PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TÂN HIỆP<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II<br />
Năm học 2017-2018<br />
Môn: Ngữ Văn - lớp 8<br />
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
Câu 1 (1điểm): Chép chính xác phần dịch thơ của bài thơ “Đi đường” – Hồ Chí Minh? Và<br />
nêu nội dung bài thơ.<br />
Câu 2 (1điểm): Văn bản “Đi bộ ngao du” của Ru-xô mang lại lợi ích gì cho việc đi bộ?<br />
Câu 3 (1điểm): Thế nào là hành động nói? Cho hai ví dụ về hành động nói trực tiếp và<br />
gián tiếp.<br />
Câu 4 (1điểm): Xác định kiểu câu trong đoạn văn sau:<br />
“Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: (1)<br />
- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? (2)<br />
Chị Dậu gạt nước mắt: (3)<br />
- Không đau con ạ! (4)”<br />
(Ngô Tất Tố- Tắt đèn)<br />
Câu 5 (6 điểm): Chứng minh tinh thần yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua văn bản “Hịch<br />
tướng sĩ”.<br />
<br />
HẾT<br />
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TÂN HIỆP<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II<br />
Năm học 2017-2018<br />
Môn: Ngữ Văn - lớp 8<br />
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
Câu 1 (1điểm): Chép chính xác phần dịch thơ của bài thơ “Đi đường” – Hồ Chí Minh? Và<br />
nêu nội dung bài thơ.<br />
Câu 2 (1điểm): Văn bản “Đi bộ ngao du” của Ru-xô mang lại lợi ích gì cho việc đi bộ?<br />
Câu 3 (1điểm): Thế nào là hành động nói? Cho hai ví dụ về hành động nói trực tiếp và<br />
gián tiếp.<br />
Câu 4 (1điểm): Xác định kiểu câu trong đoạn văn sau:<br />
“Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: (1)<br />
- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? (2)<br />
Chị Dậu gạt nước mắt: (3)<br />
- Không đau con ạ! (4)”<br />
(Ngô Tất Tố- Tắt đèn)<br />
Câu 5 (6 điểm): Chứng minh tinh thần yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua văn bản “Hịch<br />
tướng sĩ”.<br />
<br />
HẾT<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM<br />
Ngữ Văn 8 - HKII- Năm Học 2017-2018<br />
Câu 1: (1điểm)<br />
Học sinh chép đúng bài thơ “Đi đường” – Hồ Chí Minh: (0,5 điểm)<br />
Đi đường mới biết gian lao,<br />
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;<br />
Núi cao lên đến tận cùng,<br />
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.<br />
+ Nội dung: Từ việc đi đường đã gợi ra chân lí đường đời, đường cách mạng, vượt<br />
qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang. (0,5 điểm)<br />
Câu 2: (1điểm)<br />
Từ những điều mà “đi bộ ngao du” đem lại: tri thức, sức khỏe, cảm giác thoải mái,<br />
chủ động và tự do.<br />
Câu 3: (1điểm)<br />
Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm một mục đích nhất<br />
định. (0,5 điểm)<br />
Ví dụ: - Tớ muốn cậu mua cho tớ quyển sách. (HĐ nói gián tiếp) (0,25điểm).<br />
- Bạn làm bài tập xong chưa? (HĐ nói trực tiếp) (0,25điểm).<br />
Câu 4: (1điểm).<br />
Học sinh xác định đúng mỗi câu: (0,25 điểm)<br />
(1) Câu trần thuật.<br />
(2) Câu nghi vấn.<br />
(3) Câu trần thuật<br />
(4) Câu phủ định<br />
Câu 5: (6.0 điểm).<br />
* Yêu cầu chung:<br />
- Học sinh biết viết đúng đặc trưng thể loại văn nghị luận đã học.<br />
- Bài văn nghị luận trình bày mạch lạc, rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, trong sáng, không<br />
mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường, chữ viết cẩn thận, sạch đẹp.<br />
* Yêu cầu về kiến thức:<br />
Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo bố cục 3 phần theo<br />
những nội dung cơ bản sau đây:<br />
a. Mở bài: (1.0 điểm)<br />
- Giới thiệu vài nét về tác giả Trần Quốc Tuấn, về hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Hịch<br />
Tướng Sĩ” và thể hịch.<br />
- Khẳng định tinh thần yêu nước của tác giả được thể hiện mãnh liệt trong tác phẩm<br />
này.<br />
b. Thân bài: (4.0 điểm)<br />
<br />
Học sinh chứng minh tinh thần yêu nước của Trần Quốc Tuấn bằng các luận điểm<br />
sau:<br />
- Luận điểm 1: Lòng yêu nước được thể hiện hết lòng vì dân vì nước, ông luôn lo<br />
cho vận mệnh của đất nước:<br />
Dẫn chứng: “…nửa đêm vỗ gối….vui lòng”.<br />
- Luận điểm 2: Lòng yêu nước thể hiện lòng căm thù giặc: Căm tức vì giặc ngang<br />
ngược, uất ức vì chúng đòi ngọc lụa, bắt nạt nhân dân …<br />
Dẫn chứng: “…Sứ giặc nghênh ngang, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem<br />
thân dê chó mà bắt nạt tể phụ… đòi ngọc lụa, thu bạc vàng… vét của kho”.<br />
- Luận điểm 3: Quan tâm, chăm sóc các tướng sĩ dưới quyền và khát khao đánh<br />
đuổi quân thù: "Các ngươi ở cùng ta...không có...lương ít thì ta cấp bổng..." ông quan tâm<br />
họ về nhiều mặt, sống có thủy chung, đồng cam cộng khổ. Phê phán thái độ bàng quan, vô<br />
trách nhiệm ăn chơi hưởng lạc, phê phán nghiêm khắc. Ông muốn họ hiểu rằng chiến đấu<br />
cho chính cuộc sống của họ. Ông tập hợp binh thư soạn ra cuốn “Binh thư yếu lược” cho<br />
các tướng sĩ luyện tập; Yêu cầu các tưóng sĩ cùng nhau luyện tập và cảnh giác…<br />
- Phân tích thêm giọng văn: Lúc thì sục sôi, lúc thì đau xót, lúc thì hả hê, lúc thì<br />
châm biếm để khích lệ tinh thần các tướng sĩ và tỏ rõ lòng mình…<br />
c. Kết bài: (1.0 điểm).<br />
- Khẳng định lại truyền thống đấu tranh của quân dân nhà Trần.<br />
- Bài “Hịch” phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng<br />
chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ<br />
thù xâm lược…<br />
Hết<br />
<br />