Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Ngô Gia Tự, Long Biên
lượt xem 1
download
“Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Ngô Gia Tự, Long Biên” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Ngô Gia Tự, Long Biên
- ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP 6 NĂM HỌC 2023 - 2024 Thời gian làm bài: 60 phút Ngày kiểm tra: 02/05/2024 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: * Phân môn Lịch sử: - Trình bày được những nét chính về khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng. - Giới thiệu được cuộc đấu tranh phát triển văn hóa dân tộc của người Việt thời Bắc thuộc. - Trình bày được những nét chính (nội dung, kết quả) của các cuộc vận động giành quyền tự chủ của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của họ Khúc. - Mô tả được trận chiến Bạch Đằng lịch sử năm 938. - Trình bày được những nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền. - Mô tả được sự thành lập, quá trình phát triển của Vương quốc Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ X. - Trình bày được những thành tựu văn hóa của Vương quốc Chăm Pa. - Kể tên được một số thành tựu văn hóa của cư dân Chăm-pa còn duy trì và tồn tại đến ngày nay. * Phân môn Địa lí: - Nêu được các tầng đất, các thành phần chính của đất. - Trình bày được một số nhân tố hình thành đất. - Trình bày được vị trí, đặc điểm của một số đới thiên nhiên trên Trái Đất. - Trình bày và giải thích được đặc điểm phân bố dân cư thế giới. - Nêu được tác động của thiên nhiên lên hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. - Trình bày được những tác động chủ yếu của loài người lên thiên nhiên trên Trái Đất. 2. Năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn. b. Năng lực đặc thù: * Phân môn Lịch sử: Tìm hiểu lịch sử, tái hiện kiến thức, sự kiện lịch sử, phân tích, đánh giá, tổng hợp các sự kiện, nhận xét, vận dụng các kiến thức đã học. * Phân môn địa lí: - Rèn luyện kĩ năng phát hiện, vận dụng những kiến thức đã học vào bài làm, kĩ năng xác định và trả lời đúng câu hỏi. - Rèn kĩ năng tính toán, nhận xét bảng số liệu về dân cư. 3. Phẩm chất: - Trung thực: học sinh có thái độ nghiêm túc khi làm bài. - Chăm chỉ, yêu thích môn học. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: 50% trắc nghiệm, 50% tự luận.
- III. KHUNG MA TRẬN Nội dung/ Mức độ nhận thức Tổng Chương/ Thông hiểu Vận dụng % TT đơn vị kiến Nhận biết Vận dụng cao chủ đề điểm thức TN TL TN TL TN TL TN TL Phân môn Lịch sử 1. Các cuộc VIỆT đấu tranh 1 NAM TỪ giành lại độc 2TN KHOẢNG lập và bảo vệ THẾ KỈ bản sắc văn 10 % VII 2 TN 1đ hoá của dân TRƯỚC tộc CÔNG NGUYÊN 2. Bước ngoặt 20 % ĐẾN ĐẦU lịch sử ở đầu 2 TN 2 TN 1 TL 2đ THẾ KỈ X thế kỉ X 3. Vương quốc 1 TL 2 TN 1TL 20 % Champa 2đ Tỉ lệ (%) 20% 15% 10% 5% 50% Điểm 2đ 1,5 đ 1đ 0,5 đ 5đ Phân môn Địa lí 1. Lớp đất trên 1TN Trái Đất 2. Sự sống trên ĐẤT VÀ Trái Đất SINH VẬT 3. Rừng nhiệt 15,5% TRÊN đới 1,5 đ TRÁI ĐẤT 4. Sự phân bố 1 các đới thiên 1TN 1TL nhiên trên Trái Đất. 1. Dân số và sự phân bố CON 3TN 1TN 1TL dân cư trên thế NGƯỜI 2 VÀ giới. 2. Mối quan THIÊN NHIÊN hệ giữa con người và thiên 3TN 1TN 1TL 35% nhiên 3,5đ Tỉ lệ (%) 20% 15% 10% 5% 50% Điểm 2đ 1,5 đ 1đ 0,5 đ 5đ Tổng hợp chung Tỉ lệ (%) 40% 30% 20% 10% 100% Điểm 4đ 3đ 2đ 1đ 10 đ
- IV. BẢN ĐẶC TẢ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ Nội dung/ Thông TT Mức độ đánh giá Nhận Vận Vận Chủ đề Đơn vị kiến thức hiểu biết dụng dụng cao Phân môn Lịch sử 1. Các cuộc đấu Nhận biết tranh giành lại – Trình bày được những nét độc lập và bảo vệchính của các cuộc khởi nghĩa bản sắc văn hoá tiêu biểu của nhân dân Việt của dân tộc Nam trong thời kì Bắc thuộc (khởi nghĩa Mai Thúc Loan, 2 TN Phùng Hưng...): Thông hiểu – Nêu được kết quả và ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc (khởi nghĩa Mai Thúc Loan, Phùng 1 Hưng,...). – Giải thích được nguyên VIỆT NAM nhân của các cuộc khởi nghĩa TỪ tiêu biểu của nhân dân Việt KHOẢNG Nam trong thời kì Bắc thuộc THẾ KỈ VII (khởi nghĩa Mai Thúc Loan, TRƯỚC Phùng Hưng,...): CÔNG – Giới thiệu được những nét NGUYÊN ĐẾN ĐẦU chính của cuộc đấu tranh về 2 TN THẾ KỈ X văn hoá và bảo vệ bản sắc văn hoá của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc 2. Bước ngoặt Nhận biết 2TN lịch sử ở đầu thế – Trình bày được những nét kỉ X chính (nội dung, kết quả) về các cuộc vận động giành quyền tự chủ của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của họ Khúc và họ Dương Thông hiểu – Mô tả được những nét chính 1 TN trận chiến Bạch Đằng lịch sử năm 938 – Nêu được ý nghĩa lịch sử 1 TN của chiến thắng Bạch Đằng (938) 1 TL Vận dụng - Nhận xét được những điểm độc đáo trong tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền.
- 3. Vương quốc Nhận biết Champa – Trình bày được những nét 1 TL chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Champa – Nêu được một số thành tựu văn hoá của Champa Thông hiểu – Mô tả được sự thành lập, quá trình phát triển của 2 TN Champa. Vận dụng cao – Liên hệ được một số thành 1 TL tựu văn hoá của Champa có ảnh hưởng đến hiện nay Số câu/ loại câu 4 câu 6 câu 1 câu 1 câu TL TNKQ TNKQ TL 1 câu TL Tỉ lệ % 20% 15% 10% 5%
- Phân môn Địa lí
- – Lớp đất Nhận biết trên Trái Đất. – Nêu được các tầng đất và các Thành phần 1TN thành phần chính của đất. của đất ĐẤT VÀ – Kể được tên và xác định được – Các nhân SINH VẬT tố hình thành trên bản đồ một số nhóm đất điển TRÊN TRÁI đất hình ở vùng nhiệt đới hoặc ở vùng ĐẤT – Một số ôn đới. 1 nhóm đất Vận dụng cao điển hình ở – Vẽ được sơ đồ thể hiện các các đới thiên thành phần chính của đất nhiên trên Trái Đất – Sự sống Nhận biết trên hành -Trình bày được các nhân tố ảnh tinh hưởng đến sự phân bố sinh vật trên Trái Đất. – Sự phân bố Nhận biết các đới thiên - Trình bày được đặc điểm của các nhiên 1TN 1TL đới thiên nhiên trên Trái Đất. – Rừng nhiệt Thông hiểu đới – Trình bày được đặc điểm của rừng nhiệt đới. – Dân số thế Nhận biết giới CON – Trình bày được đặc điểm phân – Sự phân bố 3TN NGƯỜI VÀ bố dân cư trên thế giới. dân cư thế THIÊN Thông hiểu giới NHIÊN 1 TN 2 – Giải thích được đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới Vận dụng cao - Phân tích, nhận xét số liệu về dân 1TL số thế giới qua các năm. -Mối quan hệ Nhận biết giữa con – Trình bày được các tác động của người và 3TN thiên nhiên lên con người và thiên nhiên ngược lại Thông hiểu – Giải thích được đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới. 1 TN Vận dụng – Nêu được các tác động của thiên nhiên lên hoạt động sản xuất và 1TL sinh hoạt của con người và những tác động chủ yếu của loài người lên thiên nhiên Trái Đất (tác động tích cực; tác động tiêu cực). Vận dụng cao - Nêu được những biện pháp chủ yếu để bảo vệ môi trường tự nhiên. Số câu/ loại câu 2 câu 8 câu TNKQ 1 câu 1 câu TNKQ TL 1 câu TL TL Tổng số câu/ loại câu 12 câu 8 câu TN 2 câu TNKQ 2 câu KQ TL
- TL TL UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 -------------------- NĂM HỌC 2023 - 2024 Đề 1 - Mã đề: 101 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề kiểm tra có 02 trang) Ngày kiểm tra: 02/05/2024 A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ I. TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm) Chọn đáp án đúng bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu Câu 1. Người lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh chống quân Đường vào thế kỉ VIII là A. Lý Bí và Triệu Quang Phục. B. Hai Bà Trưng. C. Bà Triệu. D. Mai Thúc Loan và Phùng Hưng. Câu 2. Ai là người lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ và đặt tên nước là Lâm Ấp? A. Mai Thúc Loan. B. Khu Liên. C. Phùng Hưng. D. Triệu Quang Phục. Câu 3. Quân Nam Hán kéo quân vào sông Bạch Đằng lúc A. quân ta chưa đóng xong cọc ngầm. B. thủy triều đang xuống. C. thủy triều đang lên. D. quân ta mới đóng xong một nửa trận địa cọc ngầm. Câu 4. Trong thời Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, đồng thời tiếp thu thêm A. Chữ La-tinh. B. Chữ Chăm cổ. C. Chữ Phạn. D. nhiều lớp từ Hán và chữ Hán. Câu 5. Trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta đã học từ Trung Hoa một số phát minh kĩ thuật nào? A. Đúc đồng, đúc súng. B. Làm giấy, chế tạo đồ thủy tinh.
- C. Làm gốm, đúc đồng. D. Làm la bàn, thuốc súng. Câu 6. Vào khoảng cuối thế kỉ VII, vua Lâm Ấp đổi tên nước thành A. Chân Lạp. B. Tượng Lâm. C. Nhật Nam. D. Chăm-pa. Câu 7. Trước cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ, đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm A. Tiết độ sứ An Nam. B. Thứ sử An Nam. C. Thái úy. D. Thái thú. Câu 8. Sự kiện nào chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc? A. Kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất của Dương Đình Nghệ (năm 930 - 931). B. Kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ hai - Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938). C. Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 931). D. Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 905). Câu 9. Anh hùng dân tộc nào dưới đây được nhân dân suy tôn là là "Bố Cái đại vương"? A. Triệu Quang Phục. B. Lý Nam Đế. C. Phùng Hưng. D. Mai Thúc Loan. Câu 10. Nội dung nào đưới đây không phản ánh đúng về cuộc cải cách của Khúc Hạo? A. Bãi bỏ chức Tiết độ sứ của nhà Đường. B. Lập số hộ khẩu, khai rõ quê quán để quản lí. C. Định lại mức thuế cho công bằng. D. Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ. II. TỰ LUẬN (2,5 điểm) Câu 1 (1 điểm): Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền thể hiện qua những điểm nào? Câu 2 (1,5 điểm): a. Trình bày thành tựu về chữ viết, tín ngưỡng, tôn giáo của Vương quốc Chăm Pa. b. Hãy kể tên hai thành tựu văn hóa của cư dân Chăm-pa còn duy trì và tồn tại đến ngày nay. B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ I. TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm) Chọn đáp án đúng bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu Câu 1. Ở đới nào sau đây thiên nhiên thay đổi theo bốn mùa rõ nét nhất? A. Nhiệt đới. B. Cận nhiệt đới. C. Ôn đới. D. Hàn đới. Câu 2. Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là A. khí hậu. B. địa hình. C. đá mẹ. D. sinh vật. Câu 3. Siêu đô thị Bắc Kinh thuộc quốc gia nào dưới đây? A. Nhật Bản. B. Trung Quốc. C. Hàn Quốc. D. Triều Tiên. Câu 4: Những khu vực nào sau đây tập trung đông dân cư nhất trên thế giới? A. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì. B. Đông Âu, Đông Nam Á, Nam Mĩ. C. Nam Á, Bắc Á, Tây Nam Á, Tây Âu. D. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì. Câu 5: Đô thị hóa tự phát không gây ra hậu quả nào sau đây? A. Ách tắc giao thông đô thị, nhiều bụi. B. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. C. Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị. D. Ô nhiễm môi trường: nước, không khí. Câu 6: Việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào A. trình độ phát triển của mỗi nước. B. số dân của mỗi nước. C. nhu cầu của mỗi nước. D. thị trường xuất khẩu. Câu 7. Ngành kinh tế nào sau đây chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của điều kiện tự nhiên? A. Công nghiệp. B. Thương mại. C. Nông nghiệp. D. Giao thông. Câu 8. Đối với đời sống con người, thiên nhiên không có vai trò nào sau đây? A. Nguồn nguyên liệu sản xuất. B. Bảo vệ mùa màng, nhà cửa. C. Chứa đựng các loại rác thải. D. Cung cấp, lưu trữ thông tin. Câu 9. Các thành phần chính của lớp đất là
- A. không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ. B. cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn. C. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật. D. nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì. Câu 10: Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên vô tận? A. Năng lượng Mặt Trời, không khí. B. Thổ nhưỡng, không khí, địa hình. C. Không khí, khoáng sản và nước. D. Năng lượng Mặt Trời, khoáng sản. II. TỰ LUẬN (2,5 điểm) Câu 1 (1 điểm): Trình bày phạm vi và đặc điểm của đới nóng. Hãy cho biết Việt Nam thuộc đới thiên nhiên nào? Câu 2 (1 điểm): Bằng những kiến thức đã học cùng với hiểu biết của bản thân, em hãy lấy ví dụ chứng minh: a) Thiên nhiên có vai trò rất to lớn đối với sự sống của con người. b) Con người đã tác động lên thiên nhiên làm nhiều nguồn tài nguyên đang bị suy giảm. Câu 3 (0,5 điểm): Cho bảng số liệu sau: Quy mô dân số thế giới qua một số năm Năm Số dân (tỉ người) 1989 5,2 1999 6,0 2009 6,8 2018 7,6 Em hãy nhận xét về quy mô dân số thế giới qua các năm. ------ HẾT ------ UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 -------------------- NĂM HỌC 2023 - 2024 Đề 1 - Mã đề: 102 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề kiểm tra có 02 trang) Ngày kiểm tra: 02/05/2024 A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ I. TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm) Chọn đáp án đúng bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu Câu 1. Nội dung nào đưới đây không phản ánh đúng về cuộc cải cách của Khúc Hạo? A. Bãi bỏ chức Tiết độ sứ của nhà Đường. B. Lập số hộ khẩu, khai rõ quê quán để quản lí. C. Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ. D. Định lại mức thuế cho công bằng. Câu 2. Quân Nam Hán kéo quân vào sông Bạch Đằng lúc A. thủy triều đang lên. B. thủy triều đang xuống. C. quân ta mới đóng xong một nửa trận địa cọc ngầm. D. quân ta chưa đóng xong cọc ngầm. Câu 3. Người lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh chống quân Đường vào thế kỉ VIII là A. Bà Triệu. B. Lý Bí và Triệu Quang Phục. C. Hai Bà Trưng. D. Mai Thúc Loan và Phùng Hưng. Câu 4. Trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta đã học từ Trung Hoa một số phát minh kĩ thuật nào? A. Làm gốm, đúc đồng. B. Làm giấy, chế tạo đồ thủy tinh. C. Đúc đồng, đúc súng. D. Làm la bàn, thuốc súng.
- Câu 5. Ai là người lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ và đặt tên nước là Lâm Ấp? A. Khu Liên. B. Triệu Quang Phục. C. Phùng Hưng. D. Mai Thúc Loan. Câu 6. Anh hùng dân tộc nào dưới đây được nhân dân suy tôn là là "Bố Cái đại vương"? A. Mai Thúc Loan. B. Phùng Hưng. C. Triệu Quang Phục. D. Lý Nam Đế. Câu 7. Sự kiện nào chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc? A. Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 931). B. Kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ hai - Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938). C. Kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất của Dương Đình Nghệ (năm 930 - 931). D. Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 905). Câu 8. Trong thời Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, đồng thời tiếp thu thêm A. Chữ La-tinh. B. Chữ Phạn. C. Chữ Chăm cổ. D. nhiều lớp từ Hán và chữ Hán. Câu 9. Vào khoảng cuối thế kỉ VII, vua Lâm Ấp đổi tên nước thành A. Tượng Lâm. B. Chăm-pa. C. Chân Lạp. D. Nhật Nam. Câu 10. Trước cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ, đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm A. Thái úy. B. Thứ sử An Nam. C. Tiết độ sứ An Nam. D. Thái thú. II. TỰ LUẬN (2,5 điểm) Câu 1 (1 điểm): Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền thể hiện qua những điểm nào? Câu 2 (1,5 điểm): a. Trình bày thành tựu về chữ viết, tín ngưỡng, tôn giáo của Vương quốc Chăm Pa. b. Hãy kể tên hai thành tựu văn hóa của cư dân Chăm-pa còn duy trì và tồn tại đến ngày nay. B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ I. TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm) Chọn đáp án đúng bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu Câu 1. Ngành kinh tế nào sau đây chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của điều kiện tự nhiên? A. Công nghiệp. B. Thương mại. C. Nông nghiệp. D. Giao thông. Câu 2. Nguồn gốc sinh ra thành phần chất hữu cơ trong đất là A. khí hậu. B. địa hình. C. đá mẹ. D. sinh vật. Câu 3. Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây? A. Các trục giao thông. B. Đồng bằng, trung du. C. Ven biển, ven sông. D. Hoang mạc, hải đảo. Câu 4. Việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào A. trình độ phát triển của mỗi nước. B. số dân của mỗi nước. C. nhu cầu của mỗi nước. D. thị trường xuất khẩu. Câu 5. Siêu đô thị Tokyo thuộc quốc gia nào dưới đây? A. Nhật Bản. B. Trung Quốc. C. Hàn Quốc. D. Triều Tiên. Câu 6. Đối với đời sống con người, thiên nhiên không có vai trò nào sau đây? A. Nguồn nguyên liệu sản xuất. B. Bảo vệ mùa màng, nhà cửa. C. Chứa đựng các loại rác thải. D. Cung cấp, lưu trữ thông tin. Câu 7. Đô thị hóa tự phát không gây ra hậu quả nào sau đây? A. Ách tắc giao thông đô thị, nhiều bụi. B. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. C. Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị. D. Ô nhiễm môi trường: nước, không khí. Câu 8. Các thành phần chính của lớp đất là A. không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ. B. cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn.
- C. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật. D. nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì. Câu 9. Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên vô tận? A. Năng lượng Mặt Trời, không khí. B. Thổ nhưỡng, không khí, địa hình. C. Không khí, khoáng sản và nước. D. Năng lượng Mặt Trời, khoáng sản. Câu 10. Ở đới nào sau đây thiên nhiên thay đổi theo bốn mùa rõ nét nhất? A. Nhiệt đới. B. Cận nhiệt đới. C. Ôn đới. D. Hàn đới. II. TỰ LUẬN (2,5 điểm) Câu 1 (1 điểm): Trình bày phạm vi và đặc điểm của đới nóng. Hãy cho biết Việt Nam thuộc đới thiên nhiên nào? Câu 2 (1 điểm): Bằng những kiến thức đã học cùng với hiểu biết của bản thân, em hãy lấy ví dụ chứng minh: a) Thiên nhiên có vai trò rất to lớn đối với sự sống của con người. b) Con người đã tác động lên thiên nhiên làm nhiều nguồn tài nguyên đang bị suy giảm. Câu 3 (0,5 điểm): Cho bảng số liệu sau: Quy mô dân số thế giới qua một số năm Năm Số dân (tỉ người) 1989 5,2 1999 6,0 2009 6,8 2018 7,6 Em hãy nhận xét về quy mô dân số thế giới qua các năm. ------ HẾT ------ UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 -------------------- NĂM HỌC 2023 - 2024 Đề 1 - Mã đề: 103 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề kiểm tra có 02 trang) Ngày kiểm tra: 02/05/2024 A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ I. TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm) Chọn đáp án đúng bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu Câu 1. Vào khoảng cuối thế kỉ VII, vua Lâm Ấp đổi tên nước thành A. Chăm-pa. B. Chân Lạp. C. Nhật Nam. D. Tượng Lâm. Câu 2. Trước cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ, đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm A. Thứ sử An Nam. B. Thái thú. C. Thái úy. D. Tiết độ sứ An Nam. Câu 3. Người lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh chống quân Đường vào thế kỉ VIII là A. Lý Bí và Triệu Quang Phục. B. Bà Triệu. C. Hai Bà Trưng. D. Mai Thúc Loan và Phùng Hưng. Câu 4. Nội dung nào đưới đây không phản ánh đúng về cuộc cải cách của Khúc Hạo? A. Bãi bỏ chức Tiết độ sứ của nhà Đường. B. Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ. C. Lập số hộ khẩu, khai rõ quê quán để quản lí. D. Định lại mức thuế cho công bằng. Câu 5. Sự kiện nào chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc? A. Kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất của Dương Đình Nghệ (năm 930 - 931). B. Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 905).
- C. Kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ hai - Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938). D. Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 931). Câu 6. Quân Nam Hán kéo quân vào sông Bạch Đằng lúc A. quân ta mới đóng xong một nửa trận địa cọc ngầm. B. thủy triều đang xuống. C. quân ta chưa đóng xong cọc ngầm. D. thủy triều đang lên. Câu 7. Trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta đã học từ Trung Hoa một số phát minh kĩ thuật nào? A. Đúc đồng, đúc súng. B. Làm la bàn, thuốc súng. C. Làm gốm, đúc đồng. D. Làm giấy, chế tạo đồ thủy tinh. Câu 8. Ai là người lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ và đặt tên nước là Lâm Ấp? A. Khu Liên. B. Phùng Hưng. C. Mai Thúc Loan. D. Triệu Quang Phục. Câu 9. Trong thời Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, đồng thời tiếp thu thêm A. Chữ Chăm cổ. B. Chữ La-tinh. C. nhiều lớp từ Hán và chữ Hán. D. Chữ Phạn. Câu 10. Anh hùng dân tộc nào dưới đây được nhân dân suy tôn là là "Bố Cái đại vương"? A. Triệu Quang Phục. B. Lý Nam Đế. C. Mai Thúc Loan. D. Phùng Hưng. II. TỰ LUẬN (2,5 điểm) Câu 1 (1 điểm): Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền thể hiện qua những điểm nào? Câu 2 (1,5 điểm): a. Trình bày thành tựu về chữ viết, tín ngưỡng, tôn giáo của Vương quốc Chăm Pa. b. Hãy kể tên hai thành tựu văn hóa của cư dân Chăm-pa còn duy trì và tồn tại đến ngày nay. B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ I. TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm) Chọn đáp án đúng bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu Câu 1. Việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào A. trình độ phát triển của mỗi nước. B. số dân của mỗi nước. C. nhu cầu của mỗi nước. D. thị trường xuất khẩu. Câu 2. Ngành kinh tế nào sau đây chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của điều kiện tự nhiên? A. Công nghiệp. B. Thương mại. C. Nông nghiệp. D. Giao thông. Câu 3. Đối với đời sống con người, thiên nhiên không có vai trò nào sau đây? A. Nguồn nguyên liệu sản xuất. B. Bảo vệ mùa màng, nhà cửa. C. Chứa đựng các loại rác thải. D. Cung cấp, lưu trữ thông tin. Câu 4. Các thành phần chính của lớp đất là A. không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ. B. cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn. C. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật. D. nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì. Câu 5. Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên vô tận? A. Năng lượng Mặt Trời, không khí. B. Thổ nhưỡng, không khí, địa hình. C. Không khí, khoáng sản và nước. D. Năng lượng Mặt Trời, khoáng sản. Câu 6. Ở đới nào sau đây thiên nhiên thay đổi theo bốn mùa rõ nét nhất? A. Nhiệt đới. B. Cận nhiệt đới. C. Ôn đới. D. Hàn đới. Câu 7. Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là A. khí hậu. B. địa hình. C. đá mẹ. D. sinh vật. Câu 8. Siêu đô thị Bắc Kinh thuộc quốc gia nào dưới đây? A. Nhật Bản. B. Trung Quốc. C. Hàn Quốc. D. Triều Tiên.
- Câu 9. Những khu vực nào sau đây tập trung đông dân cư nhất trên thế giới? A. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì. B. Đông Âu, Đông Nam Á, Nam Mĩ. C. Nam Á, Bắc Á, Tây Nam Á, Tây Âu. D. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì. Câu 10. Đô thị hóa tự phát không gây ra hậu quả nào sau đây? A. Ách tắc giao thông đô thị, nhiều bụi. B. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh C. Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị. D. Ô nhiễm môi trường: nước, không khí. II. TỰ LUẬN (2,5 điểm) Câu 1 (1 điểm): Trình bày phạm vi và đặc điểm của đới nóng. Hãy cho biết Việt Nam thuộc đới thiên nhiên nào? Câu 2 (1 điểm): Bằng những kiến thức đã học cùng với hiểu biết của bản thân, em hãy lấy ví dụ chứng minh: a) Thiên nhiên có vai trò rất to lớn đối với sự sống của con người. b) Con người đã tác động lên thiên nhiên làm nhiều nguồn tài nguyên đang bị suy giảm. Câu 3 ( 0,5 điểm): Cho bảng số liệu sau: Quy mô dân số thế giới qua một số năm Năm Số dân (tỉ người) 1989 5,2 1999 6,0 2009 6,8 2018 7,6 Em hãy nhận xét về quy mô dân số thế giới qua các năm. ------ HẾT ------ UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 -------------------- NĂM HỌC 2023 - 2024 Đề 1 - Mã đề: 104 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề kiểm tra có 02 trang) Ngày kiểm tra: 02/05/2024 A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ I. TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm) Chọn đáp án đúng bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu Câu 1. Sự kiện nào chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc? A. Kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ hai - Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938). B. Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 905). C. Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 931). D. Kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất của Dương Đình Nghệ (năm 930 - 931). Câu 2. Quân Nam Hán kéo quân vào sông Bạch Đằng lúc A. thủy triều đang xuống. B. quân ta chưa đóng xong cọc ngầm. C. quân ta mới đóng xong một nửa trận địa cọc ngầm. D. thủy triều đang lên. Câu 3. Ai là người lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ và đặt tên nước là Lâm Ấp? A. Triệu Quang Phục. B. Phùng Hưng. C. Khu Liên. D. Mai Thúc Loan. Câu 4. Anh hùng dân tộc nào dưới đây được nhân dân suy tôn là là "Bố Cái đại vương"? A. Mai Thúc Loan. B. Phùng Hưng. C. Triệu Quang Phục. D. Lý Nam Đế. Câu 5. Nội dung nào đưới đây không phản ánh đúng về cuộc cải cách của Khúc Hạo?
- A. Lập số hộ khẩu, khai rõ quê quán để quản lí. B. Bãi bỏ chức Tiết độ sứ của nhà Đường. C. Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ. D. Định lại mức thuế cho công bằng. Câu 6. Trước cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ, đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm A. Thứ sử An Nam. B. Thái úy. C. Thái thú. D. Tiết độ sứ An Nam. Câu 7. Người lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh chống quân Đường vào thế kỉ VIII là A. Mai Thúc Loan và Phùng Hưng. B. Lý Bí và Triệu Quang Phục. C. Bà Triệu. D. Hai Bà Trưng. Câu 8. Trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta đã học từ Trung Hoa một số phát minh kĩ thuật nào? A. Làm giấy, chế tạo đồ thủy tinh. B. Làm la bàn, thuốc súng. C. Đúc đồng, đúc súng. D. Làm gốm, đúc đồng. Câu 9. Trong thời Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, đồng thời tiếp thu thêm A. Chữ Phạn. B. Chữ Chăm cổ. C. Chữ La-tinh. D. nhiều lớp từ Hán và chữ Hán. Câu 10. Vào khoảng cuối thế kỉ VII, vua Lâm Ấp đổi tên nước thành A. Tượng Lâm. B. Chân Lạp. C. Nhật Nam. D. Chăm-pa. II. TỰ LUẬN (2,5 điểm) Câu 1 (1 điểm): Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền thể hiện qua những điểm nào? Câu 2 (1,5 điểm): a. Trình bày thành tựu về chữ viết, tín ngưỡng, tôn giáo của Vương quốc Chăm Pa. b. Hãy kể tên hai thành tựu văn hóa của cư dân Chăm-pa còn duy trì và tồn tại đến ngày nay. B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ I. TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm) Chọn đáp án đúng bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu Câu 1. Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây? A. Các trục giao thông. B. Đồng bằng, trung du. C. Ven biển, ven sông. D. Hoang mạc, hải đảo. Câu 2. Đô thị hóa tự phát không gây ra hậu quả nào sau đây? A. Ách tắc giao thông đô thị, nhiều bụi. B. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. C. Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị. D. Ô nhiễm môi trường: nước, không khí. Câu 3. Các thành phần chính của lớp đất là A. không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ. B. cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn. C. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật. D. nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì. Câu 4. Nguồn gốc sinh ra thành phần chất hữu cơ trong đất là A. khí hậu. B. địa hình. C. đá mẹ. D. sinh vật. Câu 5. Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên vô tận? A. Năng lượng Mặt Trời, không khí. B. Thổ nhưỡng, không khí, địa hình. C. Không khí, khoáng sản và nước. D. Năng lượng Mặt Trời, khoáng sản. Câu 6. Việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào A. trình độ phát triển của mỗi nước. B. số dân của mỗi nước. C. nhu cầu của mỗi nước. D. thị trường xuất khẩu. Câu 7. Ngành kinh tế nào sau đây chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của điều kiện tự nhiên? A. Công nghiệp. B. Thương mại. C. Nông nghiệp. D. Giao thông. Câu 8. Ở đới nào sau đây thiên nhiên thay đổi theo bốn mùa rõ nét nhất? A. Nhiệt đới. B. Cận nhiệt đới. C. Ôn đới. D. Hàn đới. Câu 9. Siêu đô thị Tokyo thuộc quốc gia nào dưới đây? A. Nhật Bản. B. Trung Quốc. C. Hàn Quốc. D. Triều Tiên. Câu 10. Đối với đời sống con người, thiên nhiên không có vai trò nào sau đây?
- A. Nguồn nguyên liệu sản xuất. B. Bảo vệ mùa màng, nhà cửa. C. Chứa đựng các loại rác thải. D. Cung cấp, lưu trữ thông tin. II. TỰ LUẬN (2,5 điểm) Câu 1 (1 điểm): Trình bày phạm vi và đặc điểm của đới nóng. Hãy cho biết Việt Nam thuộc đới thiên nhiên nào? Câu 2 (1 điểm): Bằng những kiến thức đã học cùng với hiểu biết của bản thân, em hãy lấy ví dụ chứng minh: a) Thiên nhiên có vai trò rất to lớn đối với sự sống của con người. b) Con người đã tác động lên thiên nhiên làm nhiều nguồn tài nguyên đang bị suy giảm. Câu 3 ( 0,5 điểm): Cho bảng số liệu sau: Quy mô dân số thế giới qua một số năm Năm Số dân (tỉ người) 1989 5,2 1999 6,0 2009 6,8 2018 7,6 Em hãy nhận xét về quy mô dân số thế giới qua các năm. ------ HẾT ------ UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 -------------------- NĂM HỌC 2023 - 2024 Đề 1 Thời gian làm bài: 60 phút Ngày kiểm tra: 02/05/2024 A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ I. TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm. * Mã 101: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D B C D B D A B C A * Mã 102: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A A D B A B B D B C * Mã 103: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A D D A C D D A C D * Mã 104: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A D C B B D A A D D II. TỰ LUẬN ( 2,5 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền: 1đ
- - Tận dụng địa thế tự nhiên hiểm trở của sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa 0,25 đ tấn công giặc. - Sáng tạo ra cách sử dụng các cọc ngầm và quy luật lên-xuống của thủy triều để 0,5 đ bố trí trận địa chiến đấu. 0,25 đ - Tổ chức, bố trí và sử dụng các lực lượng hợp lý, linh hoạt để tiêu diệt địch. a. Thành tựu về chữ viết, tín ngưỡng, tôn giáo của Vương quốc Chăm Pa. 1đ - Chữ viết: Từ thế kỉ IV, cư dân Chăm-Pa sáng tạo ra chữ viết riêng (gọi là chữ 0,5 đ Chăm cổ). - Tín ngưỡng, tôn giáo: + Thờ tín ngưỡng đa thần. 0,25 đ 2 + Du nhập các tôn giáo từ bên ngoài (Phật giáo, Hin-đu giáo...). 0,25 đ b. Học sinh kể tên hai thành tựu văn hóa của cư dân Chăm-pa còn duy trì và tồn 0,5 đ tại đến ngày nay. Mỗi thành tựu đúng được 0,25 đ Ví dụ: - Đền, tháp chăm: khu Thánh địa Mỹ Sơn. - Nghệ thuật tạo hình: tượng Vũ nữ Áp-sa-ra; đài thờ Trà Kiệu… Lưu ý: GV tùy thuộc vào câu trả lời của học sinh để cho điểm. B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ I. TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm. * Mã 101: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C C B D B A C B A A * Mã 102: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C D D A A B B A A C * Mã 103: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A C B A A C C B D B * Mã 104: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D B A D A A C C A B II. TỰ LUẬN (2,5 điểm) Câu Đáp án Điểm Phạm vi và đặc điểm của đới nóng 1đ - Phạm vi: Từ 30 độ Bắc đến 30 độ Nam. 0,25 đ - Đặc điểm: 0,5 đ 1 + Nhiệt độ cao quanh năm; Lượng mưa từ 1000 – 2000 mm + Cảnh quan thiên nhiên thay đổi chủ yếu phụ thuộc vào chế độ mưa. + Giới thực, động vật hết sức đa dạng, phong phú. - Việt Nam thuộc đới nóng (nhiệt đới). 0,25 đ a) Thiên nhiên có vai trò rất to lớn đối với sự sống của con người: 1đ + Không khí duy trì sự sống cho con người. 0,25 đ + Các loài sinh vật cung cấp thức ăn, nước uống cho con người. 0,25 đ 2 b) Con người đã tác động lên thiên nhiên làm nhiều nguồn tài nguyên đang bị suy giảm: + Con người khai thác, phá rừng, đốt rừng làm cho diện tích rừng bị suy giảm. 0,25 đ + Các loại khoáng sản như than, dầu mỏ, sắt,... có nguy cơ cạn kiệt do con người 0,25 đ khai thác quá mức. 3 Nhận xét quy mô dân số: 0,5 đ - Quy mô dân số thế giới liên tục tăng qua các năm + Giai đoạn 1989 - 1999, dân số thế giới tăng lên nhanh chóng (tăng 1,2 tỉ người). 0,25 đ
- + Từ 2009 - 2018 dân số tăng chậm hơn (0,8 tỉ người). 0,25 đ GV RA ĐỀ TT CHUYÊN MÔN KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Phần Lịch sử: Hoàng Thị Thắm Phần Địa lí: Lê Thị Trang Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1235 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 390 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 445 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 299 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 508 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 325 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 405 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 272 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 687 | 9
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p | 80 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 246 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 67 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 80 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 202 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 132 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn