intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II - NĂM HỌC: 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT VÕ CHÍ CÔNG MÔN: NGỮ VĂN 11 Đề chính thức Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề (Đề gồm 02 trang) Họ và tên:.................................................................Lớp:................................. I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Không có gì tự đến đâu con. Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi. Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa Có roi vọt khi con hư và có lỗi Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa. Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với nuông Mùa bội thu phải một nắng hai sương, chiều! Không có gì tự đến dẫu bình thường. Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu. Phải bằng cả bàn tay và nghị lực Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng, Như con chim suốt ngày chọn hạt, Trời xanh đó nhưng chẳng bao giờ lặng, Năm tháng bao dung, khắc nghiệt lạ kỳ. Chỉ có con mới nâng nổi chính mình Dẫu bây giờ cha mẹ đôi khi, Nhớ nghe con!” (Không có gì tự đến đâu con, Nguyễn Đăng Tấn, Lời ru vầng trăng, NXB Lao Động) Chọn đáp án đúng: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 2. Xác định thể thơ của đoạn trích trên. A. Thể thơ bảy chữ B. Thể thơ tám chữ C. Thể thơ tự do D. Thể thơ lục bát Câu 3. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: “...Dẫu bây giờ cha mẹ đôi khi, Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi. Có roi vọt khi con hư và có lỗi Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều!...” A. So sánh B. Đối lập C. Điệp từ D. Hoán dụ Câu 4. Qua văn bản, bài học nào của cha mẹ muốn nhắn gởi đến nhân vật con? A. Lời yêu thương, roi vọt là cách mà cha mẹ dùng để thể hiện tình yêu với con dù ở bất cứ thời đại nào. B. Cuộc đời rất khắc nghiệt, con không cần phải lo lắng vì luôn có cha mẹ bên cạnh che chở, chỉ dẫn con nên người. C. Cuộc đời có muôn ngàn khó khăn, thử thách nhưng song song với đó là những bao dung và cơ hội, cha mẹ luôn hướng dẫn con nắm bắt để thành công. D. “Không có gì tự đến” muốn thành công thì phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách, tự hoàn thiện bản thân từng ngày vì chỉ có “con mới nâng nỗi chính mình”. Câu 5. Câu thơ “Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa” có ý nghĩa gì?
  2. A. Muốn gặt hái thành công phải trải qua quá trình chuẩn bị lâu dài, gian khổ. B. Quả của cây ngọt là bởi tích tụ được nhiều nhựa cây. C. Quả của cây muốn chín ngọt cần trải qua thời gian để cây tích nhựa, nuôi dưỡng. D. Thời gian sẽ giúp cây phát triển, quả chín ngọt hơn. Câu 6. Trong câu thơ “Mùa bội thu trải một nắng hai sương” cụm từ một nắng hai sương có ý nghĩa gì? A. Diễn tả niềm hạnh phúc khi được mùa của người nông dân. B. Là sự đúc kết về sự khắc nghiệt của các hiện tượng thời tiết. C. Muốn mùa màng bội thu cần phải có nắng, sương để cây trồng sinh trưởng. D. Nói về sự lao động vất vả, dãi nắng dầm sương từ sáng đến tối của những người làm nghề nông. Câu 7. Hình ảnh “đôi tay và nghị lực” tượng trưng cho điều gì sau đây? A. Sức mạnh, ý chí, quyết tâm của con người. B. Ý chí, quyết tâm của con người. C. Sức lao động của con người. D. Sức mạnh của con người. Câu 8. Chỉ ra những hình ảnh cho thấy “không có gì tự đến” trong đoạn thơ: “Không có gì tự đến đâu con. Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa. Mùa bội thu phải một nắng hai sương, Câu 9. Anh/chị có đồng tình với quan điểm “Chỉ có con mới nâng nổi chính mình” hay không? Vì sao? Câu 10. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về quan điểm “Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều!”? II. VIẾT (4,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải biết tự khẳng định mình.
  3. -----------------Hết-----------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2