SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
THÁI BÌNH<br />
<br />
<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018<br />
<br />
<br />
Môn: NGỮ VĂN 9<br />
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)<br />
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:<br />
Tuổi thần tiên là độ tuổi tươi đẹp nhất. Thế giới của độ tuổi ấy cũng đầy chất thơ<br />
và mộng. Tâm hồn ấy như những dây đàn mỏng manh, óng ánh và nhạy cảm. Bất cứ<br />
thứ gì chỉ cần chạm nhẹ là dây đàn ấy lại ngân lên những giai điệu thánh thót và mở<br />
ra những chân trời với bao ước vọng phía trước. Những biến đổi của những cô nhóc<br />
bỗng chốc đầy bất ngờ thành thiếu nữ thật bí ẩn… một bông hoa mẫu đơn… một rung<br />
động “dịu dàng” trong sáng đầu đời… và một đêm chợt cảm nhận đến sững sờ vẻ đẹp<br />
quen thuộc của ánh trăng. Nó đã làm nên một sự hóa thân kì diệu.<br />
(Điều kì diệu của cuộc sống - NXB Thanh niên)<br />
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.<br />
Câu 2. (1,0 điểm) Nội dung cơ bản của đoạn trích là gì?<br />
Câu 3. (1,0 điểm) Nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ so sánh trong câu: Tâm hồn<br />
ấy như những dây đàn mỏng manh, óng ánh và nhạy cảm.<br />
Câu 4. (0,5 điểm) Điều đẹp đẽ nhất em luôn khắc ghi trong những năm tháng tuổi<br />
thần tiên của mình là gì? (viết 3 đến 5 dòng)<br />
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)<br />
Câu 1. (3,0 điểm) Viết một bài văn nghị luận (khoảng 300 chữ) bàn về câu tục ngữ:<br />
Thất bại là mẹ thành công.<br />
Câu 2. (4,0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau:<br />
Sông được lúc dềnh dàng<br />
Chim bắt đầu vội vã<br />
Có đám mây mùa hạ<br />
Vắt nửa mình sang thu<br />
Vẫn còn bao nhiêu nắng<br />
Đã vơi dần cơn mưa<br />
Sấm cũng bớt bất ngờ<br />
Trên hàng cây đứng tuổi.<br />
(Trích Sang thu - Hữu Thỉnh<br />
Ngữ văn 9 - Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)<br />
<br />
----- HẾT -----<br />
<br />
Họ và tên: ...................................................................................... Số báo danh: ...................<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
THÁI BÌNH<br />
<br />
<br />
<br />
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018<br />
<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM<br />
MÔN NGỮ VĂN 9<br />
(Gồm 02 trang)<br />
<br />
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)<br />
Câu<br />
Nội dung<br />
Điểm<br />
1 Học sinh nêu đúng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận<br />
0,5 đ<br />
(Nêu từ 2 phương thức biểu đạt trở lên không cho điểm)<br />
2 HS có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đảm bảo nội 1,0 đ<br />
dung cơ bản của đoạn trích: Tuổi thần tiên là độ tuổi tươi đẹp nhất.<br />
3 Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:<br />
1,0 đ<br />
+ Diễn tả cụ thể hơn về vẻ đẹp tâm hồn của tuổi thần tiên: dễ rung động,<br />
dễ bị tổn thương; đẹp lung linh sắc màu; có những cảm nhận tinh tế.<br />
+ Làm cho câu văn thêm sinh động và giàu sức gợi cảm .<br />
4 Đây là câu hỏi mở, học sinh nêu điều đẹp đẽ nhất trong tuổi thần<br />
0,5 đ<br />
tiên của mình. (Lưu ý chỉ viết 3 đến 5 dòng).<br />
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)<br />
Câu 1. (3,0 điểm)<br />
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị<br />
luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận gồm 3<br />
phần Mở bài, Thân bài, Kết bài; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính<br />
liên kết; không mắc lỗi chính tả.<br />
* Yêu cầu cụ thể:<br />
a) Nội dung trình bày (2,0 điểm)<br />
* Giải thích:<br />
- Cụ thể: Thất bại (là không đạt được kết quả như dự định đặt ra, không đạt được<br />
mục đích phấn đấu), thành công (là đạt được kết quả như mong muốn), mẹ (là người<br />
sinh ra con, mẹ là ẩn dụ để chỉ cội nguồn sinh ra).<br />
- Khái quát: Câu tục ngữ diễn đạt theo kiểu định nghĩa để khẳng định: thất bại là<br />
cội nguồn sinh ra thành công.<br />
* Bày tỏ suy nghĩ về vấn đề nghị luận (kết hợp lý lẽ và dẫn chứng)<br />
- Thất bại khiến người ta buồn, đau đớn và sẽ đi tìm nguyên nhân, rồi từ đó tìm<br />
cách để khắc phục những sai lầm đã từng mắc phải.<br />
- Người thất bại sẽ có được kinh nghiệm từ chính trong thất bại để rèn ý chí.<br />
- Người thất bại sẽ thấy cần nỗ lực hơn để khẳng định mình, để thoát khỏi mặc<br />
cảm kém cỏi, thua cuộc. Đó cũng là động lực để vươn tới thành công.<br />
- ...<br />
* Bài học và liên hệ bản thân:<br />
- Khi gặp thất bại trên đường đời, đừng vội nản chí, ngã lòng; cần bình tĩnh,<br />
nghiêm khắc nhìn nhận lại bản thân, nhìn nhận lại xem đã tiến hành công việc như thế<br />
nào rồi lập lại kế hoạch, rút kinh nghiệm, tìm cách sửa các lỗi lầm đã mắc phải.<br />
- Câu tục ngữ cũng dùng để an ủi, động viên bản thân và những người bị thất bại.<br />
1<br />
<br />
b) Hình thức trình bày: (0,5 điểm)<br />
- Bài viết đủ bố cục 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. (0,25 điểm)<br />
- Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu, lỗi<br />
diễn đạt; chữ viết sạch đẹp, rõ ràng... (0,25 điểm)<br />
c) Sáng tạo: (0,5 điểm)<br />
- Thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn<br />
mực đạo đức và pháp luật. (0,25 điểm)<br />
- Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ hình ảnh<br />
và các yếu tố biểu cảm...). (0,25 điểm)<br />
Câu 2. (4,0 điểm)<br />
* Yêu cầu chung:<br />
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo<br />
lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả<br />
năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi<br />
chính tả, từ ngữ, ngữ pháp .<br />
* Yêu cầu cụ thể:<br />
a) Nội dung trình bày: (2,5 điểm)<br />
HS có thể làm theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo nội dung chính:<br />
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn thơ.<br />
+ Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ (phân tích có kèm dẫn chứng)<br />
- Vẻ đẹp của những tín hiệu giao mùa trong không gian từ mặt đất đến bầu trời:<br />
hình ảnh sông, chim, đám mây, nắng, mưa, sấm, hàng cây.<br />
- Qua đó thấy được nhà thơ đã có sự rung động, cảm nhận thật tinh tế trước<br />
những chuyển biến âm thầm của tạo vật và có những suy ngẫm thật sâu sắc.<br />
- Thể thơ 5 chữ; nhịp thơ chậm, âm điệu nhẹ nhàng; từ ngữ giàu sức gợi cảm,<br />
hình ảnh chọn lọc gợi những liên tưởng bất ngờ; nhiều biện pháp tu từ đặc sắc như đối<br />
lập, nhân hóa, ẩn dụ.<br />
(HS có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục)<br />
b) Hình thức trình bày: (1,0 điểm)<br />
- Bài viết đủ bố cục 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. (0,5 điểm)<br />
- Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu, lỗi<br />
diễn đạt; chữ viết sạch đẹp, rõ ràng... (0,5 điểm)<br />
c) Sáng tạo: (0,5 điểm)<br />
- Thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc hoặc có ý mới mang tính<br />
phát hiện vấn đề cần nghị luận nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.<br />
(0,25 điểm)<br />
- Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ hình ảnh<br />
và các yếu tố biểu cảm...). (0,25 điểm)<br />
----- HẾT -----<br />
<br />
2<br />
<br />