
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS&THPT Vĩnh Thạnh, Bình Định
lượt xem 1
download

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS&THPT Vĩnh Thạnh, Bình Định” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS&THPT Vĩnh Thạnh, Bình Định
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Mức độ nhận thức Thông Vận dụng Kĩ Nội dung/đơn vị kĩ Nhận biết Vận dụng TT hiểu cao Tổng năng năng TN TN % TNKQ TL TL TL TNKQ TL điểm KQ KQ 1 Đọc Truyện 4 0 3 1 0 1 0 1 60 hiểu 2 Viết Viết bài luận thuyết 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm. Tỉ lệ % 20 5 15 20 0 30 0 10 25% 35% 30% 10% 100% Tỉ lệ chung 60% 40% BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Thời gian làm bài: 90 phút TT Kĩ Đơn vị Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận Tỉ lệ năng kiến thức % thức/ Vận Vận Nhận Thôn Kĩ năng Dụn dụng biết g hiểu g cao 1 1. Đọc Truyện Nhận biết: 4 câu 4 câu 1câu 1 câu 60 hiểu - Nhận biết lời kể, ngôi kể, lời người kể chuyện và lời nhân vật. - Nhận biết thể loại, đề tài, điểm nhìn, không gian, thời gian, chi tiết tiêu biểu trong truyện. - Nhận biết được những đặc điểm của nhân vật, cốt truyện, câu chuyện trong tác phẩm truyện. - Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong văn bản truyện. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện và lí giải được ý nghĩa, tác dụng của cốt truyện. - Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện và lí giải được mối quan hệ giữa các yếu tố này trong tính chỉnh thể của tác phẩm. - Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của việc lựa chọn lời kể, ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm. - Phân tích, đánh giá được đặc điểm của nhân vật và vai trò của nhân vật trong tác phẩm. - Xác định được chủ đề, tư tưởng
- của tác phẩm; chỉ ra được những căn cứ để xác định chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. - Phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật. Vận dụng: - Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. - Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học. Vận dụng cao: - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. - Liên hệ để thấy một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm truyện thuộc những nền văn học khác nhau. 2 Viết Viết bài Nhận biết: 1* 1* 1* 1 40 luận - Nêu được thói quen hay quan niệm Câu thuyết mang tính tiêu cực, cần phải từ bỏ. TL phục - Xác định rõ được mục đích người (khuyên người khác từ bỏ thói khác từ quen / quan niệm), đối tượng nghị bỏ một luận (người / những người mang thói thói quen / quan niệm mang tính tiêu quen cực). hay một - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một quan văn bản nghị luận. niệm. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Trình bày được những khía cạnh mang tính tiêu cực, bất lợi của thói quen / quan niệm; những lợi ích của việc từ bỏ thói quen / quan niệm ấy. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ tôn trọng với
- đối tượng thuyết phục; chỉ ra được lợi ích của việc từ bỏ thói quen, quan niệm. - Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp của phương thức miêu tả, biểu cảm, … để tăng sức thuyết phục cho lập luận. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. - Vận dụng hiệu quả những kiến thức tiếng Việt lớp 10 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết. Tỉ lệ % 25% 35% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% % ĐỀ KIỂM TRA I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: Đoàn ca múa nhạc giải tán, thằng Quách Phú Thàn dẫn ông già Năm Nhỏ về ngã ba Sương, Thàn có nhỏ bồ mới quen bán quán ở đó. Con nhỏ tên Diễm Thương, nghe hay, mà khuôn mặt cũng ngộ, không đẹp nhưng bình thản, lạnh trơ, không ra vui, buồn, đố ai biết nó nghĩ gì. Nó hất mái tóc nhuộm vàng hoe chơm chởm như rễ tre, nhìn hai người, cười héo hắt "ăn bám mà kéo theo cả bầy”. Thàn cười hề hề, bảo "Ông Năm, bạn anh. Dễ thương lắm”. Đêm đó, ông già không ngủ được, thằng Thàn đi chơi nửa đêm mới mò về, thấy ông ngồi khọm rọm ngồi ngoài vách mùng, điếu thuốc cháy lập lòe soi bộ râu xơ xác. Thàn mở dây giày, hỏi “Nhớ đoàn quá, ngủ không được hả tía?”. Ông già lắc đầu, thở dài, nghe buồn xa xắc như lá rụng hoa rơi, bần thần, điệu này hỏng biết cách nào tìm cho ra con Cải. Ông đã đi tìm con nhỏ gần mười hai năm. Lúc Cải mười ba tuổi, một bữa mê chơi làm mất đôi trâu, sợ đòn, nó trốn nhà. Cà nhà tong tả đi tìm nhưng mãi con nhỏ không quay lại. Vợ ông ôm cái áo con Cải khóc, bảo chắc là ông để bụng chuyện nó là con của chồng trước nên ngược đãi, hà khắc, đuổi xua. Ông đau mà không nói được một lời, ông đã nâng niu nó khi mới thôi nôi, đã vui khi có người bảo con nhỏ giống ông in hệt (dù biết họ khen khơi khơi, khen bổng trên trời) đã sướng rơn khi nó gọi tiếng ba ơi, con Cải đi rồi, ông đã xuống nuớc mắt khi đi qua chiếc giường trước kia nó ngủ. Có bữa, ông hì hụi ém mùng, rồi ngồi một góc, nhìn chiếu gối thênh thang, lòng chết điếng vì nỗi nhớ con, vì lo nó lưu lạc giữa đời. Như thế mà ông không thương nó sao? Như thế mà là không thương à??? Nhà buồn u buồn ám, vì đã ít người rồi bây giờ lại chẳng nhìn, chẳng cười nói với nhau. Sau, người ta còn đồn đãi ông giết con nhỏ rồi lấp ở một chỗ đất nào, họ kìn kìn lại coi (ai mà giàu tưởng tượng vậy không biết?). Ông khăn gói bỏ xứ ra đi, bụng dạ đinh ninh dứt khoát tìm được con Cải về. Ai dè, biển người mênh mông. Mỏi chân, ông xin làm sai vặt trong đoàn ca múa nhạc, để trước giờ diễn, ông muợn cái micro nói vài câu “Cải ơi, ba là Năm nhỏ nè con…”. Bữa nào thằng Thàn nhớ nhà, nghe câu ấy nó cũng rơm rớm nuớc mắt, bảo ”con thương ông già con quá, tía ơi!!!” Hôm đi ba thằng Thàn còn cầm khúc bình bát bằng cổ tay rượt nó chạy ngời ngời, nhảy xuống đò, nó ngoái lại nói để con làm ca sĩ nổi tiếng cho ba coi, thấy ông dứ cây lên trời. Hai năm, ông già đã chỏng đầu cây xuống đất, tựa vào nó để buớc đi, tên tuổi Thàn mờ mịt. (Cải ơi! - Cánh đồng bất tận - Nguyễn Ngọc Tư) Chọn đáp án bằng cách khoang tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Xác định điểm nhìn trần thuật của đoạn trích: A. Điểm nhìn của nhân vật B. Điểm nhìn của người kể chuyện
- C. Điểm nhìn của người kể chuyện rồi chuyển sang điểm nhìn nhân vật D. Điểm nhìn của nhân vật kết hợp với điểm nhìn của người kể chuyện Câu 2: Nhân vật chính của đoạn trích là: A. Ông Năm Nhỏ B. Thằng Thàn C. Diễm Thương D. Con Cải Câu 3: Theo văn bản, vì sao con Cải bỏ nhà ra đi? A. Vì nó là con riêng của bà Năm Nhỏ B. Vì nó làm mất đôi trâu sợ quá bỏ đi C. Vì nó ham chơi bỏ nhà theo đoàn hát D. Vì nó giận ông Năm Nhỏ đánh nó Câu 4: Ông Năm Nhỏ đã tìm con Cải bao nhiêu năm? A. Gần 12 năm B. Hơn 13 năm C. Gần 14 năm D. Hơn 15 năm Câu 5: Qua đoạn trích, ông Năm Nhỏ là con người thế nào? A. Là con người hiền lành dễ mến B. Là người thương con vô bờ bến C. Là người cha dượng độc ác D. Là người vui tính, tốt bụng Câu 6: Chọn câu trả lời đúng nhất về nội dung của đoạn trích A. Hành trình đi tìm con của ông Năm. Từ đó, ta thấy tình thương con và nỗi đau mà ông phải chịu đựng khi bị mọi người nghi oan. B. Hành trình đi tìm con của ông Năm. Từ đó, ta thấy tình yêu thương giữa con người với nhau C. Hành trình đi tìm con của ông Năm. Từ đó, ta thấy nỗi cơ cực vất vả mưu sinh của ông Năm Nhỏ. D. Hành trình đi tìm con của ông Năm. Từ đó, ta thấy được sự cô đơn, nỗi đau ông phải chịu đựng khi bị vu oan giết con. Câu 7: Từ nội dung đoạn trích, ta thấy được đặc điểm con người Nam Bộ: A. Tinh thần tương thân tương ái B. Hào hiệp C. Giàu tình yêu thương D. Trọng tình trọng nghĩa Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 8. Nêu hiệu quả của câu hỏi tu từ trong những câu văn sau: “Như thế mà ông không thương nó sao? Như thế mà là không thương à???” Câu 9: Nêu cảm nhận của em về cách ứng xử giữa con người với con người của các nhân vật trong đoạn trích. Câu 10: Đoạn trích truyền đến ta thông điệp nào? II. VIẾT (4.0 điểm) Lười biếng trong học tập là một thói quen xấu. Viết một bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen này. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG PTDTNT THCS&THPT VĨNH THẠNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Lớp 10 THPT – Năm học: 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn Ngày kiểm tra: 07 – 5 – 2024 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 B 0,5 2 A 0.5 3 B 0.5 4 A 0.5 5 B 0.5 6 A 0.5 7 D 0.5 8 Gợi ý trả lời: 1.0 Hiệu quả của các câu hỏi tu từ: – Khẳng định ông Năm là người cha rất thương con.
- – Truyền cảm xúc đến cho người đọc, người nghe. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu đủ 2 ý cho 1,0 điểm - Nêu được 1 ý cho 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được. 9 Gợi ý trả lời: 1.0 Cảm nhận về cách ứng xử giữa con người với con người của các nhân vật trong đoạn trích : – Rất giàu tình yêu thương, đối đãi tình cảm, thân mật. – Rất trọng tình trọng nghĩa, sống vị tha. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 02 ý cho 1.0 điểm. - Học sinh trả lời được 01 ý hoặc trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được. 10 Gợi ý trả lời: 0.5 Đoạn trích truyền đến ta thông điệp: Biết quan tâm, yêu thương những người thân, gắn bó với gia đình; tương thân tương ái, đối đãi tử tế, sống tình cảm với mọi người xung quanh. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được. II VIẾT 4.0 Lười biếng trong học tập là một thói quen xấu. Viết một bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen này. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói 0.25 quen lười biếng trong học tập. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 3.0 Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập. Học sinh có thể triển khai bài viết theo hướng như sau: - Nêu vấn đề: Thói quen xấu cần thuyết phục người khác từ bỏ: thói quen lười biếng trong học tập - Giải thích lười biếng trong học tập là: không chịu khó học bài, nghe giảng hoặc nếu học thì cũng chỉ học qua loa để đối phó mà không chủ động tích lũy kiến thức. - Biểu hiện của lười biếng trong học tập: Không muốn học, ngán ngẩm khi có quá nhiều bài tập; Không tập trung học, vừa học vừa chơi; Lười động não, lười đọc sách, lười luyện tập, không có kế hoạch học tập; Thường tìm cách gian lận, quay cóp khi làm bài kiểm tra,... - Hậu quả (lí do nên từ bỏ): Gây mất hứng thú, mất động lực học tập; Thơ ơ, trì hoãn, không thiết tha với việc học; Học lực giảm sút; Dễ dẫn đến hàng loạt thói quen xấu khác như ngủ nướng, mải chơi, sa vào các tệ nạn xã hội,…
- - Đưa ra lời khuyên (giải pháp), liên hệ bản thân…. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng: 3,0 điểm. - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu: 1.5 điểm – 2.0 điểm - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp: 0.5 điểm – 1.0 điểm. Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: 0.25 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Học sinh đáp ứng được 2 yêu cầu: 0.5 điểm. - Học sinh đáp ứng được 1 yêu cầu: 0.25 điểm. Hướng dẫn chấm: - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10.0

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p |
1614 |
57
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p |
490 |
21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p |
340 |
19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p |
548 |
17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p |
341 |
13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p |
996 |
12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p |
710 |
9
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p |
325 |
9
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sặp Vạt
5 p |
84 |
3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p |
101 |
3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p |
290 |
3
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p |
184 |
3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p |
127 |
3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tam Hưng
4 p |
85 |
2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Hiệp
3 p |
103 |
2
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân
6 p |
75 |
2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p |
256 |
1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p |
151 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
