intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Thị Xã Quảng Trị

Chia sẻ: Wang Li< >nkai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

32
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Thị Xã Quảng Trị” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức văn học căn bản. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Thị Xã Quảng Trị

  1. KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 I. XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ - Đánh giá năng lực tổng hợp của HS sau khi học xong các bài làm văn về viết văn tự sự. - Nắm vững tri thức ở các nội dung Đọc hiểu, Tiếng Việt, Làm văn mà các em đã được học, khả năng vận dụng các tri thức ấy vào việc tiếp nhận (đọc hiểu) và tạo lập văn bản (viết). Cụ thể: + Trình bày suy nghĩ của mình về một tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng trong đời sống. + Giúp học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học về phần văn học trung đại để làm bài văn nghị luận văn học. II. XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG CẦN ĐẠT Năng lực hướng tới - Năng lực thu thập, lựa chọn và xử lý thông tin, dẫn chứng tiêu biểu để tạo lập văn bản nghị luận xã hội và nghị luận văn học - Năng lực xây dựng cấu trúc, dàn ý cho một bài văn nghị luận văn học - Năng lực trình bày cảm nhận, suy nghĩ và quan điểm của cá nhân về một vấn đề VH. - Năng lực giải quyết vấn đề và cảm thụ thẩm mĩ. - Năng lực tưởng tượng và diễn đạt của học sinh III. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Thời gian: 90 phút IV. LẬP BẢNG MÔ TẢ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng Chủ đề Kiểu bài nghị Hiểu được Vận dụng kĩ luận về tư vấn đề về tư năng phân tưởng đạo lí tưởng đạo lí, tích, chứng hoặc hiện hiện tượng minh, bình Nghị luận tượng xã hội. xã hội. luận để viết xã hội đoạn văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng xã hội. Số câu: Số câu: 1 Số điểm: 0.5 Số điểm: 1.0 Số điểm: 1.5 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 15% 3,0 Tỉ lệ: 30% điểm 30% Kiểu bài nghị Hiểu được Vận dụng kĩ Tích hợp các luận về một vai trò, ý năng phân kiến thức, kĩ văn bản văn nghĩa, nội tích, chứng năng để làm Nghị luận học. dung, nghệ minh, bình bài văn phân văn học thuật của luận giá trị nội tích, một văn văn bản văn dung và nghệ bản văn học. học. thuật của văn
  2. bản. Số câu: Số câu: 1 Số điểm: 1,5 Số điểm: 2,0 Số điểm: 1,5 Số điểm: 2,0 1 Số điểm: 7 Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 1,5% Tỉ lệ: 20% 7,0 Tỉ lệ: 70% điểm 70% 2 câu Tổng hợp Số điểm: 2,0 Số điểm: 3,0 Số điểm: 3,0 Số điểm: 2,0 10 chung Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 3,0% Tỉ lệ: 20% điểm 100%
  3. SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KT HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ Môn Ngữ văn - Lớp 10 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ KT CHÍNH THỨC (Đề có 01 trang) MÃ ĐỀ 01 Câu 1 (3,0 điểm) Hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 120 từ), trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện Facebook trong giới trẻ hiện nay. Câu 2 (7,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) ------------ Hết ----------- Học sinh không được sử dụng tài liệu. CBCT không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: ...................................; Lớp.........; Số báo danh: .............. Chữ kí CBCT:………………………………………………………………….
  4. SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ Môn Ngữ văn - Lớp 10 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ KT CHÍNH THỨC (Đề có 01 trang) MÃ ĐỀ 02 Câu 1 (3,0 điểm) Hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 120 từ), trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng lười đọc sách trong một bộ phận giới trẻ ngày nay. Câu 2 (7,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) ------------ Hết ----------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: ...................................; Lớp.........; Số báo danh: .............. Chữ kí CBCT:………………………………………………………………….
  5. SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ Môn: Ngữ văn – khối 10 ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM MÃ ĐỀ 01 (Đáp án - thang điểm gồm có 03 trang) Câu Nội dung Điểm 1 Nghị luận xã hội 3.0 Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.5 Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.5 Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ vấn đề nghị luận. Gợi ý: * Giải thích: 0.5 - Facebook là mạng xã hội tiện ích do Mark Zuckerberg sáng tạo ra, là nơi mà con người có thể trò chuyện, thư giãn, giải trí, chia sẻ, thổ lộ tâm trạng. - Nghiện Facebook: là hiện tượng người sử dụng luôn chăm chăm vào mạng facebook, không thể rời ra và cảm thấy thiếu thốn, không thể sống được nếu thiếu facebook. * Bàn luận vấn đề: 0,5 + Hiện trạng sử dụng Facebook ở nước ta hiện nay: Thống kê năm 2015 hơn 20 triệu người dùng Facebook hàng ngày; 2,5 giờ trung bình mỗi người được dành ra để sử dụng Facebook. Mỗi tháng ở Việt Nam có tới 30 triệu người dùng Facebook. ¾ người dùng Facebook ở Việt Nam từ độ tuổi 18 đến 35 + Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghiện Facebook: - Nhu cầu kết bạn tăng, đặc biệt kết bạn toàn cầu - Bày tỏ quan điểm, cảm xúc của mình mà không sợ ai quản lý. - Người dùng có thể ẩn danh tính, không cần phải là chính mình, có thể sống ảo - Nhiều bạn trẻ nổi tiếng nhờ Facebook + Tác hại của việc nghiện Facebook - Tốn thời gian. - Facebook là mạng xã hội còn nhiều lỗ hổng. Thông tin cá nhân của người dùng dễ dàng bị đánh cắp. Nhiều người giả danh lập ra những tài khoản đi lừa đảo người khác - Nghiện Facebook khiến con người đắm chìm ở thế giới ảo,tự tin, mặc cảm với bản thân, đố kị, và phát ngôn ngày càng thiếu suy nghĩ, trở thành những anh hùng bàn phím bình luận bừa bãi gây nên nhiều cuộc tranh cãi không đáng có. + Biện pháp: - Mỗi bản thân phải quản lý thời gian sử dụng hợp lý, tự ý thức được bản thân mình. - Nhà nước phải đưa ra các chính sách sử dụng phù hợp và quản lý chặt chẽ các trường hợp xấu.
  6. - Học sinh luôn đề cao học tập, sử dụng facebook là công cụ giải trí, kết bạn lành mạnh dưới sự quản lý của cha mẹ, nhà trường. - Bài học nhận thức và hành động: 0,5 + Cuộc sống còn nhiều điều thú vị đợi chúng ta khám phá. Vậy tại sao ta phải sống ở thế giới ảo của Facebook ,mà không tích cực tham gia các hoạt động ngoại giờ bổ ích khác nhau? Chính tả, ngữ pháp 0.25 Sáng tạo 0.25 2 Nghị luận văn học 7.0 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn. 0.25 Có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0.25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Vận dụng tốt các thao tác lập luận để viết bài văn. Học sinh có thể sắp xếp ý theo nhiều cách, nhưng về cơ bản cần đảm bảo những yêu cầu sau: Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận. 0.5 Thân bài: a. Thúy Kiều là một người không khéo, thông minh, sắc sảo 1,5 - Lời nhờ vả em của Thúy Kiều: + Cậy" chính là sự nhờ vả, trông chờ, dựa dẫm tất cả vào người đối 0,5 diện. + "Lạy" và "thưa" là những từ dùng để diễn tả thái độ, hành động của người bề dưới đối với người bề trên. → Trong hoàn cảnh của Thúy Kiều lúc này ta thấy đó là một điều hết sức phù hợp, bởi Thúy Kiều đang muốn nhờ em mình nối duyên thay mình và Kiều chính là người mang ơn Thúy Vân, với hành động đó của Kiều Thúy Vân sẽ khó lòng có thể từ chối. 1,0 - Những lí lẽ Thúy Kiều đưa ra để thuyết phục em: + Thúy Kiều nói về mối tình của mình với Kim Trọng: Mối tình đẹp như mơ ấy đang độ mặn nồng ấy vậy mà "giữa đường đứt gánh tương tư" + Thúy Kiều còn nói với em về hoàn cảnh hiện tại của bản thân, khi phải đứng giữa sự lựa chọn đầy khó khăn giữa hiếu và tình. + Thúy Kiều thuyết phục em bằng tình cảm chị em ruột thịt máu mủ và những dự cảm về cái chết, về tương lai của mình. b. Thúy Kiều là một người con hiếu thảo với cha mẹ và chung 2,0 thủy, giàu ân tình với người yêu. - Thúy Kiều là người con hiếu thảo với cha mẹ: Trước tai họa của gia 1.0 đình, Kiều đứng trước sự lựa chọn giữa hiếu và tình, Kiều hi sinh tình yêu của mình những mong gia đình được êm ấm, chọn chữ hiếu, chọn bán mình để chuộc cha và em. - Thúy Kiều là một người thủy chung, giàu ân tình với người yêu: 1,0 + Kiều luôn nhớ đến những "quạt ước, chén thờ" - những lời hò hẹn, thề nguyền của cả hai.
  7. + Khi gia đình gặp tai biến, nàng không có sự lựa chọn nào khác thì vẫn nhờ em thay mình nối duyên với Kim Trọng. + Trao kỉ vật cho em, nhưng "duyên này" - tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng thì nàng vẫn luôn giữ trong tim mình. c. Thúy Kiều là một con người giàu lòng vị tha và đức hi sinh cao cả. 1,5 - Thúy Kiều đã nhận hết lỗi về mình, tự nhận mình là người phụ bạc 1,0 khiến cho tình yêu của nàng và Kim Trọng tan vỡ - "Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây". - Hành động "gửi lạy tình quân" của Thúy Kiều chính là cái "gửi lạy" 0,5 với mong muốn được tạ lỗi với Kim Trọng Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. 0.5 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ 0.25 pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn 0.25 đề nghị luận. Tổng điểm 10.0 ------------ Hết -----------
  8. SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ Môn: Ngữ văn – khối 10 ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM MÃ ĐỀ 02 (Đáp án - thang điểm gồm có 03 trang) Câu Nội dung Điểm 1 Nghị luận xã hội 3.0 Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.5 Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.5 Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ về câu chuyện. Gợi ý: - Giải thích: 0.5 + Sách là nơi lưu giữ kho tri thức của nhân loại, tất cả mọi hiểu biết của loài người đều được ghi lại trong sách. Đọc sách là cách tiếp thu nhanh nhất và ngắn nhất mọi thành tựu tri thức của nhân loại. + Nhưng một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay đặc biệt là học sinh rất lười đọc sách. - Bàn luận vấn đề: 0,5 • Nêu hiện trạng: - Một bộ phận không nhỏ học sinh hiện nay rất lười đọc sách. Có những cuốn sách từ đầu năm học cho đến cuối năm học vẫn ở tình trạng mới tinh, chưa lật giở trang nào. - Có nhiều bạn học sinh không đọc, không nắm vững cả sách giáo khoa, chưa nói đến sách tham khảo hay sách nâng cao khác. • Nêu hậu quả: Việc lười đọc sách đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trước mắt và lâu dài: kiến thức hời hợt, hiểu biết nông cạn, từ lí thuyết đi vào thực hành thiếu vững vàng, không đem lại kết quả và những bài thi, những bài kiểm tra mang tính chất đối phó, không làm được bài. Về lâu dài, kiến thức không có sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của bản thân và sự phát triển chung của đất nước. • Nêu nguyên nhân: + Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, ăn sâu vào mọi lĩnh vực đời sống, việc tìm kiếm thông tin trên internet cũng trở nên dễ dàng dẫn đến việc học sinh lười đọc sách. + Cha mẹ, gia đình vẫn chưa tạo thói quen cho trẻ thích đọc sách ngay từ nhỏ. + Nhà trường vẫn chưa có những phương pháp thiết thực để khơi gợi hứng thú đọc sách của học sinh. + Bản thân học sinh chưa nhận ra được tầm quan trọng của sách, dễ dàng sa ngã vào thú vui vô bổ, không còn thì giờ đọc sách. • Giải pháp khắc phục: + Cha mẹ, thầy cô cần có sự định hướng, dẫn dắt các con tìm hiểu về những cuốn sách hay, bổ ích; xây dựng tủ sách gia đình hoặc thư viện
  9. mini trong các lớp học. Từ đó khơi gợi, vun đắp cho các em hứng thú, thói quen đọc sách. + Bản thân mỗi học sinh phải có ý thức về tầm quan trọng của sách, có bản lính vượt qua những cám dỗ từ những thú vui vô bổ và rèn luyện cho mình thói quen đọc sách. • Bài học nhận thức và hành động: 0,5 Bản thân mỗi chúng ta cần hiểu về vai trò và tầm quan trọng của sách, rèn luyện cho mình thói quen đọc sách, ban đầu có thể vài trang cho đến vài chục trang mỗi ngày. Càng đọc sách, chúng ta càng có kiến thức vững vàng, trí tuệ mở rộng, có như vậy mới đảm bảo cho mình một tương lai tốt đẹp và góp phần xây dựng đất nước Chính tả, ngữ pháp 0.25 Sáng tạo 0.25 2 Nghị luận văn học 7.0 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn. 0.25 Có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0.25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Vận dụng tốt các thao tác lập luận để viết bài văn. Học sinh có thể sắp xếp ý theo nhiều cách, nhưng về cơ bản cần đảm bảo những yêu cầu sau: Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận. 0.5 Thân bài: a. Thúy Kiều là một người không khéo, thông minh, sắc sảo 1,5 - Lời nhờ vả em của Thúy Kiều: + Cậy" chính là sự nhờ vả, trông chờ, dựa dẫm tất cả vào người đối 0,5 diện. + "Lạy" và "thưa" là những từ dùng để diễn tả thái độ, hành động của người bề dưới đối với người bề trên. → Trong hoàn cảnh của Thúy Kiều lúc này ta thấy đó là một điều hết sức phù hợp, bởi Thúy Kiều đang muốn nhờ em mình nối duyên thay mình và Kiều chính là người mang ơn Thúy Vân, với hành động đó của Kiều Thúy Vân sẽ khó lòng có thể từ chối. 1,0 - Những lí lẽ Thúy Kiều đưa ra để thuyết phục em: + Thúy Kiều nói về mối tình của mình với Kim Trọng: Mối tình đẹp như mơ ấy đang độ mặn nồng ấy vậy mà "giữa đường đứt gánh tương tư" + Thúy Kiều còn nói với em về hoàn cảnh hiện tại của bản thân, khi phải đứng giữa sự lựa chọn đầy khó khăn giữa hiếu và tình. + Thúy Kiều thuyết phục em bằng tình cảm chị em ruột thịt máu mủ và những dự cảm về cái chết, về tương lai của mình. b. Thúy Kiều là một người con hiếu thảo với cha mẹ và chung 2,0 thủy, giàu ân tình với người yêu. - Thúy Kiều là người con hiếu thảo với cha mẹ: Trước tai họa của gia 1.0 đình, Kiều đứng trước sự lựa chọn giữa hiếu và tình, Kiều hi sinh tình
  10. yêu của mình những mong gia đình được êm ấm, chọn chữ hiếu, chọn bán mình để chuộc cha và em. - Thúy Kiều là một người thủy chung, giàu ân tình với người yêu: 1,0 + Kiều luôn nhớ đến những "quạt ước, chén thờ" - những lời hò hẹn, thề nguyền của cả hai. + Khi gia đình gặp tai biến, nàng không có sự lựa chọn nào khác thì vẫn nhờ em thay mình nối duyên với Kim Trọng. + Trao kỉ vật cho em, nhưng "duyên này" - tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng thì nàng vẫn luôn giữ trong tim mình. c. Thúy Kiều là một con người giàu lòng vị tha và đức hi sinh cao cả. - Thúy Kiều đã nhận hết lỗi về mình, tự nhận mình là người phụ bạc 1,5 khiến cho tình yêu của nàng và Kim Trọng tan vỡ - "Thôi thôi thiếp đã 1,0 phụ chàng từ đây". - Hành động "gửi lạy tình quân" của Thúy Kiều chính là cái "gửi lạy" với mong muốn được tạ lỗi với Kim Trọng 0,5 Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. 0.5 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ 0.25 pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn 0.25 đề nghị luận. Tổng điểm 10.0 ------------ Hết ---------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2