh nghiệm trong quá trình đấu tranh, bảo vệ và xây dựng tổ quốc hiện nay? ----------------------------------- HẾT ----------------------------------- ( Lưu ý: HS làm bài trên giấy thi, không được làm bài trên đề thi)
  3. TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ: B I. TRẮC NGHIỆM. (5.0 điểm) Chọn một ý đúng trong các câu sau và ghi chữ cái ở đầu câu vào giấy làm bài. Câu 1: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951) đã bầu Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị do A. Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Trường Chinh làm Tổng Bí thư. B. Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Nguyễn Văn Cừ làm Tổng Bí thư. B. Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí thư. D. Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư. Câu 2: Cải cách giáo dục ở Việt Nam từ năm 1950 thực hiện theo phương châm là A. phục vụ dân sinh, phục vụ đời sống, phục vụ dân tộc. B. phục vụ kháng chiến, phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh. C. phục vụ sản xuất, phục vụ kháng chiến, phục vụ đời sống. D. phục vụ dân tộc, phục vụ dân sinh, phục vụ kháng chiến. Câu 3: Đâu không phải là nội dung của Kế hoạch Rơ-ve do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện? A. Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4. B. Thiết lập “Hành lang Đông- Tây” (Hải Phòng- Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La). C. Chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc lần 2 để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. D. Gấp rút tập trung quân Âu - Phi để xây dựng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh. Câu 4: Hướng tiến công chiến lược của Nava trong thu - đông 1953 và xuân 1954 là A. Trung Bộ và Nam Bộ. B. Trung Bộ và Nam Đông Dương. C. Bắc Bộ và Nam Đông Dương. D. Bắc Bộ và Bắc Đông Dương. Câu 5: Phương châm tác chiến của ta trong Đông - xuân 1953-1954 là A. “Cơ động, chủ động, đánh chắc, thắng chắc”. B. “Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”. C. “Tích cực, chủ động, linh hoạt, đánh nhanh, thắng nhanh”. D. “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh ăn chắc, đánh chắc thắng”. Câu 6: Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 là A. từ khi thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược trở lại Việt Nam. B. từ khi Nhật giao Đông Dương cho quân Trung Hoa Dân quốc. C. từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. D. từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi Pháp bị đảo chính trên toàn Đông Dương. Câu 7: Sự kiện đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công là A. Phong trào "Đồng khởi" 1960. B. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi). C. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. D. Cuộc biểu tình của 70 vạn quần chúng Sài Gòn vào ngày 16-6-1963. Câu 8: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) xác định cách mạng miền Nam A. có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. B. có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. C. có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
  4. D. có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. Câu 9: Âm mưu cơ bản của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là A. “rút dần quân Mĩ về nước”. B. “dùng người Việt đánh người Việt”. C. “đề cao học thuyết Ních-Xơn”. D. “tận dụng quân đội đồng minh của Mĩ”. Câu 10: Cuộc tiến công của quân dân miền Nam buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược là A. Tiến công chiến lược năm 1972. B. Điện Biên Phủ trên không năm 1972. C. Cuộc phản công Lam Sơn 719 năm 1971. D. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân 1968. II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 11: (2.0 điểm) Phân tích ý nghĩa của cuộc chiến đấu thắng lợi ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16? Câu 12: (2.0 điểm) Chiến tranh cục bộ (1965-1968) và Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973) của đế quốc Mĩ có điểm gì giống và khác nhau? Câu 13: (1.0 điểm) Cho biết những bài học kinh nghiệm trong quá trình đấu tranh, bảo vệ và xây dựng tổ quốc hiện nay? ----------------------------------- HẾT ----------------------------------- ( Lưu ý: HS làm bài trên giấy thi, không được làm bài trên đề thi)
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2023-2024 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 9 ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm) HS làm đúng mỗi câu đạt 0,5 đ Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trả lời A D D A C C D B B C II. TỰ LUẬN: (5.0 ĐIỂM) Nội dung Điểm Câu 11: (2.0 điểm) Ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 - Đây là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của ta giành được thắng lợi trong kháng chiến 0.5 chống Pháp. - Căn cứ Việt Bắc vẫn được giữ vững, bộ đội chủ lực ngày càng trưởng thành. 0.5 - Làm thất bại âm mưu “Đánh nhanh thắng nhanh” buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài 0.5 với ta. - Ta có thêm điều kiện để xây dựng và phát triển lực lượng kháng chiến. 0.5 Câu 12: (2.0 điểm) Giống nhau: - Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân theo kiểu mới, nhằm biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ. Đều thực hiện âm mưu chống lại cách mạng và nhân dân 0.5 miền Nam. Khác nhau: Chiến tranh đặc biệt 1961-1965 Chiến tranh cục bộ 1965-1968 0.5 Lực lượng Tiến hành bằng quân Mỹ, quân đồng minh, Tiến hành bằng quân đội tay sai, quân đội Sài Gòn. Quân Mỹ giữ vai trò quan do cố vấn Mỹ chỉ huy. trọng. Âm mưu, “Dùng người Việt đánh người 0.5 Thực hiện chiến lược hai gọng kìm "tìm Thủ đoạn Việt” diệt" và "bình định". "Ấp chiến lược được coi như Thực hiện chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. "xương sống" 0.5 Quy mô, Toàn lãnh thổ Việt Nam. Ở miền Nam Việt Nam . tính chất Tính chất ác liệt hơn. Câu 13: (1.0 điểm) Cho biết những bài học kinh nghiệm trong quá trình đấu tranh, bảo vệ và xây dựng tổ quốc hiện nay? - Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.. 0.25 - Củng cố và tăng cường khối đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế. 0.25 - Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam 0.25 - Luôn luôn củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân... 0.25
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2023-2024 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 9 ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm) HS làm đúng mỗi câu đạt 0,5 đ Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trả lời A B D B D C A C B D II. TỰ LUẬN: (5.0 ĐIỂM) Nội dung Điểm Câu 11: (2.0 điểm) Ý nghĩa của cuộc chiến đấu thắng lợi ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 - Làm tiêu hao sinh lực địch, giam chân chúng trong thành phố. 0.5 - Tạo điều kiện cho cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta chuyển lên Việt Bắc an toàn. 0.5 - Tạo ra thế trận cho chiến tranh nhân dân, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài, toàn dân, toàn 0.5 diện. 0.5 - Chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu bị phá sản. Câu 12: (2.0 điểm) Giống nhau: - Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân theo kiểu mới, nhằm biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ. Đều tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. 0.5 Khác nhau: Chiến tranh cục bộ 1965-1968 Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973) Lực lượng Tiến hành bằng quân Mỹ, quân Tiến hành bằng quân đội Sài Gòn chủ yếu, đồng minh, quân đội Sài Gòn. phối hợp hỏa lực và không quân do cố vấn Mỹ 0.5 Quân Mỹ giữ vai trò quan trọng. chỉ huy. Âm mưu, Thực hiện chiến lược hai gọng Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 2 và mở Thủ đoạn kìm "tìm diệt" và "bình định". 0.5 rộng chiến tranh Đông Dương hóa chiến tranh, Thực hiện chiến tranh phá hoại ở đẩy mạnh xâm lược Lào và Campuchia. miền Bắc Quy mô, Toàn lãnh thổ Việt Nam. Mở rộng ra cả Đông Dương. tính chất Tính chất ác liệt hơn. 0.5 Câu 13: (1.0 điểm) Cho biết những bài học kinh nghiệm trong quá trình đấu tranh, bảo vệ và xây dựng tổ quốc hiện nay? 0.25 - Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.. 0.25 - Củng cố và tăng cường khối đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế. 0.25 - Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam 0.25 - Luôn luôn củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2