intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT TỈNH QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY Môn: Ngữ văn – Lớp 11 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 3 trang) Họ và tên: ………………………………………………… SBD:……………… Lớp:………….. I. ĐỌC HIỂU: (6,0 điểm) Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu: Đặt chân trên những cánh rừng độc bản Trải nghiệm đến từ những bước chân đặt lên thảm mục rừng, từ cái nắng xiên qua tầng tầng lớp lớp những cây cổ thụ, từ cái chạm tay vào lớp rêu xanh mọc dày trên những thân cây... Những cánh rừng độc bản - là đặc ân xứ sở dành cho cộng đồng người luôn trân quý và tôn thờ thiên nhiên. Du khách tận hưởng không gian “tắm rừng”. Ảnh: N.C “Tắm rừng” trên đỉnh K’lang Hai lần đặt chân theo hành trình khám phá quần thể rừng đỗ quyên, nhưng Alăng Chi Bảo (ở thôn Nal, xã Lăng, Tây Giang) vẫn muốn có thêm nhiều chuyến thám hiểm nữa với rừng. Alăng Chi Bảo nói, đó là cách mà những người trẻ Cơ Tu như anh góp sức bảo vệ, trải nghiệm và quảng bá các giá trị rừng nguyên sinh đến với du khách. Lần đi mới nhất của Alăng Chi Bảo là gần một tháng trước. Nhóm thám hiểm chừng hơn 10 người. Alăng Chi Bảo và vài thanh niên Cơ Tu ở địa phương làm nhiệm vụ đưa đoàn du khách đến khám phá quần thể rừng đỗ quyên nguyên sinh trên đỉnh núi K’lang. Ở độ cao hơn 2.005m so với mực nước biển, lạ thay, nơi này lại rất ít bị sương phủ như nhiều người lầm tưởng. Khắp nơi, chỉ rêu xanh và những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, đầy hình thù lạ mắt khiến K’lang trông khá kỳ bí. Để đặt chân lên đỉnh quần thể rừng đỗ quyên, đoàn du khách phải thám hiểm tuyến đường hiểm trở, độc đạo xuyên núi. “May thay, từ năm ngoái, tuyến đường này được thanh niên địa phương ra quân đắp đất, tu sửa nên khá thuận lợi so với trước đây. Chúng tôi chỉ mất khoảng hơn 4 giờ đồng hồ là có thể đặt chân lên tới đỉnh K’lang, khám phá rừng hoa đỗ quyên với nhiều màu sắc rực rỡ, rất đẹp và thú vị” - Alăng Chi Bảo kể. Trên đỉnh núi, bóng nắng xiên qua những tán cây rừng. Mùi sương, mùi cỏ đặc trưng mê hoặc. Giữa cảnh sắc huyền ảo, mọi thứ trở nên khó cưỡng. Tựa lưng vào gốc đỗ quyên già, nhóm du khách tự thưởng cho mình giây phút thư giãn và “tắm rừng” sau hành trình dài leo núi. Trang 1/3
  2. Khi sức khỏe dần phục hồi, họ kéo nhau lên chóp núi cao nhất để thưởng lãm dãy núi bạt ngàn đỗ quyên đang vào mùa khoe sắc. Chạm vào đỗ quyên, phóng tầm mắt về những cánh rừng vô tận. Hình như có tiếng tự hào vọng về từ sâu thẳm... Người trẻ yêu rừng Những người trẻ yêu rừng, ở Tây Giang không chỉ có Alăng Chi Bảo. Gần như khắp bản làng vùng biên xa xôi nhất, từ A Xan, Tr’Hy cho đến Ch’Ơm, Ga Ry… rừng vẫn luôn là nẻo về bình yên của mỗi người con Cơ Tu bản xứ. Với họ, đó là cách để bảo vệ những cánh rừng thêm xanh, góp chút công sức cho câu chuyện chung của làng. Rất nhiều hoạt động tuần tra biên giới, những người trẻ ở Tây Giang lồng ghép thăm thú, phát dọn tuyến đi đến các cánh rừng nguyên sinh thẳm sâu phía đại ngàn. Bí thư Đoàn xã Tr’Hy - Hôih Thị Đếp nói, kể từ khi quần thể rừng đỗ quyên được phát hiện, thanh niên 5 xã vùng cao, biên giới đã tổ chức 2 cuộc mở đường lên đỉnh K’lang. Mỗi xã 100 người, chủ yếu là thanh niên, phối hợp cùng lực lượng công an, quân sự địa phương ngược núi mở đường, phát lối đi nhiều ngày liền. Nhờ tinh thần đoàn kết, sức trẻ, nên chỉ sau vài ngày phát tuyến, con đường độc đạo xuyên núi hoàn thiện trong niềm vui. Vẻ đẹp của hoa đỗ quyên ở vùng cao Tây Giang. “Góp sức trẻ mở đường lên quần thể rừng đỗ quyên, chúng tôi cảm thấy càng tự hào hơn khi chính lối đi ấy hỗ trợ rất nhiều cho các giải Marathon xuyên rừng nguyên sinh sau này” - chị Hôih Thị Đếp chia sẻ. “Mẹ rừng” bước ra từ sự tích và hiện hữu trong quan niệm sống của người Cơ Tu ở Tây Giang. Những cánh rừng đã đứng vững, chở che cho làng, ban phát nguồn sống cho dân làng. Năm tháng trôi qua, bản làng vẫn đứng vững trước những biến động dữ dội của khí hậu, thời tiết cực đoan... Đó là minh chứng rõ nhất cho quan niệm của người ở núi: “Rừng còn, Tây Giang phát triển, rừng mất, Tây Giang suy vong”. Thân pơmu, lim, đỗ quyên sừng sững vươn cao. “Mẹ rừng” không đơn độc. Rừng được giữ, không chỉ là đội ngũ kiểm lâm viên, các trạm bảo vệ rừng chuyên trách, mà còn bằng trái tim của cả cộng đồng. “Cây cối là những thánh đường. Bất cứ ai biết cách nói chuyện với chúng, bất cứ ai biết lắng nghe chúng, có thể học được sự thật... Chúng giảng cho chúng ta về quy luật sự sống cổ xưa”, Hermann Hesse, tác gia người Đức đã viết. Hàng năm, giữa cánh rừng già pơmu “độc bản” ở vùng cao khu 7 vẫn đều đặn diễn ra lễ hội khai năm tạ ơn rừng. Thông điệp giữ rừng vẫn vang vọng bằng ngày hội lớn của đồng bào Cơ Tu vùng biên, bằng niềm tin tâm linh. Họ nương náu dưới sự chở che của rừng. Phía biên viễn, xanh ngát những cánh rừng già độc bản... (Trích Báo Quảng Nam, Đặt chân trên những cánh rừng độc bản, ngày 13/04/2024) Trang 2/3
  3. Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. (0,5 điểm) Văn bản thông tin trên đã sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ nào? Câu 3. (0,5 điểm) Địa điểm khám phá nào được tác giả nhắc đến tại huyện Tây Giang trong văn bản? Câu 4. (1,0 điểm) Xác định đoạn Sapo? Nêu tác dụng của đoạn Sapo trong văn bản trên? Câu 5. (1,0 điểm) Những người trẻ ở Tây Giang đã làm gì để bảo vệ, quảng bá và thể hiện tình yêu đối với rừng. Câu 6. (1,0 điểm) Trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan điểm sau: “ “Mẹ rừng” bước ra từ sự tích và hiện hữu trong quan niệm sống của người Cơ Tu ở Tây Giang.” Câu 7. (1,0 điểm) Thông điệp sâu sắc nhất mà anh/chị nhận được sau khi đọc văn bản trên? Câu 8. (0,5 điểm) Anh/Chị hãy viết đoạn văn khoảng 5-7 dòng trình bày những hành động của người trẻ trong việc bảo vệ rừng? II. LÀM VĂN: (4,0 điểm) Anh/Chị hãy viết bài văn thuyết minh về hiện tượng “Biến đổi khí hậu” (có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận). ===== HẾT ===== Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Trang 3/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2