intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luyện tập với "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai" nhằm đánh giá sự hiểu biết và năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua các câu hỏi đề thi. Để củng cố kiến thức và rèn luyện khả năng giải đề thi chính xác, mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo tại đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai

  1. SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT CHUYÊN Môn: NGỮ VĂN – KHỐI 11 LƯƠNG THẾ VINH Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề Đề thi gồm: 01 trang I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: TÂN XUẤT NGỤC, HỌC ĐĂNG SƠN (Mới ra tù, tập leo núi) Phiên âm Dịch nghĩa Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân, Mây ôm dãy núi, núi ôm mây, Giang tâm như kính, tịnh vô trần; Lòng sông như gương, không chút bụi; Bồi hồi độc bộ Tây Phong lĩnh, Một mình bồi hồi dạo bước trên đỉnh núi Tây Dao vọng Nam thiên ức cố nhân. Phong, Trông vời về phía trời Nam nhớ bạn cũ. Dịch thơ Núi ấp ôm mây, mây ấp núi Lòng sông gương sáng, bụi không mờ; Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh, Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa. (Bản dịch của Viện Văn học) (Trích Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Vũ Dương Quỹ, NXB Giáo dục, 1999, tr.63-64) Câu 1. Xác định hình tượng nhân vật trữ tình của bài thơ. (0,75 điểm) Câu 2. Nêu 02 biện pháp tu từ có trong bài thơ. (0,75 điểm) Câu 3. Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình thể hiện như thế nào trong hai câu thơ cuối? (1,0 điểm) Câu 4. Nêu bài học mà anh/ chị tâm đắc nhất sau khi đọc bài thơ. (0,5 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của nghịch cảnh trong cuộc sống hàng ngày. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về cảnh vật thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình ở những câu thơ sau: Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?
  2. (Trích Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr.39) - Hết -
  3. SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌCKÌ II TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2022 - 2023 LƯƠNG THẾ VINH Môn: NGỮ VĂN – KHỐI 11 Phần Nội dung cần đạt Câu Điểm ĐỌC HIỂU Xác định hình tượng nhân vật trữ tình của bài thơ: người mới ra tù, tập leo núi. 1 0,75 Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án hoặc trả lời là tác giả, nhà thơ: 0,75 điểm. Nêu 02 biện pháp tu từ có trong bài thơ: + Nhân hóa “Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân” + So sánh, ẩn dụ “Giang tâm như kính, tịnh vô trần” + Ẩn dụ “Nam thiên” 2 + Điệp từ “vân”, “ủng”, 0,75 “sơn”. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời đúng 02 biện pháp tu từ: 0,75 điểm. - HS trả lời đúng 01 biện pháp tu từ: 0,5 điểm. 3 Cảm nhận của anh/chị 1,0 về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình thể hiện trong hai câu thơ cuối - Tấm lòng hướng về Tổ quốc, tình yêu quê hương - Tình bạn sâu sắc, chân thành - Có tinh thần nâng cao sức khỏe. - Có bản lĩnh kiên
  4. cường. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng 02 ý trở lên: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời đúng 01 ý: 0,5 điểm. Nêu 01 bài học mà anh (chị) tâm đắc nhất sau khi đọc bài thơ: - Sống có ý chí, nghị lực - Có tinh thần rèn luyện sức khỏe 0,5 4 - Biết vượt qua nghịch cảnh [...] Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được từ 01 ý: 0,5 điểm. LÀM VĂN Từ nội dung văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 2,0 chữ) trình bày suy 1 nghĩ về ý nghĩa của nghịch cảnh trong cuộc sống hàng ngày. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách 0,25 diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Ý nghĩa của nghịch cảnh 0,25 trong cuộc sống hàng ngày. c. Triển khai vấn đề 0,75 nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ, quan điểm của bản thân về vấn đề. Có thể theo hướng sau:
  5. - Ý nghĩa của nghịch cảnh trong cuộc sống hàng ngày: + Nghịch cảnh là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống, tùy theo thái độ của con người mà nghịch cảnh có tác động tích cực hoặc tiêu cực tới cuộc sống của họ. + Nghịch cảnh có thể trở thành áp lực và động lực tôi luyện ý chí kiên cường của con người, giúp có sức mạnh, có quyết tâm để chiến thắng nghịch cảnh. + Nghịch cảnh có thể là bức tường ngăn cách đến thành công đối với những người ngại gian khó, kém ý chí. […] Hướng dẫn chấm: + Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). + Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). + Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải
  6. phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: 0,25 Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về ý kiến; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề 0,5 nghị luận; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên 0,5 điểm. - Đáp ứng được 01 yêu cầu 0,25 điểm. Cảm nhận của anh/chị về cảnh vật thiên nhiên và tâm trạng của nhân 5,0 vật trữ tình ở khổ hai bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. 2 a. Đảm bảo cấu trúc bài 0,25 nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
  7. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Cảnh vật thiên nhiênvà tâm trạng của nhân vật 0,5 trữ tình ở khổ hai bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Hàn Mặc Tử; hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ; vị trí, nội dung đoạn thơ. 0,5 Hướng dẫn chấm: - Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên 0,5 điểm. - Đáp ứng được 01 yêu cầu 0,25 điểm. * Cảm nhận cảnh vật thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình ở khổ hai bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. - Hai dòng thơ đầu: + cảnh thiên nhiên “gió- mây-dòng nước-hoa bắp” đẹp và buồn; sự vật 2,0 trong trạng thái vận động chia lìa, buồn bã, phiêu tán… + tâm trạng nhân vật trữ tình mang mặc cảm chia lìa, li tán; sầu muộn, cô đơn… - Hai dòng thơ tiếp: + cảnh “bến sông trăng” lãng mạn, huyền ảo;
  8. + tâm trạng nhân vật trữ tình khao khát hướng tới cái đẹp vĩnh cửu để hóa giải đau thương; nỗi mong ước khắc khoải hóa thành một hoài vọng tha thiết với trần gian, cuộc đời, tình yêu, cái đẹp. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, luận điểm tập trung hướng đến yêu cầu đề, dẫn chứng cụ thể, lời bình sâu sắc, giàu cảm xúc: 1,75 điểm – 2,0 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,25 điểm – 1,5 điểm. - Phân tích chung chung, diễn xuôi ý thơ: 0,25 điểm – 1,0 điểm. * Đánh giá: - Ý nghĩa: Khổ thơ bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống đến đau đớn của nhà thơ. Dòng tâm tư bất định đi từ cõi thực đến cõi mơ, tâm trạng của nhân vật trữ tình là niềm khao khát 1,0 đi liền với sự phấp phỏng, lo âu. - Nghệ thuật: Sử dụng những hình ảnh sáng tạo có sự hòa quyện giữa thực và ảo, biểu hiện nội tâm; bút pháp gợi tả; ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng; sử dụng linh hoạt các phép tu từ. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0,25 Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
  9. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; biết vận dụng kiến thức lý luận văn học; biết so sánh, liên hệ với tác phẩm khác hoặc có cách diễn đạt sáng tạo, mới 0,5 mẻ. Hướng dẫn chấm: - Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên 0,5 điểm. - Đáp ứng được 01 yêu cầu 0,25 điểm. TỔNG ĐIỂM 10,0 Lưu ý: Học sinh có thể trình bày bài làm theo những cách khác, nhưng phải nhưng phải hợp lí, thuyết phục; GV linh hoạt trong đánh giá.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0