intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang

  1. SỞ GD&ĐT AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II TRƯỜNG THCS VÀ THPT NĂM HỌC 2023 – 2024 VĨNH NHUẬN Môn : Lịch sử 9 Thời gian làm bài : 45 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ: I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Câu 1. Thuận lợi cơ bản nhất của đất nước sau 1975 là gì? A. Nhân dân phấn khởi với chiến thắng vừa giành được. B. Có miền Bắc XHCN, miền Nam hoàn toàn giải phóng. C. Đất nước đã được độc lập, thống nhất. D. Các nước XHCN tiếp tục ủng hộ ta. Câu 2. Tháng 9/1975, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 24 đã đề ra nhiệm vụ gì? A. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. B. Bầu Ban Dự thảo Hiến pháp. C. Cải tạo xã hội chủ nghĩa. D. Bầu cử Quốc hội thống nhất. Câu 3. Miền Bắc cơ bản hoàn thành nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế vào A. năm 1975. B. năm 1974. C. năm 1976. D. năm 1977. Câu 4. Sự kiện nào là quan trọng nhất trong quá trình thống nhất đất nước về mặt Nhà nước sau 1975? A. Hội nghị Hiệp thương của đại biểu 2 miền Bắc Nam tại Sài Gòn (11/1975). B. Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất kỳ họp đầu tiên (24/6-2/7/1976). C. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước (25/4/1976). D. Đại hội thống nhất Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Câu 5. Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, tình hình chính trị ở hai miền nước ta như thế nào? A. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam nắm quyền lãnh đạo đất nước. B. Mỗi miền tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. C. Đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. D. Đất nước thống nhất, cả nước đi theo chế độ tư bản chủ nghĩa. Câu 6. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới, đó là A. đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. B. miền Bắc tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. C. miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam khắc phục hậu quả chiến tranh. D. thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Câu 7. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, nhân dân ta phải đối đầu trực tiếp với những lực lượng nào để bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc? A. Quân xâm lược Mĩ và Ngụy quyền Sài Gòn. B. Tập đoàn Pôn Pốt (Cam-pu-chia) và cuộc tiến công biên giới phía Bắc của Trung Quốc. C. Ngụy quyền Sài Gòn và cuộc tiến công biên giới phía Bắc của Trung Quốc. D. Ngụy quyền Sài Gòn và tập đoàn Pôn Pốt (Cam-pu-chia).
  2. Câu 8. Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương Chính trị thống nhất đất nước tại Sài Gòn, đã nhất trí hoàn toàn các vấn đề gì? A. Quốc kỳ là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca. B. Chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. C. Lấy tên nước là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. D. Đổi tên Thành phố Sài Gòn - Gia Định là TP. Hồ Chí Minh. Câu 9. Điểm nào không phải là thành tựu chủ yếu của kế hoạch nhà nước 5 năm (1981-1985)? A. Sản xuất lương thực tăng bình quân từ 13,4 triệu tấn trong thời kỳ 1976 - 1980 lên đến 17 triệu tấn. B. Hoàn thành hàng trăm công trình tương đối lớn. C. Thu nhập quốc dân tăng bình quân hàng năm là 6,4 % so với 0,4 % trong thời kỳ 1976- 1980. D. Về cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Câu 10. Tình hình nông nghiệp và công nghiệp nước ta trong kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 – 1985) như thế nào? A. Giữ nguyên mức sản xuất như 5 năm trước (1976 – 1980). B. Chặn được đà giảm sút của 5 năm trước (1976 – 1980) và có bước phát triển. C. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp giảm sút so với 5 năm trước (1976 – 1980). D. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Câu 11. Kế hoạch giải phóng miền Nam được Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra trong 2 năm, đó là 2 năm nào? A. 1972 và 1973. B. 1973 và 1974. C. 1974 và 1975. D. 1975 và 1976. Câu 12. Sự kiện nào đánh dấu Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng ? A. Chính phủ Trung ương Sài Gòn bị bắt. B. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. C. Xe tăng ta tiến vào Dinh Độc Lập. D. Cờ cách mạng cắm trên Phủ Tổng thống. Câu 13. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ quân đội hai bên phải ngừng bắn, tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực trong thời gian A. 400 ngày. B. 300 ngày. C. 200 ngày. D. 100 ngày. Câu 14. Cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước? A. Có vai trò quyết định trực tiếp. B. Có vai trò quan trọng nhất. C. Có vai trò quyết định nhất. D. Có vai trò cơ bản nhất. Câu 15. Mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt” trên khắp chiến trường miền Nam là ý nghĩa của chiến thắng nào? A. Vạn Tường. B. Mùa khô 1966-1967.
  3. C. Mùa khô 1965 - 1966. D. Ấp Bắc. Câu 16. Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Pa-ri năm 1973 như thế nào? A. Đất nước hoàn toàn độc lập, quân Mĩ rút khỏi nước ta cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. B. Mĩ dồn toàn lực mở cuộc tấn công quy mô lớn trên toàn chiến trường miền Nam. C. Miền Bắc tiếp tục chống chiến tranh phá hoại cuả đế quốc Mĩ, vừa làm nhiệm vụ hậu phương chi viện cho tiền tuyến miền Nam. D. Quân Mĩ rút khỏi nước ta, làm thay đổi so sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng. Miền Bắc trở lại hòa bình, ra sức chi viện cho tiền tuyến miền Nam. II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Trình bày diễn biến và ý nghĩa cuộc tiến công của quân ta trong chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950. Câu 2. (2,0 điểm) Em hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược "Chiến tranh cục bộ" và "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ ở miền Nam Việt Nam? Câu 3. (1,0 điểm) Cho biết những bài học kinh nghiệm trong quá trình đấu tranh, bảo vệ và xây dựng tổ quốc từ 1919 đến nay? ---------- HẾT--------- Lưu ý: Đề kiểm tra có.… trang, …. SỞ GD&ĐT AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II TRƯỜNG THCS VÀ THPT NĂM HỌC 2023 – 2024 VĨNH NHUẬN Môn : Lịch sử 9 Thời gian làm bài : 45 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ: I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Câu 1. Khó khăn cơ bản nhất của đất nước sau 1975 là gì? A. Hậu quả của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới Mĩ để lại rất nặng nề. B. Nền kinh tế nông nghiệp vẫn còn lạc hậu. C. Số người mù chữ số người thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao. D. Bọn phản động trong nước vẫn còn. Câu 2. Nhiệm vụ trọng tâm của miền Bắc sau năm 1975 là gì? A. Tiếp tục làm nhiệm vụ căn cứ địa cách mạng của cả nước. B. Hàn gắn vết thương chiến tranh. C. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa. D. Tiếp tục làm nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Cam-pu-chia. Câu 3. Ở miền Nam, chính quyền cách mạng giải quyết vấn đề ruộng đất như thế nào? A. Điều chỉnh ruộng đất trong nội bộ nông dân. B. Tiến hành cải cách ruộng đất. C. Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân. D. Chia bình quân ruộng đất.
  4. Câu 4. Để đáp ứng nhu cầu cấp bách trước mắt và lâu của nhân dân chính quyền cách mạng chú trọng vào lĩnh vực sản xuất nào? A. Thương mại. B. Nông nghiệp. C. Thủ công nghiệp. D. Công nghiệp. Câu 5. Quốc hội thống nhất cả nước là Quốc hội khóa mấy? A. Khóa IV. B. Khóa VI. C. Khóa V. D. Khóa VII. Câu 6. Đại hội Đảng toàn quốc lần tứ IV (12/1976) đã đề ra đường lối gì? A. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. B. Xây dựng CNXH trong phạm vi cả nước. C. Cải tạo quan hệ sản xuất. D. Xây dựng bước đầu cơ sở vật chất của CNXH. Câu 7. Ý nào dưới đây không phải là quyết định được đưa ra tại kì họp đầu tiên Quốc hội khóa IV? A. Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nhà nước, bầu Ban dự thảo Hiến pháp. B. Quyết định Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn – Gia Định đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh. C. Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1980). D. Thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất. Câu 8. Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm (1976 – 1980) là gì? A. Khôi phục và phát triển kinh tế. B. Cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. C. Vừa xây dựng đất nước vừa cải tạo quan hệ sản xuất. D. Xây dựng nền văn hóa mới. Câu 9. Đại hội lần thứ mấy của Đảng đề ra phương hướng, nhiệm vụ mục tiêu của Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 – 1985)? A. Đại hội V. B. Đại hội IV. C. Đại hội VI. D. Đại hội VII. Câu 10. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội trong điều kiện như thế nào? A. Đất nước đã hòa bình. B. Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng. C. Đất nước độc lập, thống nhất. D. Miền Bắc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Câu 11. Thắng lợi tiêu biểu nhất trong các hoạt động quân sự Đông Xuân 1974 – 1975 là A. chiến dịch Tây Nguyên. B. đánh bại cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của Mĩ – Ngụy. C. chiến thắng Đường 9 – Nam Lào. D. chiến dịch Đường 14 – Phước Long. Câu 12. Ta mở hoạt động quân sự đông xuân vào cuối 1974 đầu 1975, trọng tâm là
  5. A. mặt trận Trị - Thiên. B. Trung bộ và khu V. C. đồng bằng Nam bộ và Nam Trung bộ. D. đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ. Câu 13. „„Đồng khởi” có nghĩa là A. đồng loạt đứng dậy khởi nghĩa. B. đồng sức đứng dậy khởi nghĩa. C. đồng lòng đứng dậy khởi nghĩa. D. đồng tâm hiệp lực khởi nghĩa. Câu 14. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) chứng tỏ điều gì? A. Quân Viễn chinh Mĩ đã mất khả năng chiến đấu. B. Cách mạng miền Nam đã giành thắng lợi trong việc đánh bại “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ. C. Lực lượng vũ trang miền Nam đã trưởng thành nhanh chóng. D. Lực lượng vũ trang miền Nam đủ sức đương đầu và đánh bại quân Viễn chinh Mĩ. Câu 15. Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong giai đoạn 1965-1968 tác động mạnh nhất đến nhân dân Mĩ? A. Chiến thắng mùa khô (1965-1966). B. Chiến thắng mùa khô (1966-1967). C. Trận Vạn Tường (18/8/1965). D. Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968). Câu 16. Âm mưu thâm độc nhất của Mĩ sau Hiệp định Pari? A. Lập bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. B. Rút quân Đồng minh về nước. C. Giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự. D. Rút quân Mĩ về nước. II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới Thu – Đông 1950? Câu 2. (2,0 điểm) Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì giống và khác nhau? Câu 3. (1,0 điểm) Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975). ---------- HẾT--------- Lưu ý: Đề kiểm tra có.… trang, ….
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2