intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Chia sẻ: Hoangnhanduc25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

24
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II BẮC NINH NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn - Lớp 11 (Đề có 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: (1) Em là con gái trong khung cửi Dệt lụa quanh năm với mẹ già. Lòng trẻ còn như cây lụa trắng, Mẹ già chưa bán chợ làng xa. (2)Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay, Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy. Hội chèo làng Ðặng đi ngang ngõ, Mẹ bảo: Thôn Ðoài hát tối nay. (3) Lòng thấy giăng tơ một mối tình. Em ngừng thoi lại giữa tay xinh. Hình như hai má em bừng đỏ, Có lẽ là em nghĩ đến anh. (Trích Mưa xuân, Nguyễn Bính - Thơ và đời, NXB Văn học, 2003, tr.7) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả khung cảnh làng quê vào xuân trong khổ (2). Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ: Lòng trẻ còn như cây lụa trắng Mẹ già chưa bán chợ làng xa. Câu 4. Nhận xét ngắn gọn vẻ đẹp tâm hồn của cô gái trong đoạn trích. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Mộ). Phiên âm: Dịch thơ: Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Cô vân mạn mạn độ thiên không; Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không; Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc, Cô em xóm núi xay ngô tối, Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng. Xay hết, lò than đã rực hồng. (Nam Trân dịch, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007, tr.41) ===== Hết =====
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022 (Hướng dẫn chấm có 03 trang) Môn: Ngữ văn - Lớp 11 Câu Nội dung Điểm I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 1 Thể thơ: bảy chữ /thất ngôn 0,75 2 Các từ ngữ, hình ảnh: mưa xuân, hoa xoan, hội chèo làng Đặng, thôn Đoài 0,75 hát. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 03 - 04 từ ngữ, hình ảnh: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời được 02 từ ngữ, hình ảnh: 0,5 điểm. - Họ sinh trả lời được 01 từ ngữ, hình ảnh: 0,25 điểm. - Học sinh chép cả đoạn thơ: 0,25 điểm. 3 - Biện pháp tu từ so sánh: lòng trẻ như cây lụa trắng 1,0 - Tác dụng: + khơi gợi cụ thể tâm hồn trong sáng, ngây thơ, thuần khiết, quý giá của cô gái thôn quê. + tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, gây ấn tượng với người đọc về vẻ đẹp tâm hồn người con gái quê. Hướng dẫn chấm: - Học sinh chỉ ra đúng từ ngữ, hình ảnh so sánh: 0,5 điểm - Học sinh trình bày được 02 ý của tác dụng: 0,5 điểm - Học sinh trình bày được 01 ý của tác dụng: 0,25 điểm 4 Vẻ đẹp tâm hồn của cô gái: 0,5 - Tâm hồn trẻ trung, ngây thơ, hồn nhiên, trong trắng mang nét đẹp giản dị - Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm mang nỗi tương tư dịu dàng, kín đáo với bao bối rối, mong đợi ngại ngùng khi mới yêu. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời được 01 ý trong đáp án: 0,25 điểm Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong đáp án bằng các cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 1 Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải 2,0 giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân- hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Sự cần thiết phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. c. Triển khai vấn để nghị luận Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được suy nghĩ về sự cần thiết phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể theo hướng: Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị vật chất, tinh thần riêng biệt của 0,75 mỗi dân tộc, làm cho dân tộc này không thể lẫn với dân tộc khác. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc giúp bảo tồn, nuôi dưỡng truyền thống dân tộc qua các thế hệ; là cách thể hiện sự tôn trọng cội nguồn, tôn trọng lịch sử,
  3. biết ơn những thế hệ đi trước; là trách nhiệm của mỗi công dân trưởng thành gắn với sự hiểu biết về văn hóa dân tộc mình và các dân tộc khác, là hành động khẳng định tình yêu quê hương, đất nước; giúp gắn kết giữa con người với người trong cùng một đất nước; đồng thời cũng là cách khẳng định vị thế của dân tộc đối với thế giới…. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về sự cần thiết phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Phân tích vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh qua bài 5,0 thơ Chiều tối (Mộ). a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Mộ). Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh, tập thơ Nhật kí trong tù (0,25 điểm) và 0,5 bài thơ Chiều tối (0,25 điểm). * Phân tích vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều 2,5 tối (Mộ): - Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, yêu thiên nhiên say đắm: Bác đã cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên chiều tối êm đềm, tĩnh lặng nơi núi rừng mang màu sắc cổ điển qua hình ảnh cánh chim và chòm mây. Không chỉ quan sát được dáng vẻ bên ngoài, Người còn cảm nhận được linh hồn tạo vật, phản chiếu hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật trữ tình: cánh chim mỏi mệt (quyện điểu) , chòm mây cô lẻ trôi lững lờ giữa bầu trời (cô vân).
  4. - Tấm lòng yêu thương con người, gắn bó với cuộc sống lao động: Mặc dù đang trong hoàn cảnh tù đày khổ cực, trên đường chuyển lao nơi đất khách nhưng Bác vẫn cảm nhận được hơi ấm từ cuộc sống của con người lao động miền sơn cước, cảm thông, chia sẻ với nỗi vất vả, với niềm vui người lao động qua hình ảnh cô gái xóm núi xay ngô tối khỏe khoắn, trẻ trung, cần mẫn (Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc). - Tinh thần kiên cường vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt, phong thái ung dung, tự tại và niềm lạc quan trong mọi cảnh ngộ. Hình ảnh lò than rực hồng (lô dĩ hồng) ở cuối bài thơ không chỉ xua đi cái lạnh lẽo, u ám của đêm tối, thắp lên ánh sáng của niềm tin, hi vọng mà còn thể hiện sự vận động trong tâm trạng của Bác từ nỗi buồn đến niềm vui, từ cô đơn lẻ loi đến ấm áp tin tưởng vào tương lai tươi sáng. - Vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ – chiến sĩ được thể hiện qua thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật hàm súc; thi liệu ước lệ; hình tượng thơ mang tính vận động, bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình, lấy điểm gợi diện..; sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển và hiện đại… Hướng dẫn chấm: Cảm nhận sâu sắc, triển khai ý rõ ràng, mạch lạc (1,75 điểm - 2,0 điểm); cảm nhận được những nét chính nhưng chưa thật sâu sắc, biết cách triển khai ý (1,0 điểm - 1,5 điểm); cảm nhận chung chung, không biết cách triển khai ý (0,25 điểm - 0,75 điểm). Nghệ thuật thể hiện (0,5 điểm). * Đánh giá chung: 0,5 - Bài thơ Chiều tối (Mộ) đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của thi sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh. Đó là tình yêu thiên nhiên, con người tha thiết, là tinh thần lạc quan, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt. - Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa chất tình và chất thép góp phần làm nên nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật thơ ca mang màu sắc cổ điển và chất hiện đại của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng (Viên Ưng). .Hướng dẫn chấm: Học sinh đánh giá được mỗi nội dung đạt 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của Bác; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. + Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. + Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0,25 điểm. TỔNG ĐIỂM 10,0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2