intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Thuận Thành 1 (Đề tham khảo)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Thuận Thành 1 (Đề tham khảo)’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi học kì 2, giúp học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Thuận Thành 1 (Đề tham khảo)

  1. SỞ GDĐT BẮC NINH ĐỀ MINH HỌA KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH I NĂM HỌC: 2022 – 2023 (Đề gồm có 03 trang) Môn: Ngữ văn – lớp 10 Thời gian làm bài: 90 phút(không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: VÌ SAO CHIM BỒ CÂU KHÔNG BỊ LẠC ĐƯỜNG? (1)Chim bồ câu có khả năng nhớ đường trở về cực kì tốt, dù bị đưa tới một nơi rất xa xôi, chúng vẫn có thể tự tìm đường về nhà. Từ thời La Mã cổ đại, con người đã ý thức được khả năng này của loài bồ câu và dùng chúng làm chim đưa thư. Vì sao bồ câu lại sở hữu khả năng tuyệt diệu này? (2) Khi bị đưa tới một nơi mới, thông thường bồ câu phải bay lượn vài vòng mới nhận biết được vị trí ấy, sau đó, nó sẽ bay về hướng đã xuất phát theo con đường gần như chính xác. Mấu chốt của khả năng tìm được đường về nhà là trong não bộ của bồ câu có một hệ thống chỉ đường tinh vi. Hiện có ba giả thuyết về hệ thống chỉ đường này là định hướng bằng Mặt Trời, bằng từ trường Trái Đất và bằng khứu giác. Cả ba giả thuyết này đều được kiểm chứng ở mức độ nhất định. (3) Ban ngày, bồ câu chủ yếu xác định phương hướng nhờ vị trí của Mặt Trời. Nhưng vào ngày trời râm không có Mặt Trời hoặc buổi tối, chúng chủ yếu định hướng bằng từ trường Trái Đất. Mỏ trên và trong não bồ câu đều tồn tại vật chất mang từ tính, giống như một chiếc la bàn nhỏ, có thể cảm nhận được sự thay đổi của từ trường. Thực nghiệm cũng chứng tỏ khứu giác đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng của loài bồ câu, nhưng không hoàn toàn chứng minh được bồ câu chỉ dựa vào khứu giác mà có thể tìm được đường về về tổ ở một cự li xa. (4) Các nhà khoa học ở Đại học Ốc-xpho (Oxford) phát hiện ra rằng thông qua đường bay, bồ câu có thể nhớ được các kiến trúc tiêu biểu để tìm được đường về. Nói tóm lại, bồ câu có thể dựa vào nhiều cách để tìm được đường về nhà. Ngoài ra, chúng còn có thể sử dụng những cách khác, nhưng điều đó cần chờ đợi những phát hiện và kiểm chứng sau này. (Hoàng Tân, Trần Thúy Hoa, 10 vạn câu hỏi vì sao, tập Động vật, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) Lựa chọn đáp án đúng nhất (3.0 điểm): Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Thuyết minh D. Biểu cảm Câu 2.Đoạn văn (2) được trình bày theo cách nào?
  2. A. Diễn dịch B. Quy nạp C. Tổng – phân – hợp D. Song hành Câu 3.Theo văn bản, vì sao trong thời La Mã cổ đại con người lại sử dụng bồ câu làm chim đưa thư? A. Vì bồ câu có thể bay rất nhanh B. Vì bồ câu gần gũi với con người C. Vì bồ câu có thể dễ dàng hiểu được hành động của con người D. Vì bồ câu có thể nhớ đường rất tốt Câu 4. Dòng nào dưới đây đúng với nội dung của văn bản trên? A. Bồ câu không thể nhớ hết được những con đường mà mình đã bay qua. B. Bồ câu thường được sử dụng làm chim đưa thư vì rất nhanh nhẹn. C. Bồ câu có thể dựa vào nhiều cách khác nhau để tìm được đường về nhà. D. Bồ câu thường chỉ đưa thư được một lần duy nhất trong đời. Câu 5. Câu văn nào giải thích khái quát về trí nhớ tuyệt vời của bồ câu? A. Ban ngày, bồ câu chủ yếu xác định phương hướng nhờ vị trí của Mặt Trời. B. Nhưng vào ngày trời râm không có Mặt Trời hoặc buổi tối, chúng chủ yếu định hướng bằng từ trường Trái Đất. C. Các nhà khoa học ở Đại học Ốc-xpho (Oxford) phát hiện ra rằng thông qua đường bay, bồ câu có thể nhớ được các kiến trúc tiêu biểu để tìm được đường về. D. Nói tóm lại, bồ câu có thể dựa vào nhiều cách để tìm được đường về nhà. Câu 6.Mục đích chính của văn bản trên là gì? A. Giải thích hiện tượng chim bồ câu có khả năng nhớ đường trở về rất tốt. B.Giới thiệu về các công trình kiến trúc La Mã. C. Thuyết minh về cách thức đưa thư bằng chim bồ câu. D. Giới thiệu về kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học Ốc-xpho (Oxford) về chim bồ câu. Trả lời các câu hỏi sau (3.0 điểm):
  3. Câu 7.Theo văn bản, hệ thống chỉ đường của chim bồ câu được thể hiện qua những giả thuyết nào? Câu 8.Nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ của văn bản trên. Câu 9.Theo anh/chị, thế hệ trẻ hiện nay có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo tồn tự nhiên? (Trả lời bằng 4-5 câu) II. VIẾT (4.0 điểm) Anh/Chị hãy viết một bài luận về bản thân (khoảng 500 chữ) để xin ứng tuyển vào vị trí tình nguyện viên hướng dẫn khách tham quan khu bảo tồn thiên nhiên tại địa phương đang sinh sống. --------------------Hết--------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2